Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 4: Phan Em Coffee chắt lọc tinh hoa đất trời Cư M'Gar

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với Phan Văn Thắng (SN 1994) – người sáng lập thương hiệu cà phê Phan Em Coffee, để có thành công thì chăm chỉ như con ong thôi là chưa đủ mà còn phải có khát vọng, đam mê, không ngừng sáng tạo. Đặc biệt là phải biết khai thác những đặc sản, tinh hoa sẵn có từ đất trời bản địa.

Vạn dặm khởi đầu từ bước chân nhỏ

Phan Em Coffee tuyển chọn lựa những quả cà phê chín mọng đưa vào sơ chế.

Phan Em Coffee tuyển chọn lựa những quả cà phê chín mọng đưa vào sơ chế.

Sinh ra trong một gia đình nghèo tại xã Cư DiêM'Nông (huyện Cư M'Gar, tỉnh Đắk Lắk). Dù được ba mẹ hết lòng thương yêu cho ăn học nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, Thắng "đứt gánh" học hành khi đang theo học ngành Công nghệ sinh học tại một trường đại học tại TP Hồ Chí Minh.

Rời ghế giảng đường, Thắng làm công nhân tại một xưởng chế tác đá quý ở tỉnh Bình Dương. Buồn chán với cảnh lương “ba cọc ba đồng”, mịt mờ đường tương lai, Thắng lại trở về nhà phụ giúp ba mẹ canh tác cà phê với diện tích 0,5ha. Đây cũng chính là gia sản của cả nhà, năm nào cà phê được mùa, được giá thì cả nhà no đủ, năm nào mất mùa, mất giá thì cả gia đình lại chật vật với cơm gạo.

Năm 2016 ảnh hưởng từ El Nino, để cứu vườn cà phê trước những đợt hạn hán kéo dài, Thắng phải cùng gia đình thường xuyên thức đêm để cứu vườn cây. Lao động cật lực là vậy, nhưng cuối năm vườn cà phê không được mùa, lại thêm trượt giá, khó khăn chồng chất. Từ trong cơ cực của hoàn cảnh, Thắng ngẫm nghĩ "tại sao không làm ra sản phẩm cà phê chất lượng để nâng cao giá trị?". Bởi khi làm ra sản phẩm chất lượng, vừa đảm bảo thu nhập cao, vừa có cơ hội quảng bá đặc sản địa phương mình.

Cà phê được phơi thủ công, thu nhận tinh hoa trời đất Tây Nguyên.

Cà phê được phơi thủ công, thu nhận tinh hoa trời đất Tây Nguyên.

Năm 2018, cơ sở rang xay cà phê Phan Em của chàng trai 9X ra đời với mục tiêu tạo ra sản phẩm ban đầu và phục vụ bà con quanh vùng. Sau nhiều đêm "ôm" máy, Thắng đã tích lũy kinh nghiệm để cho ra những lô hàng chất lượng nhất. Theo Thắng, rang xay là công đoạn quan trọng, yếu tố tiên quyết đối với hương vị cà phê. Thông qua quá trình này, hương thơm và vị cà phê được tinh chế bởi những phản ứng hóa học phức tạp.

Năm 2020, Thắng xây dựng mô hình farm cà phê bền vững, tự rang xay, chế biến từ chính những hạt cà phê trên rẫy do mình chăm sóc. Từ đó, Thắng chỉ quanh quẩn ở vườn, chăm sóc cà phê hữu cơ, chọn những hạt cà phê chín để thu hái vì lúc đó hàm lượng đường trong quả cà phê sẽ đạt mức cao nhất, chất lượng tốt nhất. Tiếp đó, Thắng đem cà phê rửa sạch, xát vỏ, lên men, cho lên giàn tre phơi dưới cái nắng tự nhiên. Kỹ thuật phơi khô rất quan trọng trong quy trình vì nấm mốc và nấm khuyết tật có thể dễ dàng phát triển nếu không được xử lý đúng cách. Quy trình này rất kỳ công nhưng đổi lại sẽ tạo ra được tách cà phê ngon, sạch, hương vị ngọt ngào, thơm ngát, đậm đà, an toàn, giá trị cao hơn.

