Bảo tồn, phát huy giá trị phi vật thể nghề làm bánh Pía Sóc Trăng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm 2020, nghề làm bánh pía Sóc Trăng, được Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bánh pía Sóc Trăng đã khẳng định được vị thế của mình, trên bản đồ ẩm thực Việt Nam và quốc tế.

Nét văn hóa đặc trưng Sóc Trăng

Bánh pía là một trong những món ăn truyền thống, mang đậm dấu ấn của người Hoa, gắn liền với vùng đất Sóc Trăng qua nhiều thế hệ. Bánh pía có nguồn gốc từ thế kỷ XVIII, khi người Hoa di cư đến Sóc Trăng, mang theo những công thức làm bánh truyền thống của họ.

Trước đây, sản xuất bánh pía còn mang tính thủ công, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu gia đình. Cho đến đầu thế kỷ XX, nghề làm bánh mới phát triển rộng rãi. Qua thời gian, bánh pía đã được cải tiến và phát triển, trở thành một món ăn không thể thiếu trong đời sống của người dân Sóc Trăng cũng như của khách du lịch khi đến thăm vùng đất này.

Bánh pía Sóc Trăng đến nay, đã khẳng định thương hiệu không những ở Việt Nam mà còn trên thị trường quốc tế - Ảnh: Sở VHTT&DL tỉnh Sóc Trăng.

Bánh pía Sóc Trăng đến nay, đã khẳng định thương hiệu không những ở Việt Nam mà còn trên thị trường quốc tế - Ảnh: Sở VHTT&DL tỉnh Sóc Trăng.

Bánh pía Sóc Trăng có nguồn gốc từ bánh trung thu của người Hoa, nhưng đã được biến tấu để phù hợp với khẩu vị của người Việt. Thành phần của bánh ban đầu đơn giản gồm: Bột mì, đường, đậu xanh và mỡ heo. Sau này, người làm bánh đã sáng tạo thêm nhiều loại nhân khác nhau từ nhân sầu riêng, nhân khoai môn, nhân trứng muối... làm phong phú thêm cho hương vị của loại bánh này.

Trải qua thời gian, bánh pía từ chỗ là món ăn truyền thống trong các dịp lễ, tết, giờ đây đã trở thành một món làm quà biếu tặng, đặc trưng của vùng đất Sóc Trăng. Điều này, đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy, giá trị văn hóa phi vật thể của nghề làm bánh pía Sóc Trăng.

Được biết, nghề làm bánh pía ban đầu hoàn toàn dựa vào các phương pháp thủ công. Với phương pháp này, thợ làm bánh phải mất rất nhiều thời gian và công sức, để tạo ra từng chiếc bánh một cách tỉ mỉ. Từ việc nhào bột, cán vỏ bánh cho đến nặn nhân và nướng bánh, tất cả đều được thực hiện thủ công bằng tay. Cách làm thủ công, không chỉ đòi hỏi kỹ năng cao, mà còn cần sự kiên nhẫn và sự khéo léo của người thợ.

Ngày nay, nhân làm bánh pía với nhiều hương vị khác nhau như: sầu riêng, khoai môn, truyền thống,…để đáp ứng thị hiếu khách hàng - Ảnh: Sở VHTT&DL tỉnh Sóc Trăng.

Ngày nay, nhân làm bánh pía với nhiều hương vị khác nhau như: sầu riêng, khoai môn, truyền thống,…để đáp ứng thị hiếu khách hàng - Ảnh: Sở VHTT&DL tỉnh Sóc Trăng.

Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, nghề làm bánh pía ở Sóc Trăng đã dần chuyển đổi từ sản xuất thủ công, sang quy trình sản xuất công nghiệp. Các cơ sở sản xuất bánh pía hiện nay, đã đầu tư máy móc hiện đại, giúp nâng cao năng suất và chất lượng bánh. Việc sử dụng máy móc trong sản xuất bánh pía, không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất, mà còn đảm bảo được sự đồng đều về chất lượng, từ vỏ bánh đến nhân bánh.

Mặc dù, quy trình sản xuất đã được hiện đại hóa, nhưng các yếu tố truyền thống vẫn được giữ gìn một cách cẩn thận. Các cơ sở sản xuất bánh pía hiện nay, vẫn tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình và công thức truyền thống. Điều đó, đảm bảo rằng hương vị đặc trưng của bánh pía Sóc Trăng không bị mất đi; mà còn làm cho bánh pía Sóc Trăng, ngày càng nổi tiếng và được nhiều người tiêu dùng, trong và ngoài nước ưa chuộng.

Góp phần phát triển kinh tế địa phương

Nghề làm bánh pía không chỉ là một phần của nét văn hóa địa phương, mà còn đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Sóc Trăng. Các cơ sở sản xuất bánh pía hiện nay, từ quy mô nhỏ lẻ đến những doanh nghiệp lớn, đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Ngày nay, nghề làm bánh pía đã công nghiệp hóa để nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước - Ảnh: Sở VHTT&DL tỉnh Sóc Trăng.

Ngày nay, nghề làm bánh pía đã công nghiệp hóa để nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước - Ảnh: Sở VHTT&DL tỉnh Sóc Trăng.

