“Xé màn” hậu cung cùng phấn nụ

Bà Phan Thị Tố Như chủ nhân thương hiệu phấn nụ Nhất Chi Mai
Bà Phan Thị Tố Như chủ nhân thương hiệu phấn nụ Nhất Chi Mai
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mang dáng hình của một nụ hoa, phấn nụ đã trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, xé bỏ bức màn bí mật nơi chốn hậu cung để bước ra đời sống dân dã và tồn tại cho đến ngày nay. Đây được coi là một sản phẩm làm đẹp nổi tiếng của phụ nữ xứ Huế.

Ngược dòng lịch sử, khi Huế trở thành kinh đô của nhà Nguyễn, cùng với việc thiết lập triều cương, một nhu cầu không thể thiếu ở chốn cung đình đối với các cung tần mỹ nữ đó là làm đẹp, từ đó phấn nụ được ra đời. Trải qua hàng trăm năm tồn tại, công nghệ làm phấn nụ vẫn được cất giấu kỹ.

Đến năm 1945, triều đại phong kiến cuối cùng cáo chung, các công chúa, cung nữ ra khỏi cung cấm, nhiều người trong số họ đã mang theo nghề làm phấn nụ bước ra khỏi hoàng cung và truyền bá trong dân gian. Kể từ đó, nghề làm phấn nụ đã được truyền lại cho nhiều thế hệ ở Huế. Một trong những nguyên tắc của người nắm giữ bí quyết pha chế là chỉ truyền nghề cho con gái. Người đó phải có đầy đủ phẩm chất của một người làm nghề với cái tâm trong sáng, bản tính cẩn thận, kiên trì, chịu thương chịu khó.

Một trong những hậu duệ được truyền nghề có bà Phan Thị Tố Như chủ nhân thương hiệu phấn nụ Nhất Chi Mai, vốn là truyền nhân đời thứ 2 của dòng họ nắm giữ công thức làm đẹp bí truyền của Hoàng cung triều Nguyễn. Theo lời bà Như kể lại, trước đây, nghề làm phấn nụ được người vợ thứ hai của ông nội bà chỉ dạy, năm ấy, bà Như mới 17 tuổi. Lúc đó nơi bếp lửa gia đình chỉ thỉnh thoảng hai bà cháu miệt mài chăm chút tạo nên nụ phấn giúp làm đẹp thêm cho mấy phụ nữ trong gia đình hoặc làm quà tặng cho bà con, xóm làng.

Phấn nụ, một sản phẩm làm đẹp được sản xuất thủ công với các nguyên liệu chính từ thiên nhiên

Phấn nụ, một sản phẩm làm đẹp được sản xuất thủ công với các nguyên liệu chính từ thiên nhiên

Đến năm 1979, bà Như sản xuất phấn nụ với số lượng nhiều hơn và đem bán. Thế nhưng, phần lớn khách hàng là những người đã lớn tuổi vì giới trẻ rất ít người biết về dòng sản phẩm truyền thống này. Sau đó, bà Như đặt tên cho sản phẩm là Hoa Mai và đem bán rộng rãi ở chợ Đông Ba cùng một số thành phố lớn như: Hà Nội, Vinh, TP. Hồ Chí Minh... Năm 2009 phấn nụ Hoa Mai chính thức đổi tên thành phấn nụ truyền thống Nhất Chi Mai. Trải qua bao thăng trầm, ngày nay phấn nụ Nhất Chi Mai đã trở thành cái tên quen thuộc với phụ nữ Huế và du khách thập phương.

Phấn nụ là sản phẩm được trực tiếp tạo ra từ đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ hiền hòa, thủy chung, ẩn chứa trong đó biết bao nét duyên, những nét duyên thầm lặng khó nói được thành lời. Nhìn vẻ bề ngoài phấn nụ có hình dáng như một nụ hoa nên có lẽ vì thế mà người ta gọi là phấn nụ. Chia sẻ về cách làm phấn, bà Như cho biết, nguyên liệu chính để làm nên phấn nụ là cao lin (hay còn gọi là cao lanh) và một số loài hoa tự nhiên khác, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào để đảm bảo tuyệt đối độ an toàn cho làn da.