Trong quá trình tìm hiểu, học hỏi, tập huấn chuyên sâu về cà phê, Thắng nhận thấy cà phê đặc sản có nhiều tiềm năng lớn với những hương vị mới, lạ. Tại Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam năm 2020, cà phê Rubusta xuất hiện mẫu có mùi hương bánh quy dừa. Mùi hương mới lạ này xuất hiện trong mẫu cà phê chế biến theo phương pháp tự nhiên natural thu hút sự chú ý của cộng đồng cà phê đặc sản. Đáng ngạc nhiên hơn là cà phê có thể đem đến 800 mùi hương khác nhau, nếu như kiểm soát tốt quá trình lên men sẽ tạo ra những hương vị đặc trưng, riêng biệt. Tiếp cận được thông tin trên, từ những gì đã học được cùng với sự say mê và quá trình nghiên cứu, Thắng bắt đầu sáng tạo ra sản phẩm cà phê đặc sản có hương vị riêng.

Sáng tạo, nâng tầm cà phê Cư M'gar

Tháng 3, "mùa con ong đi lấy mật", cả một vùng trời đất đỏ bazan bung hoa cà phê trắng muốt, tỏa hương thơm tinh khiết, ngọt lịm, quyến rũ các loài ong từ muôn nơi tìm về hút mật, làm nên vị ngọt cho đời. Nhìn con đường trải nhựa như một dải lụa vươn mãi ra tới buôn làng trên cao nguyên đất đỏ, Thắng đã sẵn sàng thực hiện kế hoạch khắc tên cà phê đặc sản Cư M'Gar lên thị trường rộng lớn ngoài kia.

Phan Văn Thắng có niềm đam mê khôn tả với cà phê.

Phan Văn Thắng có niềm đam mê khôn tả với cà phê.

Năm 2022, sau nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, chăm chỉ ủ nhiều mẫu, cuối cùng Thắng cũng có được thành công cho ra mẫu cà phê đặc sản Robusta có hương vị dâu. Với mẫu này, Thắng quyết định đăng ký tham gia Cuộc thi Vietnam Amazing Cup 2023 - Cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam. Trải qua 2 vòng thi, Ban tổ chức đã chọn lựa 71/84 mẫu/lô hàng đạt 80 điểm trở lên, đủ tiêu chuẩn được chứng nhận cà phê đặc sản. Tại vòng chung kết, Phan Em Coffee được đánh giá xếp hạng Nhất đối với sản phẩm cà phê Robusta. Mẫu Robusta này của Phan Em Coffee sau quy trình chấm điểm khắt khe tiếp tục đạt giải nhất với số điểm 86,42 điểm tổ chức tại Làng cà phê Nhật Bản lần thứ 20 năm 2023.

Vùng nguyên liệu Phan Em Coffee tại huyện Cư M'Gar (Đắk Lắk).

Vùng nguyên liệu Phan Em Coffee tại huyện Cư M'Gar (Đắk Lắk).

Tháng 4/2024, Phan Em Coffee tiếp tục dự thi Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024 với 2 mẫu/144 mẫu/ lô hàng tham dự. Thật bất ngờ cả 2 mẫu đều có mặt trong top 10 của cuộc thi.

Cụ thể, mẫu Robusta hương vị chanh dây đạt giải Nhì (84,79 điểm), mẫu Robusta hương vị chuối lọt top 10 (83,04 điểm). Thắng cho biết: "Cuộc thi là một cơ hội quý giá, nó không chỉ kết nối trực tiếp nhà rang xay với đơn vị sản xuất cà phê đặc sản mà còn thúc đẩy phát triển thị trường, nhu cầu tiêu thụ và giá trị gia tăng cho cà phê đặc sản Việt Nam. Nó tạo động lực cho người cà phê quan tâm đến việc nâng cấp chất lượng. Điều thú vị hơn cả ở cà phê đặc sản có lẽ không phải chỉ bởi giá trị hương vị của nó, mà là cả quy trình sản xuất cà phê khép kín phức tạp, nhằm đảm bảo kết tinh được những giọt đắng tinh túy nhất trong từng tách cà phê đặc sản".

