Những dự án thủy lợi kéo dài 'lê thê', 'đội' vốn và lãng phí

Dự án Hồ chứa nước Cánh Tạng (Hòa Bình) đội vốn hơn 1.000 tỷ. (Ảnh: MC)
Dự án Hồ chứa nước Cánh Tạng (Hòa Bình) đội vốn hơn 1.000 tỷ. (Ảnh: MC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều công trình thủy lợi với quy mô dung tích hồ chứa xấp xỉ 100 triệu đến hơn 200 triệu m3, đã khởi công nhưng “đội” vốn ngàn tỷ, phải gia hạn nhiều năm, tới nay vẫn chưa thấy hoàn thành. Vì sao?

Từ miền Bắc, có thể chỉ ra công trình Hồ chứa nước Cánh Tạng (Hòa Bình) - công trình có dung tích 95 triệu m3, tức gấp 10 lần hồ Tây (Hà Nội) và 3 lần so với hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc). Quy mô lớn như vậy đồng nghĩa với việc tổng mức đầu tư cho phần xây lắp dự án không nhỏ - hơn 3.100 tỷ đồng, phê duyệt vào năm 2017, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng thủy lợi 1 (Bộ NN&PTNT) là chủ đầu tư.

Thời gian hoàn thành dự án này lúc đầu xác định vào quý II/2022. Nhưng quá trình triển khai, do một số lý do nên công trình nói trên phải điều chỉnh tổng mức đầu tư từ con số đã phê duyệt lên 4.128 tỷ đồng (tăng hơn 1.000 tỷ). Thời gian hoàn thành phải gia hạn tới năm 2026.

“Đối với công trình này, tỉnh gặp khó khăn về vốn, phải chờ bố trí nguồn từ ngân sách trung ương. Các phần việc thuộc thẩm quyền của Ban 1 Bộ NN&PTNT (công trình đầu mối) vẫn đang thi công, dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2024. Phần kênh mương của công trình dự kiến xong vào năm 2026”, ông Lê Hồng Linh - Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình (Bộ NN&PTNT) cho hay.

Ở Tây Nguyên, phải nhắc tới công trình thủy lợi đa mục tiêu - Hồ chứa nước Krông Pách thượng (Đắk Lắk) có dung tích 123 triệu m3. Dự án này được Bộ NN&PTNT phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2009, với trị giá lúc đó là 2.900 tỷ đồng. Tuy nhiên, tới năm 2013, dự án mới khởi công. Tổng mức đầu tư giai đoạn I của dự án sau đó đã bị “đội” từ 2.900 tỷ đồng lên 4.421 tỷ đồng.

Sau gần 14 năm triển khai, giai đoạn I của dự án này mới hoàn thành vào cuối năm ngoái. Hiện, vẫn còn giai đoạn II.

Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng (Nghệ An) 15 năm vẫn chưa hoàn công, gây lãng phí nguồn lực đầu tư.

Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng (Nghệ An) 15 năm vẫn chưa hoàn công, gây lãng phí nguồn lực đầu tư.

“Đỉnh cao” của sự chậm trễ, trượt tiến độ, gây lãng phí đầu tư công là đại công trình thủy nông ở miền Tây xứ Nghệ - Hồ chứa nước Bản Mồng. Hồ lớn nhất Nghệ An, với sức chứa hơn 220 triệu m3 nước. Dự án này được khởi công từ năm 2010, với số vốn ban đầu 3.744 tỷ đồng, do Ban Quản lý Đầu tư xây dựng thủy lợi 4 (Bộ NN&PTNT) làm chủ đầu tư.

Như các dự án đã kể, Hồ chứa nước Bản Mồng cũng bị gián đoạn nhiều năm, đến 2017 mới triển khai trở lại, và cũng đã “đội” vốn hơn 1.800 tỷ, thời gian kéo dài tới nay đã 15 năm nhưng vẫn chưa rõ bao giờ mới đưa được nước về đồng ruộng?

Trao đổi với PLVN, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình Lê Hồng Linh cho hay, phần việc thuộc thẩm quyền của Bộ NN&PTNT ở đây đã hoàn thành 96%, thực tế đang vướng ở địa phương - chủ yếu ở khu lòng hồ, khâu tái định cư.

“Sau khi khảo sát và trao đổi với địa phương, các bên thống nhất phải nỗ lực để có thể hoàn thành công trình vào năm 2025”, Cục trưởng Linh khẳng định.

Liên quan vấn đề này, hôm 6/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg gửi các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.

Nguồn tin của PLVN cho biết, dự kiến trong hôm nay - 11/11, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp sẽ chủ trì một cuộc làm việc nhằm triển khai công điện nói trên, với sự tham dự của các Vụ, Cục thuộc bộ như Cục Quản lý xây dựng công trình, Thanh tra, Vụ Kế hoạch…

Theo chỉ đạo trong Công điện 112/CĐ-TTg, Bộ NN&PTNT phải báo cáo Thủ tướng tình hình triển khai công trình, dự án toàn ngành, trong đó có những “địa chỉ” mà PLVN vừa nêu trước ngày 30/11.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Đọc thêm

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.

Mặt bằng lãi suất ngân hàng giữ ổn định

Dự báo mặt bằng lãi suất ổn định trong năm 2024. (Ảnh: TCTC)
(PLVN) - Theo kết quả điều tra của Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước), tính chung cả năm 2024, các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ (0,1 điểm phần trăm) và mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhẹ (0,09 điểm phần trăm) so với cuối năm 2023.

Triển khai chương trình tín dụng ưu đãi cho đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Phó Thống đốc thường trực NHNN phát biểu tại hội nghị
(PLVN) - Để triển khai Chương trình cho vay tín dụng ưu đãi đạt hiệu quả, Ngân hàng nhà nước đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kịp thời tổng hợp, công bố chung các vùng chuyên canh, các liên kết và chủ thể tham gia liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuộc đề án để các tổ chức tín dụng tiếp cận, xem xét, quyết định cho vay.

Chủ động nắm bắt UKVFTA: Chìa khóa để doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Anh

Ông Ngô Chung Khanh - Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương).
(PLVN) - Theo ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng tốt hơn nữa dư địa thị trường và lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA), để xuất khẩu sang Anh sớm đạt mốc 10 tỷ USD.

Tham gia FTA: Cần gói hỗ trợ riêng để doanh nghiệp Việt tận dụng cơ hội xuất khẩu

Cơ quan nhà nước, chuyên gia, hiệp hội bàn luận về tình hình thực thi và tận dụng các FTA của doanh nghiệp.
(PLVN) - Việc tham gia các FTA như EVFTA, CPTPP, UKVFTA mang đến cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế, nhưng cũng kèm theo những thách thức về tiêu chuẩn khắt khe và rào cản kỹ thuật. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng, cần có riêng một gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp có cơ hội xuất khẩu nhằm tận dụng được yêu cầu của các FTA.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.