Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Việt Nam đã chuẩn bị kỹ lưỡng trước đợt kiểm tra của EC

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến tin rằng Việt Nam sẽ được gỡ bỏ "thẻ vàng" trong năm nay.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến tin rằng Việt Nam sẽ được gỡ bỏ "thẻ vàng" trong năm nay.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thông tin với Báo Pháp luật Việt Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ NN&PTNT đã chuẩn bị kỹ lưỡng để làm việc với Đoàn Thanh tra EC trong tháng 11/2024 này, để nỗ lực gỡ bỏ “thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam sau 7 năm, kể từ năm 2017.

Hoạt động IUU là mối đe dọa đến việc duy trì, bảo tồn các nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh thái biển, gây ra những tác động nghiêm trọng về môi trường cũng như kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Việt Nam là một trong 21 quốc gia bị Ủy ban Châu Âu (EC) cảnh báo thẻ vàng. Điều này đồng nghĩa với việc thủy, hải sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU bị kiểm soát 100%, thay vì kiểm tra xác suất, nghĩa là doanh nghiệp mất nhiều chi phí phát sinh hơn.

Hoạt động IUU được Ủy ban châu Âu ban hành năm 2010 nhằm ngăn chặn và loại bỏ việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản có hoạt động IUU vào thị trường EU. Năm 2017, EC đã đưa ra cảnh báo thẻ vàng đối với sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam bởi chúng ta chưa kiểm soát được hoạt động IUU. Thời gian qua, việc chống hoạt động IUU được xem là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam.

Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, kim ngạch xuất khẩu thủy sản có vị trí quan trọng trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam qua các năm và xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU đến nay cơ bản là khả quan.

Việc EC áp thẻ vàng đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam vào tháng 10/2017 cũng là một cú huých để nước ta bắt buộc phải đẩy mạnh tái cơ cấu lại ngành thủy sản một cách quyết liệt, mạnh mẽ với nhiều giải pháp đồng bộ, toàn diện trong gần 7 năm qua, theo đúng hướng mà nước ta đã lựa chọn trước đó.

Đó là, phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm với lộ trình giảm khai thác, tăng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tăng nuôi biển; quyết liệt tháo gỡ các điểm nghẽn, nhất là các điểm nghẽn trong thể chế pháp luật, trong đó có thể đánh giá rằng công tác quản lý đội tàu cá khai thác, truy xuất nguồn gốc sản lượng thủy sản khai thác đã có sự đột phá “lột xác” trong thiết kế mô hình quản lý sản lượng khai thác hải sản tại các cảng cá.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, kết quả đạt được trong chống khai thác IUU đã góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển ngành thủy sản bền vững, đi sâu vào hội nhập. Với sự nỗ lực, quyết liệt đi vào hành động của cả hệ thống chính trị thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam chống khai thác IUU, tiến tới hài hòa quy định quốc tế và phát triển bền vững ngành khai thác thủy sản Việt Nam.

Việt Nam đã tạo được niềm tin cho Ủy ban Châu Âu và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau đối với hiện trạng, những nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam trong chống khai thác IUU cũng như trong chuyển đổi từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm và phát triển bền vững qua việc thực thi Luật Thuỷ sản 2017.

Ủy ban Châu Âu ghi nhận các kết quả Việt Nam đã đạt được trong công tác chống khai thác IUU. (Ảnh minh họa)

Ủy ban Châu Âu ghi nhận các kết quả Việt Nam đã đạt được trong công tác chống khai thác IUU. (Ảnh minh họa)

Ủy ban Châu Âu ghi nhận các kết quả Việt Nam đã đạt được trong công tác chống khai thác IUU và thực hiện khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU trong 7 năm qua. Đặc biệt đánh giá kết quả triển khai các khuyến nghị của EC tại thông báo “Cảnh báo thẻ vàng” của EC ngày 23/10/2017, trong đó tập trung vào kiểm tra các khuyến nghị của Đoàn sau chuyến thanh tra lần 4 vào tháng 10/2023 để đưa ra kết luận có thể gỡ bỏ “Thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam sau đợt làm việc của Đoàn Thanh tra EC tại Việt Nam sắp tới.

Trong tháng 11/2024 Đoàn Thanh tra EC sẽ sang Việt Nam lần 5 để kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện các khuyến nghị của Uỷ ban Châu Âu về chống khai thác IUU, trong đó tập trung vào tình hình, kết quả thực hiện các khuyến nghị của Đoàn Thanh tra lần 4 về 4 nhiệm vụ trọng tâm như: Xóa sổ tàu cá 3 không, Công tác quản lý đội tàu; Kiểm soát tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; Theo dõi, kiểm tra, giám sát tàu cá, sản lượng tại cảng và hoạt động của tàu cá trên biển; Kiểm soát nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu vào Việt Nam qua đường công ten nơ và theo các biện pháp quy định tại Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng (PSMA); Truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác; Thực thi pháp luật, đặc biệt là kết quả triển khai các quy định sửa đổi tại Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và và biện pháp thi hành Luật Thủy sản và Nghị định số 38/2024/NĐ-CP ngày 05/4/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Để thực hiện tốt công tác chuẩn bị đón, làm việc với Đoàn Thanh tra EC, Bộ NN&PTNT đã tham mưu trình Ban Chỉ đạo quốc gia dự thảo Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể đón và làm việc với Đoàn Thanh tra EC lần 5 về chống khai thác IUU, đồng thời tham mưu các cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia do Thủ tướng, Phó Thủ tướng chủ trì nhằm tập trung triển khai các giải pháp hiệu quả đối với các nhóm khuyến nghị.