Thắng đạt giải Nhì và Top 10 Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Thắng đạt giải Nhì và Top 10 Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Sau những cuộc thi, Phan Em Coffee được khách hàng trong nước biết đến nhiều hơn với thương hiệu "Cà phê đặc sản Việt Nam". Những đứa con tinh thần của Thắng được tham gia nhiều sự kiện về cà phê trên khắp đất nước. Mỗi năm Thắng tiêu thụ khoảng 30 - 40 tấn cà phê sạch nguyên chất, trong đó có hơn 10 tấn cà phê đặc sản.

Trên hành trình vạn dặm, vượt qua biết bao khó khăn, Thắng - ông chủ thương hiệu Phan Em Coffee từ những bước chân nhỏ đã khắc tên cà phê đặc sản Cư M'Gar lên bản đồ cà phê Việt Nam một cách rất riêng biệt.

"Cà phê đặc sản là sản phẩm cà phê từ vùng trồng có điều kiện tự nhiên cùng với quy trình chăm sóc, thu hoạch, chế biến đặc biệt, khi thử nếm có hương vị riêng và đạt từ 80 điểm trở lên theo tiêu chuẩn và quy trình đánh giá của Hiệp hội cà phê đặc sản thế giới (SCA) và Viện chất lượng cà phê thế giới (CQI)", Phan Văn Thắng (SN 1994) – người sáng lập thương hiệu cà phê Phan Em Coffee chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Các gian hàng đến từ nhiều tỉnh/thành phố đa dạng, phong phú sản phẩm.

Gần 300 gian hàng tại Hội chợ công thương khu vực Đồng bằng sông Hồng - Vĩnh Phúc năm 2024

Hội chợ do UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức, có quy mô gần 300 gian hàng của hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất tới từ 17 tỉnh, thành phố trong và ngoài khu vực Đồng bằng sông Hồng. Hội chợ diễn ra từ ngày 9-15/12, tại quảng trường thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Đọc thêm

Chinh phục thị trường Việt nhờ 'công nghệ đột phá'

Chinh phục thị trường Việt nhờ 'công nghệ đột phá'
(PLVN) - Trong hành trình gần 18 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH MTV Thế Linh đã khẳng định vị thế và uy tín vững chắc trên thị trường nội địa. Nhờ ứng dụng các công nghệ đột phá trong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chăn, drap, gối và nệm, công ty không chỉ đảm bảo chất lượng vượt trội mà còn mang đến sự hài lòng tối đa cho người tiêu dùng Việt Nam.

Vinacoco – hành trình đưa thạch dừa đến từng nhà

Vinacoco – hành trình đưa thạch dừa đến từng nhà
(PLVN) -  Vinacoco ( Công ty CP Cô Cô Việt Nam) - một thành viên của GC Food Group - vừa vinh dự nhận được 2 giải thưởng lớn: Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và Sao Vàng Đất Việt năm 2024. Đây là sự công nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc biến nước dừa, một thức uống bình thường trở thành thạch dừa cao cấp của Việt Nam.

Găng tay cao su thiên nhiên Nam Long: Hơn một thập kỷ khẳng định chất lượng và niềm tin với hàng Việt

Găng tay cao su thiên nhiên Nam Long: Hơn một thập kỷ khẳng định chất lượng và niềm tin với hàng Việt
(PLVN) - Được sản xuất từ nguyên liệu cao su thiên nhiên an toàn, sản phẩm của Nam Long không chỉ đảm bảo chất lượng vượt trội mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Nỗ lực không ngừng nghỉ hơn 10 năm qua với cam kết mang lại giá trị tốt nhất, Nam Long đã và đang trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy của người tiêu dùng, đồng hành cùng sự phát triển của hàng Việt.

