Thương hiệu mỹ phẩm Việt nuôi dưỡng 'vẻ đẹp của sự tử tế'

Sản phẩm nước sen Hậu Giang của Cocoon đạt chứng nhận Fair for life - Cam kết đồng hành phát triển bền vững cùng người nông dân.
Sản phẩm nước sen Hậu Giang của Cocoon đạt chứng nhận Fair for life - Cam kết đồng hành phát triển bền vững cùng người nông dân.
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Tự hào là thương hiệu mỹ phẩm tiên phong 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật... Cocoon không chỉ mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng mà còn không ngừng thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến một tương lai xanh bằng những việc làm thiết thực.

Mỹ phẩm thuần chay với nét đẹp thuần Việt

Suốt nhiều năm qua, Cocoon là cái tên gây nhiều chú ý trên thị trường làm đẹp trong nước không chỉ bởi chất lượng sản phẩm, mà còn bởi những thông điệp nhân văn được khắc họa rõ nét. Thành lập từ năm 2013, Cocoon trở thành thương hiệu mỹ phẩm thuần chay 100% sản xuất tại Việt Nam, được "thai nghén" từ tình yêu thiên nhiên, niềm đam mê với làm đẹp và mỹ phẩm của 3 bạn trẻ.

Nhận thấy tạo hóa ưu ái cho thiên nhiên Việt Nam một thế giới thực vật vô cùng phong phú, ẩn chứa bên trong những dưỡng chất quý giá, nhóm bạn trẻ này đã ấp ủ mong muốn đem đến cho người tiêu dùng các sản phẩm tốt từ chính những nguyên liệu gần gũi, quen thuộc và Cocoon cũng ra đời từ đó.

"Chúng tôi là những người yêu thiên nhiên, luôn say đắm trong việc khám phá các nguyên liệu quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam từ rau củ, trái cây, để làm sao để đưa chúng vào trong các sản phẩm mỹ phẩm mà các chất dinh dưỡng của chúng được giữ lại một cách nguyên vẹn và hoàn hảo. Những thực phẩm này rất giàu vitamin, chất chống oxi hóa và các khoáng chất để tăng cường sức khỏe của làn da. Vậy còn gì tuyệt vời hơn là đưa chúng lên làn da của bạn một cách trọn vẹn nhất có thể. Qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, những công thức được hình thành và trở nên hoàn hảo. Chúng đã phát huy tác dụng và đáp ứng được mong mỏi của người Việt là an toàn và hiệu quả", đại diện Cocoon chia sẻ.

Không sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc động vật thường thấy trong mỹ phẩm như: mật ong, sáp ong, mỡ lông cừu, nhau thai cừu, dịch ốc sên, dầu gan cá mập, tơ tằm…, thay vào đó, Cocoon khéo léo đưa những loại trái cây, rau củ quả thân thuộc hàng ngày của người nông dân Việt Nam trên dải đất hình chữ S vào các sản phẩm của mình. Ai có thể ngờ rằng, bưởi, bí đao, Cà phê Đắk Lắk, hoa hồng Cao Bằng, nghệ Hưng Yên, dầu dừa Bến Tre,…. lại là những "nguyên liệu vàng" mang đến 1 làn da khỏe đẹp.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Cocoon còn tạo được được thiện cảm với người dùng thông qua các hoạt động hướng đến môi trường, động vật và con người. Một số dự án nổi bật có thể kể đến như: “Thu hồi pin cũ bảo vệ trái đất xanh”; “Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái biển”; “Chung tay bảo vệ loài gấu”; "Chung tay chấm dứt cưỡi voi” và “Chung tay cứu trợ chó mèo lang thang” với sự đồng hành của Tổ chức Động vật Châu Á AAF; “Love Your Nature – cứ tự nhiên đi!” nhằm tôn vinh giá trị tốt đẹp của con người; Triển khai trạm refill thực hành sống xanh cùng Guardian Vietnam….

Cocoon hợp tác khởi xướng chiến dịch “Chung tay cứu trợ chó mèo lang thang”

Cocoon hợp tác khởi xướng chiến dịch “Chung tay cứu trợ chó mèo lang thang”

"Đối với chúng tôi, những gì đưa lên da phải an toàn, hiệu quả và không có nguồn gốc từ động vật. Mỹ phẩm cũng giống như thực phẩm đều là những “món ăn bổ dưỡng” mang đến vẻ đẹp cho con người. Với sự tiến bộ của xã hội, con người có xu hướng tìm kiếm các loại thức ăn từ thực vật để bảo vệ sức khỏe. Song hành với tư duy này, mỹ phẩm thuần chay cũng bắt đầu trở thành xu hướng yêu thích của nhiều người theo lối sống xanh. Đó chính là lý do thôi thúc Cocoon nghiên cứu và không ngừng cho ra đời những sản phẩm mỹ phẩm 100% thuần chay giữ trọn dưỡng chất của thực vật Việt Nam, an toàn, lành tính, không sử dụng thành phần từ động vật và nói không với thử nghiệm trên động vật", Cocoon thông tin thêm.

