Về Đền Tranh "cầu gì được nấy"

Hội đền Tranh diễn ra vào 14/2 âm lịch hàng năm
Hội đền Tranh diễn ra vào 14/2 âm lịch hàng năm
(PLVN) - Những ngày này, Đền Tranh (hay còn gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh) đang vào mùa chính hội. Cách TP Hải Dương chừng 30 km về phía Nam, Đền Tranh thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương thờ vị thần sông nước - một nhân vật huyền thoại trong tín ngưỡng dân gian, được người dân truyền tai nhau nổi tiếng linh ứng nhiệm màu, "cầu gì được nấy"...

Hải Dương vốn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa lịch sử bởi hệ thống di sản phong phú với nhiều đền, chùa nổi tiếng linh thiêng từ rất lâu đời. Đến với di tích đền Tranh ở huyện Ninh Giang, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa người Việt mà còn được biết về tín ngưỡng thờ Thủy thần của nhân dân địa phương gắn liền với câu chuyện về vị Quan Lớn Tuần Tranh, vị thần sông Tranh. 

Cách TP Hải Dương chừng 30 km về phía Nam, có một ngôi đền mà khi nhắc đến ai cũng biết bởi mối liên hệ đến tận vùng biên ải Lạng Sơn, đó là Đền Tranh. Đền Tranh hay còn gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh nằm ở gần bến đò Tranh, tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại thời Lê và Nguyễn, nay thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương và thờ vị thần sông nước coi khúc sông. Đây là một ngôi đền lớn thờ nhân vật mang tính huyền thoại theo tín ngưỡng dân gian.

Khu di tích Đền Tranh uy nghi nằm ở gần bến đò Tranh
Khu di tích Đền Tranh uy nghi nằm ở gần bến đò Tranh 

Theo tài liệu của khu di tích đền Kỳ Cùng (Lạng Sơn), ông Tuần Tranh là quan nhà Trần được nhậm chức tuần ở huyện Ninh Giang. Sau đó ông được cử lên Lạng Sơn để yên dân, dẹp giặc. Tương truyền ngày xưa tại bến sông Tranh, có hai con rắn dữ thường nổi lên quấy phá. Một hôm, chúng bắt đi người vợ xinh đẹp của quan Tuần Tranh và ông đã khởi kiện Long Vương. Rắn bị xử thua phải mang cả dòng họ dời đi nơi khác. Từ đó, bến sông sóng yên nước lặng, nhân dân nhớ ơn vị quan phủ này mà lập đền thờ, tôn là vị thần bảo vệ khúc sông, giúp dân buôn thuyền, bán bè qua sông bình an, may mắn.

Cho đến nay chưa có tài liệu chính xác nào về thời gian xây dựng đền Tranh. Nhưng theo dân gian, đền Tranh vốn được xây dựng trên nên một ngôi miếu cổ có từ thời Hùng Vương. Miếu có tên gọi là Tranh Giang Đại Vương cổ miếu, nằm ở bến sông Tranh, sát thị trấn Ninh Giang.

Bức tượng Quan lớn Tuần Tranh trong đền
 Bức tượng Quan lớn Tuần Tranh trong đền

Các cụ cao niên kể rằng, Đền được xây dựng trên khu đất cao, đẹp, có nhiều cây cổ thụ xum xuê và đặc biệt Đền rất linh thiêng về cầu đảo khi đi sông nước. Thời Nguyễn ở thế kỷ XIX, đền được xây dựng hoành tráng, chạm trổ cầu kỳ, tinh xảo, có tượng Quan Lớn Tuần Tranh.

Năm 1887, Pháp chiếm Hải Dương và Ninh Giang, chúng đã cho đóng quân ở thành Đô Giang (thị trấn Ninh Giang) và sử dụng đền Tranh làm điểm đóng quân. Tuy nhiên chúng cũng không dám phá Đền vì nghe danh Đền rất linh thiêng.

Di tích Đền Tranh được công nhận là Khu di tích lịch sử quốc gia từ năm 2009
Di tích Đền Tranh được công nhận là Khu di tích lịch sử quốc gia từ năm 2009  

Sau này, người dân đã góp công sức tiền của cho xây dựng một đền Tranh mới ở giữa phố của thị trấn Ninh Giang với tổng số 127 gian trên khu đất rộng 4 mẫu bắc bộ. Nhưng đến năm 1946, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, thực hiện tiêu thổ kháng chiến, đền bị phá chỉ còn 3 gian cung cấm.

Nghi lễ lấy nước thiêng ở ngã ba sông Tranh rước về đền
 Nghi lễ lấy nước thiêng ở ngã ba sông Tranh rước về đền

Năm 1966, thể theo nguyện vọng của nhân dân thôn Tranh Xuyên, đền được chuyển về vị trí như ngày nay. Ban đầu chỉ chuyển 3 gian cung cấm về. Tại đây, đền từng bước được tu bổ, khôi phục lại các hạng mục. Với ý thức giữ gìn di sản văn hóa của dân tộc, đền Tranh đã được nhân dân trùng tu lớn. Đền quay hướng Tây Nam, nhìn lên đường lớn. 

Hàng năm, Đền Tranh có hai kỳ lễ hội. Kỳ thứ nhất được tổ chức từ ngày mùng 10 đến ngày 20 tháng 2 Âm lịch, chính hội là ngày 14 tháng 2. Kỳ thứ hai là từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 8 Âm lịch, chính hội là ngày 22 tháng 8.

Đền được xây gồm 3 tòa: tiền đường, trung từ và hậu cung. Mỗi công trình gồm 7 gian, tổng số là 21 gian. Kiến trúc phỏng theo thời Lê và thời Nguyễn. Đặc biệt, đền còn bảo lưu được một số cổ vật có giá trị nghệ thuật như tượng Quan Lớn Tuần Tranh bằng đồng nặng 200 kg, 4 pho tượng Tứ Trụ bằng đá, bát hương, đỉnh đồng, hạc đồng, cuốn thư, chóe sứ…

Trong dân gian vẫn truyền tụng là “đền thiêng lắm, linh ứng lắm, cầu gì được nấy” nên kỳ hội mở hàng năm, du khách trong nước và nước ngoài về trẩy hội rất đông. Ngoài hai lễ hội chính, vào tháng 5 Âm lịch còn có một ngày đông du khách thập phương về với đền nhất là ngày “Tiệc quan tháng 5”. Tiệc này trong truyền thuyết là ngày Quan Lớn khao tiệc. Ngoài ra nhắc đến Quan Lớn Tuần Tranh là du khách nhắc đến hoạt động Hát xướng Hầu thánh với 36 giá Hầu thánh cùng 36 bài hát.

Vào năm 2009, đền Tranh vinh dự được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Để thu hút được đông đảo du khách về thăm quan, chiêm bái tại đền Tranh, những năm gần đây, huyện Ninh Giang luôn chú trọng trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của đền Tranh cũng như các lễ hội. Qua đó, những nét đẹp truyền thống của vùng đất Ninh Giang và tỉnh Hải Dương đã được quảng bá đến với du khách trong nước và quốc tế.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.