Dự kiến nâng tiêu chuẩn đối với thí sinh muốn thi ngành Y Dược và Sư phạm

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
Trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non sửa đổi, Bộ GD&ĐT dự kiến nâng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các ngành đào tạo Sư phạm và Y dược có cấp chứng chỉ hành nghề.

Theo đó, từ năm 2025, thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành Sư phạm và Y dược phải có kết quả học tập trong cả 3 năm THPT từ loại tốt trở lên, hoặc điểm xét tốt nghiệp từ 8 trở lên.

Trong đó, một số ngành được áp dụng mức sàn thấp hơn như: Giáo dục thể chất, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục mầm non trình độ cao đẳng và các ngành Điều Dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng… thí sinh cần có kết quả học tập trong cả 3 năm THPT từ khá hoặc điểm xét tốt nghiệp từ 6,5 trở lên.

Như vậy, các điều kiện này đều cao hơn so với hiện nay, thí sinh chỉ cần xếp loại học lực giỏi hoặc khá ở lớp 12.

Hiện, Bộ chia thí sinh thi vào các ngành đào tạo giáo viên và sức khỏe thành hai nhóm. Điều kiện về học bạ chỉ áp dụng với nhóm không xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Với nhóm xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp, Bộ sẽ công bố điểm sàn hàng năm.

Cũng theo Dự thảo, không còn phân chia mức sàn theo phương thức xét tuyển.

Bộ GD&ĐT cũng dự kiến bổ sung điều kiện xét tuyển bằng học bạ. Theo đó, việc xét học bạ phải bằng tổ hợp gồm ít nhất ba môn, bắt buộc có Toán hoặc Ngữ văn với trọng số ít nhất một phần ba tổng điểm. Một ngành, chương trình đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn. Khi đó, số môn chung của các tổ hợp phải có trọng số đánh giá chiếm ít nhất 50% tổng điểm.

Các trường có thể sử dụng không giới hạn tổ hợp xét tuyển, thay vì chỉ được dùng 4 tổ hợp như hiện nay, nhưng bị ràng buộc về trọng số điểm của các môn.

Bộ cũng yêu cầu các trường phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh, thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay. Nếu điều này thành hiện thực, đại học không thể xét tuyển bằng học bạ và công bố điểm chuẩn từ tháng 3 như hiện nay.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục (chu kỳ 2) tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh

Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục (chu kỳ 2) tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
(PLVN) - Ngày 14/02/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trung tâm KĐCLGD-ĐHQGHN) đã phối hợp với Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh tổ chức khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục (CSGD) - Chu kỳ 2 - của Nhà trường theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Để 'mỗi ngày đến trường là một ngày vui'

Ảnh minh họa
(PLVN) - Gần 50 năm trước, năm 1978, lần đầu tiên khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” xuất hiện tại Trường phổ thông cơ sở Thực nghiệm ở Hà Nội do Giáo sư Hồ Ngọc Đại đề nghị thành lập; với phiên bản chính xác là: “Đi học là hạnh phúc - mỗi ngày đến trường náo nức một niềm vui”.

“Đánh thức” tiềm năng khoa học - công nghệ ngay từ môi trường phổ thông, đại học

Để nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ - khoa học trong nhà trường, rất cần sự đầu tư cả về công sức, tiền bạc. (Ảnh minh họa trong bài - Nguồn: PV)
(PLVN) - Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, để ngành khoa học - công nghệ Việt Nam đi lên tầm cao mới cần đầu tư ngay tại cấp bậc giáo dục phổ thông, đại học.

Quản lý dạy thêm, học thêm là sự thay đổi nhận thức của xã hội

Sẽ thay đổi thi cử, đánh giá để hạn chế dạy thêm, học thêm. (Ảnh minh họa: TPO)
(PLVN) - Từ hôm nay (14/2), Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD &ĐT) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực. Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu xử nghiêm các trường hợp vi phạm. Giáo viên cần tuân thủ các quy định để tránh trường hợp bị xử lý đáng tiếc.