Đồng thời, Bộ NN&PTNT cũng phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp rà soát, kiểm điểm, đánh giá và có các biện pháp thực hiện với từng công việc cụ thể theo 04 nhiệm vụ trọng tâm nêu trên. Bộ và các địa phương đã xây dựng kịch bản, chương trình chi tiết đón và làm việc với Đoàn rất cụ thể.

Bên cạnh công tác đón đoàn Thanh tra EC, Bộ NN&PTNT cũng xác định rõ, phát triển nghề cá bền vững là căn cốt để giải quyết cảnh báo “Thẻ vàng” của EC. Do vậy, trong thời gian qua, Ngành Thủy sản đã xây dựng và đang triển khai thực hiện đồng bộ chiến lược, các đề án phát triển trong các lĩnh vực khai thác, thủy sản, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản theo hướng xây dựng và phát triển ngành thủy sản bền vững, có trách nhiệm.

Trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn; có thương hiệu uy tín, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu; có khả năng cạnh tranh cao và bền vững; thân thiện với môi trường; bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản; bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với BĐKH; bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, an sinh xã hội.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo khắc phục cảnh báo của EU về thực phẩm xuất khẩu

(PLVN) -  Thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam đang đối diện nguy cơ bị siết chặt kiểm soát tại EU do hàng loạt cảnh báo về an toàn thực phẩm. Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu các bộ ngành liên quan triển khai ngay các biện pháp chấn chỉnh, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu nhằm bảo vệ uy tín và vị thế của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Đọc thêm

Thời cơ 'chín muồi' để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 2: Doanh nghiệp Việt cần chủ động bứt phá, gắn kết

Cần xây dựng thêm nhiều doanh nghiệp lớn, tiên phong ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Không ít chuyên gia từng đề cập về vấn đề xuất khẩu (XK) hiện nay phụ thuộc quá lớn vào doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài (FDI). Vấn đề này cũng được các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính quốc tế nhận diện. Vậy để giảm dần phụ thuộc vào FDI, chúng ta cần làm gì?

Dừng miễn thuế giá trị gia tăng với hàng nhập khẩu trị giá thấp từ 18/2: Tổng cục Hải quan sẵn sàng hỗ trợ xử lý khó khăn, vướng mắc

Hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp sẽ không còn được miễn thuế GTGT. (Ảnh minh họa: H.Phúc)
(PLVN) - Tổng cục Hải quan cho biết đã chuẩn bị nội dung, tài liệu, sẵn sàng hỗ trợ khi người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh khi triển khai thực hiện Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg từ ngày 18/2/2025.

Thời cơ “chín muồi” để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 1: Nhận diện thẳng thắn về nội lực của nền kinh tế

Kim ngạch xuất nhập khẩu đang hướng đến mốc kỷ lục 800 tỷ USD nhưng tỷ trọng của DN trong nước chưa đến 30%. (Ảnh trong bài: Báo Công Thương).
(PLVN) -  Những nhận định thẳng thắn về nội lực kinh tế đã được Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra thông qua những con số kỷ lục về xuất khẩu điện tử. Cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu, lần đầu tiên sau rất nhiều năm báo cáo về kỷ lục xuất khẩu cũng đã có những nhận định thẳng thắn về con số này…

Đồng Nai bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế 2025 đạt 10%

Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) -  Ngày 17/2, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo: “Giải pháp cần tập trung ưu tiên thực hiện đề án tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025 trên địa bàn tỉnh”. Hội nghị nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ, giải pháp của từng sở, ngành, địa phương thực hiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội từ 10% trở lên trong năm 2025.

PMU Giao thông đã sẵn sàng cho các siêu dự án đường sắt tỉ USD?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến vốn đầu tư hơn 67 tỉ USD.
(PLVN) - Các siêu dự án đường sắt trị giá 8,3 đến gần 70 tỉ USD đã, đang gấp rút triển khai các thủ tục để sớm khởi công. Câu hỏi đặt ra là các Ban quản lý dự án (PMU) ngành Giao thông đã “lên dây cót” như thế nào để có thể quản lý, điều hành các dự án, dự kiến con số giải ngân phải đạt từ 2 - 7 tỉ USD/năm?

Sầu riêng Việt Nam bị Đài Loan kéo dài thời gian kiểm tra xuất khẩu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp kiểm tra từng lô sầu riêng tươi nhập khẩu từ Việt Nam đến ngày 30/4/2025. Cũng theo Cơ quan này, năm 2024 có tổng cộng 08 lô hàng sầu riêng tươi của Việt Nam xuất khẩu vào Đài Loan không đạt.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến có 30 đầu mối trực thuộc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến có 30 đầu mối trực thuộc
(PLVN) - Theo Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ này sẽ có 45 chức năng, nhiệm vụ và 30 đầu mối trực thuộc.

Cảnh báo giả mạo cơ quan Thuế để lừa đảo

Toàn cảnh buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TPHCM chiều 13/02
(PLVN) -  Chiều 13/02, tại TPHCM, Cục Thuế TPHCM thông tin cảnh báo về việc giả mạo công chức thuế, cơ quan thuế hướng dẫn và cung cấp đường dẫn cài đặt ứng dụng giả mạo nhằm mục đích lừa đảo.