'Bí quyết' nào giúp mì gạo Hùng Lô vươn tới hơn 40 tỉnh thành, sang cả Nhật?

'Bí quyết' nào giúp mì gạo Hùng Lô vươn tới hơn 40 tỉnh thành, sang cả Nhật?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ những hạt gạo được nuôi dưỡng bởi phù sa sông Lô, phát huy nghề truyền thống, HTX mì gạo Hùng Lô không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, sáng tạo những mặt hàng mới kết hợp sản vật nhiều địa phương, mì gạo Hùng Lô ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng nhiều vùng miền trong cả nước và vươn tới cả thị trường "khó tính" Nhật Bản... 

Xã Hùng Lô (thuộc TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) xưa nay vốn nổi tiếng là vùng đất màu mỡ, được bồi đắp phù sa bởi dòng sông Lô hiền hòa, thơ mộng. Chính điều này đã tạo thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, cho ra những hạt lúa óng mẩy, căng tròn, vàng ươm để làm nguyên liệu sản xuất nên thứ đặc sản nổi tiếng - mì gạo Hùng Lô. “Cha truyền con nối”, chẳng ai biết chính xác nghề làm mì gạo Hùng Lô có tự bao giờ, chỉ biết từ rất lâu đời. Người dân xã Hùng Lô cứ truyền nghề cho nhau từ lớp này qua lớp khác, gắn bó với nó.

Chia sẻ với phóng viên, ông Cao Đăng Duy - Giám đốc HTX mì gạo Hùng Lô cho biết, đây là nghề truyền thống của làng, làng nghề làm mì gạo được công nhận từ năm 2004, sau đó, để chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của làng nghề, năm 2016 Hợp tác xã mì gạo Hùng Lô được thành lập .

Trong những ngày đầu còn bỡ ngỡ, HTX gặp rất nhiều khó khăn về thị trường. Lúc đấy chủ yếu chỉ là sản xuất “thô”, buộc lạt, đóng trần. Trước thực trạng này, các thành viên trong HTX đã đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến năm 2017 HTX được nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Mì gạo Hùng Lô.

"Đây là mốc đánh dấu cho thương hiệu Mì gạo Hùng Lô, đồng thời là nguồn động lực to lớn, là tiền đề cho HTX tiếp tục mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước nâng tầng sản phẩm, thương hiệu. Quá trình đóng gói bao bì, sản phẩm, các thành viên của HTX đều sử dụng logo thương hiệu đã đăng ký để người tiêu dùng dễ dàng, thuận lợi trong việc truy xuất nguồn gốc. Khi đăng kí thương hiệu, có đầy đủ cơ sở pháp lý mới có thể kí kết hợp đồng với các hệ thống siêu thị”, ông Duy chia sẻ.

Ông Cao Đăng Duy đang chia sẻ về các sản phẩm của HTX với phóng viên

Ông Cao Đăng Duy đang chia sẻ về các sản phẩm của HTX với phóng viên

Để cho ra lò những sợi mì, sợi bún sạch phải qua nhiều công đoạn kỹ lưỡng, tỉ mẩn; Nguyên liệu làm mì phải chọn loại gạo sạch, ngâm khoảng 4 tiếng đồng hồ để gạo mềm. Sau khi ngâm, gạo phải rửa thật sạch rồi cho vào máy xát thành bột khô. Khi đã có thành phẩm là bột gạo khô, mịn lúc này người thợ mới trộn bột với nước theo tỷ lệ phù hợp.

Bột sau khi trộn với nước theo tỉ lệ phù hợp sẽ được đổ vào máy làm bún. Sau đó, những sợi bún trắng ngần, dai dẻo từ từ được đẩy ra, lúc này người thợ sẽ cắt thành từng đoạn ước chừng khoảng 1 cân và đặt lên giá phơi, công việc này thường được thực hiện trong khoảng thời gian sáng sớm, vì như vậy sẽ đảm bảo mì được phơi khô trong ngày.

Để cho ra lò những sản phẩm mì sạch trải qua nhiều công đoạn, trong đó có công đoạn phơi khô

Để cho ra lò những sản phẩm mì sạch trải qua nhiều công đoạn, trong đó có công đoạn phơi khô

Cũng theo ông Cao Đăng Duy, HTX có rất nhiều sản phẩm, nhưng hai mặt hàng chính là mì bún và mì phở. HTX cũng đang sản xuất thêm một số mặt hàng khác như bún dưa hấu, mì thanh long, mì rau ngót, rau cải… và sản phẩm chuyển đến tay khách hàng phải là sản phẩm sạch với nhiều kênh phân phối.

Mì gạo Hùng Lô đã có đầy đủ các điều kiện theo quy định chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm. Sản phẩm đã được kết nối tiêu thụ trên các hệ thống siêu thị như Co.opmart, Big C, Vinmart... và đại lý của 42 tỉnh thành trên cả nước. HTX đã ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sang thị trường Nhật Bản và sẽ được xuất khẩu vào cuối tháng 11/2022.

Một số sản phẩm của mì gạo Hùng Lô

Một số sản phẩm của mì gạo Hùng Lô

“Hiện nay đa phần là kênh truyền thống, các chợ trung tâm, đầu mối lớn, các cửa hàng và hệ thống siêu thị, có nhân viên trực tiếp đi kê đơn và trả hàng. Sau khi kết nạp thành viên khác vào hợp tác xã thì chúng tôi chủ yếu tập trung vào sản xuất, còn việc bán hàng sẽ có các nhà phân phối tại các tỉnh đảm nhiệm. Mì gạo Hùng Lô đã có mặt trên nhiều tỉnh thành. Cơ sở sản xuất mì gạo đã liên tục đón các đoàn khách trong và ngoài nước tham gia học hỏi, trải nghiệm quy trình sản xuất mì gạo tại Hùng Lô", ông Duy cho biết thêm.