Cao lin sau khi rửa sạch sẽ cho vào lò kín nung từ 22 đến 24 giờ, dưới nhiệt than không khói, đến lúc cao lin tươi xốp và vỡ vụn thì đem nung tiếp dưới nhiệt độ thấp hơn. Sau đó, cho cao lin vào cối, giã mịn. Khi bột cao lin đã mịn thì hòa với nước cất (nước đun sôi và giữ lấy hơi nước), lọc bỏ tạp chất và chỉ dùng phần lắng bên dưới. Nấu ở nhiệt độ 60 độ C cho hỗn hợp đến độ sền sệt, sẽ đem ủ trong vòng 3 ngày.

Ngày nay, các sản phẩm phấn nụ đã có mẫu mã bao bì đẹp, mang đậm dấu ấn văn hóa Huế.

Ngày nay, các sản phẩm phấn nụ đã có mẫu mã bao bì đẹp, mang đậm dấu ấn văn hóa Huế.

Khi bột quay trở lại nhiệt độ bình thường sẽ pha chế cùng các thảo dược được chiết xuất từ một số hoa như hoa cúc, hoa đại, cỏ mực...phơi khô, sắc lọc lấy nước pha vào làm nụ phấn trắng hoặc thêm hoa nhất chi mai tạo màu cho nụ phấn hồng. Khoảng 12 đến 24 giờ sau, bột phấn sẽ lắng xuống, nước trong sẽ nổi lên trên, gạn bỏ phần nước bẩn rồi để lắng cho đến khi ráo nước và dùng thìa múc giọt vào khuôn thành từng nụ phấn.

Có thể nhìn bên ngoài, phấn nụ trông thô sơ, chẳng cầu kỳ tinh xảo như các loại phấn ngoại khác, nhưng điều đó có hề chi khi chất lượng của nó từ xưa đến nay, không một ai phủ nhận. Phấn nụ được nhiều người yêu thích vì không chỉ dùng để trang điểm mà còn có tác dụng dưỡng da tuyệt vời, rất an toàn mà không gây dị ứng. Các sản phẩm đều lành tính với nguyên liệu thuần thiên nhiên, mang đến cho người dùng làn da sáng mịn, hồng hào, nhờ quá trình liên tục cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho da hàng ngày.

Cho đến thời điểm hiện nay, quy trình làm phấn nụ vẫn được giữ nguyên theo cách thức thủ công truyền thống; và ngày nay, phấn nụ không chỉ được bào chế đảm bảo chất lượng như xưa mà còn có mẫu mã bao bì đẹp, mang đậm dấu ấn văn hóa Huế cho thấy sự tâm huyết của người làm nghề. Đặc biệt, sản phẩm không chỉ được lớp người lớn tuổi ở Huế tin dùng mà còn được giới trẻ và du khách gần xa yêu thích xem như một loại mỹ phẩm quý và còn là một món quà đặc trưng của xứ Huế.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Cà Mau đẩy mạnh phát triển ngành tôm

Cà Mau đẩy mạnh phát triển ngành tôm

(PLVN) - Năm 2025, tỉnh Cà Mau thực hiện theo chuỗi liên kết, nuôi tôm quảng canh cải tiến ở địa phương với sản lượng tôm nuôi là 127.600 ha/64.866 hộ, với năng suất bình quân 550 kg/ha/năm, sản lượng ước khoảng 70.974 tấn. Nuôi tôm siêu thâm canh ước đạt 5.500 ha, năng suất bình quân khoảng 23 tấn/ha/năm, sản lượng ước đạt 126.500 tấn.

Đọc thêm

Hội nghị Giao thương Quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt

Toàn cảnh hội nghị
(PLVN) - Sáng 11/3, tại TP Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) tổ chức Hội nghị Giao thương Quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Bế mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Bế mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025
(PLVN) - Chiều 8/3, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ bế mạc Festival nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025 - “Hành trình trăm năm nghề muối – Đời người”.

Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng muối

Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng muối
(PLVN) - Ngày 8/3, tại Bạc Liêu, trong khuôn khổ Sự kiện Festival nghề muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất muối thích ứng biến đổi khí hậu”.

Mong muốn nâng tầm giá trị của hạt muối của Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà (thứ 4, từ phải sang), lãnh đạo TW và lãnh đạo tỉnh, thành phố Cần Thơ... thực hiện nghi thức đổ muối vào biểu tượng Muối khai mạc Festival.
(PLVN) - Tối 6/3, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ khai mạc “Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025” Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người”, với chủ đề “nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”. 