Giám đốc sở VHTT&DL tỉnh Sóc Trăng - Trần Minh Lý cho biết: Bánh pía là một trong những sản phẩm trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Sóc Trăng. Nhiều cơ sở sản xuất bánh pía hiện nay, đã tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại, để đưa bánh pía ra thị trường quốc tế. Điều này, không chỉ giúp nâng cao giá trị của bánh pía Sóc Trăng, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành nghề khác trong tỉnh, từ nông nghiệp đến dịch vụ.

Ngoài ra, việc xuất khẩu bánh pía sang các thị trường nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia có cộng đồng người Việt sinh sống như: Mỹ, Úc, Canada... cũng góp phần nâng cao thương hiệu bánh pía Sóc Trăng trên thị trường quốc tế. Đó là, niềm tự hào của người dân Sóc Trăng nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, bánh pía còn là một biểu tượng, văn hóa ẩm thực của Sóc Trăng, là một món ăn đặc sản gắn liền với làng nghề thủ công truyền thống.

“Mặc dù nghề làm bánh pía Sóc Trăng đã có những bước phát triển vượt bậc, nhưng vẫn đối diện với nhiều thách thức. Một trong những thách thức lớn nhất, là việc duy trì chất lượng và hương vị truyền thống, trong bối cảnh sản xuất công nghiệp ngày càng chiếm ưu thế. Các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng quá trình công nghiệp hóa không làm mất đi giá trị cốt lõi của bánh pía”, ông Lý nói.

Nghề làm bánh pía, các khâu từ nhồi bột đến thành phẩm phải tỉ mỉ mừng khâu - Ảnh: Sở VHTT&DL tỉnh Sóc Trăng.

Nghề làm bánh pía, các khâu từ nhồi bột đến thành phẩm phải tỉ mỉ mừng khâu - Ảnh: Sở VHTT&DL tỉnh Sóc Trăng.

“Bảo tồn và phát huy nghề làm bánh pía, cũng cần sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương và các tổ chức liên quan. Việc tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho những người thợ trẻ, cũng như việc hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ. Đó sẽ là những yếu tố quan trọng để đảm bảo, sự phát triển bền vững của nghề làm bánh pía.

Bên cạnh thách thức, bánh pía Sóc Trăng cũng có nhiều cơ hội để tiếp tục phát triển và lan tỏa ra khắp nơi. Sự quan tâm của người tiêu dùng, đối với các sản phẩm truyền thống và các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng đang là xu hướng.
Đây là cơ hội để bánh pía Sóc Trăng, không chỉ phát triển trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế”, ông Lý chia sẻ.

Khâu nướng bánh cũng là khâu hết sức quan trọng, phải đảm bảo sao cho bánh vừa chính tới để giữ hương vị ngon của bánh - Ảnh: Sở VHTT&DL tỉnh Sóc Trăng.

Khâu nướng bánh cũng là khâu hết sức quan trọng, phải đảm bảo sao cho bánh vừa chính tới để giữ hương vị ngon của bánh - Ảnh: Sở VHTT&DL tỉnh Sóc Trăng.

Nghề làm bánh pía Sóc Trăng hiện nay, đã tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương - Ảnh: Sở VHTT&DL tỉnh Sóc Trăng.

Nghề làm bánh pía Sóc Trăng hiện nay, đã tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương - Ảnh: Sở VHTT&DL tỉnh Sóc Trăng.

Tin cùng chuyên mục

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Đọc thêm

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

(PLVN) - Gia Lai không chú trọng tăng sản lượng cà phê bằng cách mở rộng diện tích canh tác mà đi vào chế biến sâu, sản xuất theo hướng hữu cơ, kết hợp trồng cà phê với phát triển văn hóa, du lịch… Đó là những định hướng về chiến lược phát triển ngành hàng cà phê được ông Rah Lan Chung – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.

Đẩy mạnh nhận diện sản phẩm và kết nối tiêu thụ nông sản, làng nghề tỉnh Hưng Yên

Trao chứng nhận và cúp sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024 cho 5 sản phẩm, bộ sản phẩm của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
(PLVN) - Nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông sản, làng nghề của địa phương, tỉnh Hưng Yên đã triển khai dự án “Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề” giai đoạn 2021 - 2025.

Hàng Việt “áp đảo” tại siêu thị V’mart

Các sản phẩm Việt Nam chiếm từ 80 - 85% tổng số hàng hóa bày bán tại V’mart.
(PLVN) - Với phương châm “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, siêu thị V’mart không ngừng nỗ lực mang đến những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng.

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho hàng Việt

Tại “Phiên chợ nông sản an toàn” hỗ trợ người dân khó khăn, UBMTTQVN và các đoàn thể phường Tân An đã khéo léo lồng ghép, nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại địa phương.
(PLVN) - Để thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tỉnh Bình Dương đã tích cực triển khai hàng loạt chương trình xúc tiến thương mại nhằm quảng bá các sản phẩm thế mạnh của tỉnh, từ sản phẩm OCOP cho đến các mặt hàng nông sản tiêu biểu đang dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo động lực phát triển kinh tế địa phương.

Hàng Việt thống lĩnh thị trường Thanh Hóa sau 15 năm thực hiện 'Cuộc vận động'

Hàng Việt thống lĩnh thị trường Thanh Hóa sau 15 năm thực hiện 'Cuộc vận động'

(PLVN) -  Sau 15 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", hàng hóa sản xuất trong nước tại Thanh Hóa chiếm hơn 80% thị phần tại các kênh phân phối. Đặc biệt, tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi, tỷ lệ này đạt gần 90%, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương và nâng cao chất lượng đời sống của người dân.