Tổng sản lượng mì gạo của HTX năm 2021 đạt 1.600 tấn mì, tương đương doanh thu đạt 35,8 tỉ đồng; 9 tháng đầu năm 2022 sản lượng ước đạt trên 1.500 tấn, doanh thu đạt trên 20 tỉ đồng. HTX tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 35 lao động có thu nhập bình quân đạt 6 - 7,5 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm của HTX hiện sản xuất và bán hết trong tháng không có sản phẩm tồn kho.

Trao đổi với phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, ông Đặng Thế Kiên – Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương tỉnh Phú Thọ) ghi nhận và đánh giá cao các sản phẩm của mì gạo Hùng Lô.

“Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay, mì gạo Hùng Lô đang phát triển rất tốt. Chúng tôi đã tổ chức đi xúc tiến thương mại, giới thiệu ở nhiều nơi. Mặc dù là hợp tác xã nhưng sau khi nâng cao dây chuyển sản xuất, nâng cao chất lượng và được sự hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành mì gạo Hùng Lô đã phát triển mạnh mẽ, phân phối hàng theo hệ thống các chuỗi siêu thị và được rất nhiều người yêu thích. Khi chúng tôi đi xúc tiến, giới thiệu tại các tỉnh nhiều người thử ăn và rất thích sản phẩm này vì nó rất dễ ăn, sau đó họ tìm đặt mua nên sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ rất tốt.”

Ông Đặng Thế Kiên – Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương tỉnh Phú Thọ) đánh giá cao chất lượng của mì Hùng Lô

Ông Đặng Thế Kiên – Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương tỉnh Phú Thọ) đánh giá cao chất lượng của mì Hùng Lô

Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ và tâm huyết phát huy nghề truyền thống của ông cha để lại, HTX Mì gạo Hùng Lô hôm nay đã có chỗ đứng ổn định trên thị trường, đưa sản phẩm không ngừng vươn xa, được nhiều người tiêu dùng đón nhận.

Mì gạo Hùng Lô là sản phẩm đạt 4 sao theo tiêu chuẩn OCOP và vinh dự nhận nhiều giải thưởng cấp tỉnh và cấp quốc gia như: Chứng nhận “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực - năm 2018”, “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia - năm 2019”, Chứng nhận là điển hình tiên tiến, tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 -2020”, Bằng khen “đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020” của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT…

Tin cùng chuyên mục

Bà Phan Thị Tố Như chủ nhân thương hiệu phấn nụ Nhất Chi Mai

“Xé màn” hậu cung cùng phấn nụ

(PLVN) - Mang dáng hình của một nụ hoa, phấn nụ đã trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, xé bỏ bức màn bí mật nơi chốn hậu cung để bước ra đời sống dân dã và tồn tại cho đến ngày nay. Đây được coi là một sản phẩm làm đẹp nổi tiếng của phụ nữ xứ Huế.

Đọc thêm

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao
(PLVN) -  Để khai thác tối đa lợi thế tự nhiên và gia tăng giá trị cho sản phẩm thủy sản địa phương, tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm rừng sinh thái. Mô hình này không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho người dân nhờ các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 10% đến 20%, mà còn hướng tới phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Bộ Công Thương phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam” “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2024 gắn với kỷ niệm 15 năm thực hiện Cuộc vận động của ngành Công Thương. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc với tên gọi "Tinh hoa hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024. Đây là sự kiện trọng điểm kỷ niệm 15 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhằm tăng cường nhận thức, khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn sản phẩm nội địa, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong tình hình mới.

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp
(PLVN) -  Ngày hội Cá tra Đồng Tháp – năm 2024 với chủ đề “Cá tra Đồng Tháp - Hành trình xanh – Giá trị xanh” sẽ diễn ra tại TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) trong 2 ngày 16-17/11.

Thương hiệu mỹ phẩm Việt nuôi dưỡng 'vẻ đẹp của sự tử tế'

Sản phẩm nước sen Hậu Giang của Cocoon đạt chứng nhận Fair for life - Cam kết đồng hành phát triển bền vững cùng người nông dân.

(PLVN) - Tự hào là thương hiệu mỹ phẩm tiên phong 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật... Cocoon không chỉ mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng mà còn không ngừng thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến một tương lai xanh bằng những việc làm thiết thực.

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).
(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Online Friday 2024 - Lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12/2024, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đặc biệt chú trọng tôn vinh hàng Việt và ứng dụng công nghệ số, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công nghệ và sản phẩm Việt chính hãng.

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước
(PLVN) - Là đơn vị đầu tiên trong cả nước khi đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thủy sản, HTX Chế biến Thương mại Dịch vụ nuôi trồng thủy sản Cái Bát mang đến các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, HTX đang vươn xa, xây dựng thương hiệu thủy sản sạch Cà Mau và khẳng định vị thế trên thị trường.

Thanh Hóa trưng bày 260 gian hàng nông sản, thực phẩm an toàn

Hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 diễn ra từ ngày 24 đến 28/10.
(PLVN) - Sáng 24/10, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” đã được tổ chức với 260 gian hàng đến từ các huyện, thị xã trên địa bàn và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

(PLVN) - Gia Lai không chú trọng tăng sản lượng cà phê bằng cách mở rộng diện tích canh tác mà đi vào chế biến sâu, sản xuất theo hướng hữu cơ, kết hợp trồng cà phê với phát triển văn hóa, du lịch… Đó là những định hướng về chiến lược phát triển ngành hàng cà phê được ông Rah Lan Chung – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.