Ấn Rồng họa vàng làng Bát Tràng phục vụ Tết Giáp Thìn 2024

Ấn Rồng họa vàng làng Bát Tràng phục vụ Tết Giáp Thìn 2024
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Lấy cảm hứng từ bảo vật ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” triều Nguyễn, những người thợ gốm tài hoa làng Bát Tràng (Gia Lâm - Hà Nội) chế tác ra phiên bản ấn Rồng gốm dát vàng độc đáo, đón mừng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Những ngày cuối năm, các xưởng gốm ở làng Bát Tràng (huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội) tất bật hơn thường lệ. Các nghệ nhân đang vội vã hoàn thiện những sản phẩm phục vụ cho Tết Giáp Thìn sắp tới.

Theo lịch phương Đông, năm Giáp Thìn là năm con Rồng, bởi vậy các đơn vị kinh doanh gốm sứ tại làng gốm Bát Tràng tập trung khai thác hình tượng linh vật Rồng đưa vào các sản phẩm gốm, sứ đón Tết cổ truyền.

Ông Phạm Việt Khoa làng Bát Tràng, có thâm niên gần 40 năm làm nghề gốm sứ cho biết, năm nay, sản phẩm chính mà xưởng của ông làm chính là chiếc ấn rồng này. "Rồng tượng trưng cho sự uy nghi, thịnh vượng và may mắn. Sản phẩm được cách điệu theo hình mẫu Hoàng đế chi bảo từ thời vua Minh Mạng".

Ông Phạm Việt Khoa làng Bát Tràng, có thâm niên gần 40 năm làm nghề gốm sứ cho biết, năm nay, sản phẩm chính mà xưởng của ông làm chính là chiếc ấn rồng này. "Rồng tượng trưng cho sự uy nghi, thịnh vượng và may mắn. Sản phẩm được cách điệu theo hình mẫu Hoàng đế chi bảo từ thời vua Minh Mạng".

Để thể hiện linh vật rồng uốn lượn, vẫn vũ, sống động, rồng được ghép khối từ các phần đầu, hai khúc thân giữa, chân và đuôi.

Để thể hiện linh vật rồng uốn lượn, vẫn vũ, sống động, rồng được ghép khối từ các phần đầu, hai khúc thân giữa, chân và đuôi.

Hơn 10 năm làm nghề tại Bát Tràng, chị Đào Thị Yến cho biết: "Công đoạn đắp các chi tiết nhỏ cho sản phẩm như râu, vây lưng được thực hiện bằng tay. Những chi tiết nhỏ đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế và uyển chuyển. Do nhận số lượng đơn hàng nhiều nên chúng tôi phải làm gấp đôi năng suất".

Hơn 10 năm làm nghề tại Bát Tràng, chị Đào Thị Yến cho biết: "Công đoạn đắp các chi tiết nhỏ cho sản phẩm như râu, vây lưng được thực hiện bằng tay. Những chi tiết nhỏ đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế và uyển chuyển. Do nhận số lượng đơn hàng nhiều nên chúng tôi phải làm gấp đôi năng suất".

Bình quân, mỗi kíp thợ gốm Bát Tràng mất khoảng 10 tiếng làm việc không ngơi nghỉ mới làm ra được 4 - 5 sản phẩm ấn gốm vẽ vàng.
Bình quân, mỗi kíp thợ gốm Bát Tràng mất khoảng 10 tiếng làm việc không ngơi nghỉ mới làm ra được 4 - 5 sản phẩm ấn gốm vẽ vàng.
Sau khi được hoàn thiện cơ bản và tráng men, sản phẩm "phôi" sẽ được nung trong khoảng 5 ngày trước khi được đem đi vẽ vàng.

Sau khi được hoàn thiện cơ bản và tráng men, sản phẩm "phôi" sẽ được nung trong khoảng 5 ngày trước khi được đem đi vẽ vàng.

Người thợ thủ công chăm chú hoạ vàng trong từng chi tiết để bảo đảm sản phẩm được hoàn thiện một cách sắc nét nhất.

Người thợ thủ công chăm chú hoạ vàng trong từng chi tiết để bảo đảm sản phẩm được hoàn thiện một cách sắc nét nhất.

Người thợ sẽ dùng dung dịch vẽ vàng 24K để trang trí cho sản phẩm sau đó sẽ được mang đi nung lần 2 ở nhiệt độ phù hợp trong khoảng 6-8 tiếng để tạo nên lớp mạ vàng sang trọng.

Người thợ sẽ dùng dung dịch vẽ vàng 24K để trang trí cho sản phẩm sau đó sẽ được mang đi nung lần 2 ở nhiệt độ phù hợp trong khoảng 6-8 tiếng để tạo nên lớp mạ vàng sang trọng.