Xây dựng “bệ phóng” từ niềm tin của người dùng trong nước

Để đạt được thành tựu đáng nể trong thị trường mỹ phẩm đầy cạnh tranh, với Cocoon, niềm tin của khách hàng là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của thương hiệu. Họ xây dựng điều đó bằng việc mang đến những sản phẩm thuần chay giúp người Việt nhanh chóng cải thiện tình trạng làn da và mái tóc. Đồng thời, thương hiệu cũng luôn lắng nghe ý kiến khách hàng để nâng cấp trải nghiệm, cập nhật xu hướng mới để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Các sản phẩm của Cocoon được bày bán tại nhiều cửa hàng, siêu thị mỹ phẩm.

Các sản phẩm của Cocoon được bày bán tại nhiều cửa hàng, siêu thị mỹ phẩm.

Nhờ sự đầu tư nghiêm túc vào chất lượng sản phẩm và trách nhiệm xã hội, Cocoon nhanh chóng nhận được sự yêu thích từ nhiều tín đồ làm đẹp, dần dần khẳng định được tên tuổi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm Việt Nam. Điều đó thể hiện thông qua việc các sản phẩm làm đẹp thuần chay từ Cocoon đã lên kệ tại hơn 3.000 cửa hàng mỹ phẩm, nhà thuốc, cửa hàng tiện lợi khắp Việt Nam.

Bao bì các sản phẩm của Cocoon đều rất thân thiện với môi trường, dễ dàng phân hủy hoặc tái chế.

Bao bì các sản phẩm của Cocoon đều rất thân thiện với môi trường, dễ dàng phân hủy hoặc tái chế.

Không chỉ nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ người dùng trong nước, tháng 8/2023, Cocoon là thương hiệu mỹ phẩm Việt đầu tiên lên kệ tại hơn 500 cửa hàng thuộc hệ thống Guardian Malaysia. Mở đầu cho hành trình vươn ra thị trường thế giới của thương hiệu. Sau Malaysia, Cocoon cũng nhanh chóng lên kệ tại nhiều đất nước và vùng lãnh thổ khác như: Mỹ, Đài Loan, Mông Cổ, Úc, Canada, Campuchia, UAE, Ả Rập Xê Út, Indonesia…

Là thương hiệu mỹ phẩm Việt nhân văn mang sứ mệnh "gói tinh hoa đất Việt" vào từng sản phẩm, Cocoon không chỉ khẳng định mình tại thị trường nội địa và mà còn là điểm sáng trên thị trường làm đẹp quốc tế.

Hiện nay, Cocoon cung cấp 4 dòng sản phẩm chính bao gồm: Chăm sóc da, chăm sóc tóc, chăm sóc cơ thể và chăm sóc môi. Các sản phẩm đều được thông qua các chương trình/chứng nhận thuần chay uy tín trên thế giới như: Leaping Bunny của Tổ chức cruelty – free International, Animal test-free &Vegan của PETA và chứng nhận thuần chay từ The vegan Society.

Do được nhiều người tiêu dùng ủng hộ nên hiện nay các sản phẩm của Cocoon bị làm giả, nhái thương hiệu khá nhiều. Để giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng chính hãng và không mua phải các sản phẩm kém chất lượng, Cocoon luôn đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông thông qua các video từ thương hiệu, các chia sẻ của các KOL, KOC trên các nền tảng xã hội và những bài post kèm hình ảnh trực quan, rõ ràng...

Tin cùng chuyên mục

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Đọc thêm

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

(PLVN) - Gia Lai không chú trọng tăng sản lượng cà phê bằng cách mở rộng diện tích canh tác mà đi vào chế biến sâu, sản xuất theo hướng hữu cơ, kết hợp trồng cà phê với phát triển văn hóa, du lịch… Đó là những định hướng về chiến lược phát triển ngành hàng cà phê được ông Rah Lan Chung – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.

Đẩy mạnh nhận diện sản phẩm và kết nối tiêu thụ nông sản, làng nghề tỉnh Hưng Yên

Trao chứng nhận và cúp sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024 cho 5 sản phẩm, bộ sản phẩm của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
(PLVN) - Nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông sản, làng nghề của địa phương, tỉnh Hưng Yên đã triển khai dự án “Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề” giai đoạn 2021 - 2025.

Hàng Việt “áp đảo” tại siêu thị V’mart

Các sản phẩm Việt Nam chiếm từ 80 - 85% tổng số hàng hóa bày bán tại V’mart.
(PLVN) - Với phương châm “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, siêu thị V’mart không ngừng nỗ lực mang đến những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng.

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho hàng Việt

Tại “Phiên chợ nông sản an toàn” hỗ trợ người dân khó khăn, UBMTTQVN và các đoàn thể phường Tân An đã khéo léo lồng ghép, nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại địa phương.
(PLVN) - Để thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tỉnh Bình Dương đã tích cực triển khai hàng loạt chương trình xúc tiến thương mại nhằm quảng bá các sản phẩm thế mạnh của tỉnh, từ sản phẩm OCOP cho đến các mặt hàng nông sản tiêu biểu đang dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo động lực phát triển kinh tế địa phương.