Làng bưởi Tân Triều tất bật cho vụ Tết

Làng bưởi Tân Triều tất bật cho vụ Tết
(PLVN) -  Vào những tháng cuối năm gần dịp Tết Nguyên đán, người dân làng bưởi Tân Triều đang tất bật chăm sóc vườn bưởi để cho ra những trái bưởi ngon và chất lượng nhất chuẩn bị phục vụ người tiêu dùng cùng thị trường bưởi tết năm 2025.

Giữ 'hồn' để thương hiệu bưởi Đoan Hùng vang xa

Trong vườn của gia đình ông Nguyễn Minh Mạch, cây bưởi lâu đời nhất có tuổi lên đến hơn 30 năm.

(PLVN) - Tự hào vì bưởi Đoan Hùng, đặc biệt là bưởi Sửu "vang danh" nhờ mùi thơm và vị ngon đặc biệt, suốt nhiều năm qua, người dân đất Tổ luôn cố gắng giữ gìn và phát triển sản vật mà tổ tiên để lại. Bưởi Đoan Hùng đã được dán tem, nhãn mác mang chỉ dẫn địa lý đưa ra tiêu thụ trên thị trường cả nước...

'Ửng hồng không ửng đỏ' - chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao

Chương trình “Ửng hồng không ửng đỏ” hướng đến các mục tiêu nhân văn.
(PLVN) - “Ửng hồng không ửng đỏ” là một chương trình phi lợi nhuận do Cocoon và Trung tâm UNESCO Hợp tác Giáo dục và Văn hoá Việt Nam (UNESCO-CEP) phối hợp tổ chức, hướng đến xây dựng sân chơi an toàn, sạch sẽ, góp phần nâng cao điều kiện học tập và mang lại niềm vui cho trẻ em vùng cao.

Triển lãm Gốm Biên Hòa xưa và nay

Triển lãm Gốm Biên Hòa xưa và nay
(PLVN) - Sáng 29/11, tại TP Biên Hòa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh Đồng Nai tổ chức triển lãm Gốm Biên Hòa xưa và nay.

Cà Mau tìm giải pháp để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Cà Mau tìm giải pháp để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
(PLVN) - Cà Mau vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới để thúc đẩy xúc tiến thương mại cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, đặc sản của địa phương, kết nối với các kênh phân phối hiện đại và mở rộng thị trường trong thời gian tới.

“Xé màn” hậu cung cùng phấn nụ

Bà Phan Thị Tố Như chủ nhân thương hiệu phấn nụ Nhất Chi Mai
(PLVN) - Mang dáng hình của một nụ hoa, phấn nụ đã trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, xé bỏ bức màn bí mật nơi chốn hậu cung để bước ra đời sống dân dã và tồn tại cho đến ngày nay. Đây được coi là một sản phẩm làm đẹp nổi tiếng của phụ nữ xứ Huế.

Khởi nghiệp từ phòng trọ 20m2: Đồ chơi gỗ Made in Vietnam "làm mưa làm gió" trên thị trường nội địa

Anh Phạm Vĩnh Hải và Phạm Công Nhất 2 nhà sáng lập Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và sản xuất Hùng Cường (HUCUCO).
(PLVN) -   Từ những ý tưởng bắt đầu từ phòng trọ 20m2, hai chàng trai cựu sinh viên Bách Khoa đã và đang phát triển thành công các dòng sản phẩm đồ chơi gỗ cho trẻ em mang thương hiệu "Made in Vietnam". Những món đồ chơi gỗ truyền thống như ô ăn quan, cờ caro, cờ cá ngựa... đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước, được nhiều gia đình Việt tin dùng.

Chàng trai Hòa Bình và hành trình nâng tầm nông sản Việt

Sản phẩm chuối Viba được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch.
(PLVN) - Nhận thấy mẹ thiên nhiên ưu ái cho Việt Nam rất nhiều loại nông sản, trái cây đặc sản có những vị thơm ngon, bổ dưỡng, nhưng chỉ theo mùa vụ, rất dễ rơi vào cảnh “được mùa, mất giá”, Trần Đức Thuận và anh trai đã cùng nhau nghiên cứu tìm hướng đi mới cho nông sản Việt, giúp người nông dân bảo đảm sản xuất bền vững.