Giá muối tăng, diêm dân đặt nhiều kỳ vọng

Giá muối tăng, diêm dân đặt nhiều kỳ vọng
(PLVN) - Từ sau Tết Nguyên đán năm 2025 đến nay, nhờ nắng nóng kéo dài, không có mưa trái mùa đã giúp diêm dân Bạc Liêu đẩy nhanh việc thu hoạch muối vụ sản xuất với sự kỳ vọng về giá cả và năng suất.

Cây đàn kìm cách điệu bằng muối ‘độc nhất vô nhị’ ở Bạc Liêu

Cây đàn kìm cách điệu bằng muối ‘độc nhất vô nhị’ ở Bạc Liêu
(PLVN) - Cây đàn kìm cách điệu bằng muối cao hơn 4m, nặng khoảng 500kg sẽ được trưng bày tại Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 “Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người” với chủ đề: “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”, được tổ chức lần đầu tiên tại  TP Bạc Liêu và huyện Đông Hải (ngày 6-8/3).

Đẩy mạnh phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Bạc Liêu

Đẩy mạnh phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Bạc Liêu
(PLVN) - Nghề nuôi chim yến phát triển khá nhanh trong những năm qua tại Bạc Liêu, nhất là tại các khu vực nội thành phố, thị xã, thị trấn… Đây là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên tiếng ồn từ âm thanh dẫn dụ chim yến đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến ô nhiễm tiếng ồn và vệ sinh môi trường…

Nhiều sự kiện nổi bật tại Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu

Nhiều sự kiện nổi bật tại Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 10/2, UBND tỉnh Bạc Liêu chủ trì phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Họp báo về Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 “Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người” với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam” sẽ diễn ra tại thành phố Bạc Liêu và huyện Đông Hải từ ngày 6/3 - 8/3/2025.

Gìn giữ 'lộc trời' núi Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh hiện được trồng nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con đồng bào dân tộc thoát nghèo. (Ảnh trong bài: Trọng Triển)
(PLVN) - Dãy núi Ngọc Linh đi qua hai tỉnh Kon Tum, Quảng Nam với ngọn cao nhất 2.605m, là khu vực duy nhất cây sâm Ngọc Linh có thể phát triển. Gìn giữ phát huy nguồn lợi “lộc trời” này, người dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo.

Biến vùng đất nắng – gió – cát thành vùng nông nghiệp công nghệ cao

Biến vùng đất nắng – gió – cát thành vùng nông nghiệp công nghệ cao
(PLVN) - Từ một vùng đất được mệnh danh là "xứ sở của gió – nắng – cát" với khí hậu khắc nghiệt, thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, những người dân nơi đây đã nỗ lực vươn lên, không ngừng mày mò, tìm kiếm những lối đi riêng cho ngành nông nghiệp địa phương, để biến vùng đất khô hạn thành vườn cây trái tốt tươi, xanh ngọt.

Thực phẩm Minh Dương sẵn sàng nguồn cung, cam kết bình ổn giá dịp Tết

Gian hàng của Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương tham dự Vietnam Foodexpo 2024.
(PLVN) - Với phương châm đồng hành cùng người tiêu dùng, Thực phẩm Minh Dương đã chủ động chuẩn bị nguồn cung dồi dào, đa dạng các mặt hàng thiết yếu, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên Đán 2025. Không chỉ cam kết bình ổn giá, doanh nghiệp còn triển khai nhiều chương trình ưu đãi, hứa hẹn một mùa sắm Tết sôi động.

Cà Mau chuyển đổi cơ cấu, tăng năng suất tôm nuôi

Cà Mau chuyển đổi cơ cấu, tăng năng suất tôm nuôi
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2024, sản lượng tôm của tỉnh ước đạt 252.000 tấn, bằng 99,6% kế hoạch, tăng 4,5%. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.265 triệu USD, vượt 1,2% kế hoạch, tăng 5,2%.

Khai mạc Hội chợ OCOP ở Tuyên Quang

Các đại biểu thăm các gian hàng tại Hội chợ
(PLVN) - Tối 27/12, Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc Hội chợ OCOP tỉnh Tuyên Quang năm 2024 và trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang năm 2024.

Nâng tầm chuỗi giá trị ngành dừa Việt Nam

Nghi thức khai mạc Hội thảo. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Mới đây, tại Bến Tre, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) phối hợp với Hiệp hội Dừa Việt Nam tổ chức Hội thảo CocoNext 2024 với chủ đề “Nâng tầm chuỗi giá trị ngành dừa Việt Nam”.