Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp 1 được phụ cấp cao hơn nhà giáo khác?

Đại biểu Nguyễn Thanh Phong, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long tham gia ý kiến.
Đại biểu Nguyễn Thanh Phong, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long tham gia ý kiến.
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Cho rằng giáo viên lớp 1 là người đặt viên gạch đầu tiên tạo nền tảng vững chắc cho những lớp sau, Đại biểu tỉnh Vĩnh Long đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần có phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác cao hơn so với các nhà giáo khác để có thêm động lực nỗ lực nhiều hơn.

Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà giáo.

Các đại biểu tán thành việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về nhà giáo; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, kịp thời bổ sung các chính sách mới, đặc thù để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 1 được phụ cấp khác cao hơn nhà giáo khác

Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thanh Phong, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Vĩnh Long quan tâm tới quy định tại Điều 44 về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo.

Theo đó, dự thảo Luật quy định: “Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo trẻ; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác”.

Đại biểu đề xuất cần xem xét bổ sung đối tượng giáo viên chủ nhiệm lớp 1. Thực tế cho thấy vai trò của đội ngũ này rất quan trọng và khối lượng công việc cũng nhiều. Đây là lớp đầu tiên ở cấp học, các em học sinh lớp 1 như “tờ giấy trắng”.

"Giáo viên lớp 1 là người đặt viên gạch đầu tiên tạo nền tảng vững chắc cho những lớp sau. Bên cạnh việc rèn chữ, giáo viên phải rèn tác phong, nề nếp cho các em. Ngay cả trong thực hiện các phong trào, cuộc thi, giáo viên lớp 1 cũng phải lo tập trung nhiều hơn để rèn giũa cho học sinh vì các em chưa ổn định được nề nếp", đại biểu Nguyễn Thanh Phong nêu rõ.

Từ phân tích trên, đại biểu đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần phải có phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác cao hơn so với các nhà giáo khác để có thêm động lực nỗ lực nhiều hơn.

Cần có chính sách hỗ trợ đủ mạnh để giữ chân giáo viên vùng cao

Cũng tại phiên thảo luận, các đại biểu nhận định, trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đội ngũ nhà giáo các tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số (DTTS) tiếp tục được bổ sung về số lượng, bồi dưỡng nâng cao về chất lượng đáp ứng việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Có nhiều chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với giáo dục nói chung và đối với nhà giáo vùng DTTS nói riêng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS ở các vùng miền núi.

Tuy nhiên, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn các tỉnh miền núi còn thiếu so với định mức và quy mô học sinh tăng hàng năm. Đội ngũ giáo viên ở vùng sâu vùng xa thiếu tính ổn định; thiếu nguồn tuyển dụng, đặc biệt là thiếu nguồn tuyển dụng ở các môn Tiếng Anh, Tin học, Mỹ thuật.

Các đại biểu bày tỏ băn khoăn, sau khi dự thảo Luật này được thông qua, liệu có giải quyết được tình trạng thiếu giáo viên như hiện nay? Làm sao để các nơi vùng sâu vùng xa có đủ giáo viên cần thiết để thực hiện đầy đủ và chất lượng chương trình giáo dục phổ thông?.

Cho ý kiến về nội dung này, đại biểu Nàng Xô Vi, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu giáo viên ở vùng DTTS, cụ thể: Định mức biên chế giáo viên tuy được quan tâm bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu so với số học sinh tăng hằng năm.

Chưa có cơ chế chính sách đủ mạnh về tạo nguồn, tuyển dụng, hỗ trợ giáo viên để thu hút các nhà giáo đến công tác lâu dài ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Vì vậy, để từng bước giải quyết các tồn tại trên góp phần phát triển đội ngũ nhà giáo và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, đại biểu đề nghị Chính phủ sớm ban hành quy định chi tiết về điều kiện, quy trình, thủ tục, đối tượng ưu tiên, hình thức, nội dung thi tuyển và xét tuyển nhà giáo, tuyển dụng đặc cách nhà giáo và có các chính sách hỗ trợ đủ mạnh để để thu hút các nhà giáo đến công tác lâu dài ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Điều 6.

Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp 1 được phụ cấp cao hơn nhà giáo khác? ảnh 1

Đại biểu Nàng Xô Vi, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum phát biểu.

Đại biểu cũng nhấn mạnh, cần có các chính sách đặc thù hỗ trợ cho Nhà giáo người dân tộc thiểu số tham gia các chương trình, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, như học bổng, chế độ trợ cấp để đảm bảo họ có đủ điều kiện tiếp cận và có cơ hội phát triển chuyên môn.

Do đó, bà Nàng Xô Vi đề nghị Chính phủ cần quy định cụ thể hơn sau khi ban hành luật về các nội dung như: Quy định chính sách đặc thù đối với đội ngũ nhà giáo người dân tộc thiểu số; chính sách tạo nguồn và nâng cao số lượng và chất lượng nhà giáo người dân tộc thiểu số; chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo khi làm việc tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; chính sách cử tuyển để phát triển nguồn nhân lực nhà giáo người dân tộc thiểu số...

Bên cạnh đó, về chính sách hỗ trợ, thu hút nhà giáo, đại biểu cho biết, tại điểm a khoản 2 Điều 28 quy định nhà giáo được bảo đảm chỗ ở tập thể đủ các điều kiện thiết yếu hoặc được thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật Nhà ở khi đến công tác tại vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Vấn đề này đại biểu cũng thống nhất với báo cáo thẩm tra và cho rằng chính sách này là cần thiết, tạo điều kiện cho nhà giáo yên tâm công tác.

Đại biểu chỉ ra thực tiễn, những giáo viên trẻ, giáo viên nữ, giáo viên tăng cường từ vùng thuận lợi khi đến công tác tại vùng này rất thiếu thốn chỗ ở tập thể.

Thậm chí nhiều giáo viên không thể thuê nhà công vụ, vì một số địa phương không có nhà công vụ để bố trí cho giáo viên thuê, đặc biệt là những giáo viên có người thân chuyển đến cùng.

Do đó, đây là yếu tố quan trọng để giữ chân nhà giáo yên tâm công tác giảng dạy hết mình mà không phải lo lắng quá nhiều tới vấn đề chỗ ở cho bản thân và gia đình.

Tin cùng chuyên mục

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Đọc thêm

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Khát vọng đưa giáo dục ngang tầm với các nước phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: MOET).
(PLVN) - Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính và ý kiến trao đổi của các thành viên Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 91 đề trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, dự kiến trước ngày 20/11/2024.

Cơ quan chủ quản yêu cầu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại giải trình về thu, chi tài chính

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại có địa chỉ tại 126 P. Xốm, Phú Lâm, Hà Đông, TP Hà Nội.
(PLVN) - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại Nguyễn Trung Sơn khẳng định, khoảng 10 năm nay, nhà trường không có tiền để chi trả phụ cấp ưu đãi nghề (phụ cấp đứng lớp) và phụ cấp thâm niên nhà giáo cho cán bộ giao viên, kể cả bản thân ông. Vấn đề này đã được nhà trường báo cáo tài chính, kiến nghị với Bộ Công Thương hàng năm, nhưng chưa bao giờ nhận lại được phản hồi.  

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

Quang cảnh buổi Hội thảo
(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.