Mỗi sản phẩm rồng sẽ được vẽ hoàn thiện trong khoảng 2 tiếng rưỡi. Mỗi ngày một thợ thủ công có thể hoàn thiện được 5-6 sản phẩm.
Mỗi sản phẩm rồng sẽ được vẽ hoàn thiện trong khoảng 2 tiếng rưỡi. Mỗi ngày một thợ thủ công có thể hoàn thiện được 5-6 sản phẩm.
Sản phẩm đã được hoàn thiện và trưng bán ra thị trường, mỗi sản phẩm sẽ được bán với mức giá 9-12 triệu đồng.
Sản phẩm đã được hoàn thiện và trưng bán ra thị trường, mỗi sản phẩm sẽ được bán với mức giá 9-12 triệu đồng.
Trên thân ấn gốm dát vàng có đắp nổi hình ảnh cá chép hóa rồng và điêu khắc ba chữ An - Thuận - Phát hình tượng cho sự an lành, thuận lợi và phát triển.

Trên thân ấn gốm dát vàng có đắp nổi hình ảnh cá chép hóa rồng và điêu khắc ba chữ

An - Thuận - Phát hình tượng cho sự an lành, thuận lợi và phát triển.

Siêu phẩm ấn Rồng thiêng của nghệ nhân làng gốm Bát Tràng sẵn sàng đón Tết.

Siêu phẩm ấn Rồng thiêng của nghệ nhân làng gốm Bát Tràng sẵn sàng đón Tết.

Tin cùng chuyên mục

Cà Mau tìm giải pháp để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Cà Mau tìm giải pháp để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

(PLVN) - Cà Mau vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới để thúc đẩy xúc tiến thương mại cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, đặc sản của địa phương, kết nối với các kênh phân phối hiện đại và mở rộng thị trường trong thời gian tới.

Đọc thêm

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao
(PLVN) -  Để khai thác tối đa lợi thế tự nhiên và gia tăng giá trị cho sản phẩm thủy sản địa phương, tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm rừng sinh thái. Mô hình này không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho người dân nhờ các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 10% đến 20%, mà còn hướng tới phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Bộ Công Thương phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam” “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2024 gắn với kỷ niệm 15 năm thực hiện Cuộc vận động của ngành Công Thương. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc với tên gọi "Tinh hoa hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024. Đây là sự kiện trọng điểm kỷ niệm 15 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhằm tăng cường nhận thức, khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn sản phẩm nội địa, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong tình hình mới.

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp
(PLVN) -  Ngày hội Cá tra Đồng Tháp – năm 2024 với chủ đề “Cá tra Đồng Tháp - Hành trình xanh – Giá trị xanh” sẽ diễn ra tại TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) trong 2 ngày 16-17/11.

Thương hiệu mỹ phẩm Việt nuôi dưỡng 'vẻ đẹp của sự tử tế'

Sản phẩm nước sen Hậu Giang của Cocoon đạt chứng nhận Fair for life - Cam kết đồng hành phát triển bền vững cùng người nông dân.

(PLVN) - Tự hào là thương hiệu mỹ phẩm tiên phong 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật... Cocoon không chỉ mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng mà còn không ngừng thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến một tương lai xanh bằng những việc làm thiết thực.

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).
(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Online Friday 2024 - Lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12/2024, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đặc biệt chú trọng tôn vinh hàng Việt và ứng dụng công nghệ số, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công nghệ và sản phẩm Việt chính hãng.

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước
(PLVN) - Là đơn vị đầu tiên trong cả nước khi đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thủy sản, HTX Chế biến Thương mại Dịch vụ nuôi trồng thủy sản Cái Bát mang đến các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, HTX đang vươn xa, xây dựng thương hiệu thủy sản sạch Cà Mau và khẳng định vị thế trên thị trường.

Thanh Hóa trưng bày 260 gian hàng nông sản, thực phẩm an toàn

Hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 diễn ra từ ngày 24 đến 28/10.
(PLVN) - Sáng 24/10, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” đã được tổ chức với 260 gian hàng đến từ các huyện, thị xã trên địa bàn và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

(PLVN) - Gia Lai không chú trọng tăng sản lượng cà phê bằng cách mở rộng diện tích canh tác mà đi vào chế biến sâu, sản xuất theo hướng hữu cơ, kết hợp trồng cà phê với phát triển văn hóa, du lịch… Đó là những định hướng về chiến lược phát triển ngành hàng cà phê được ông Rah Lan Chung – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.