Tự hào là cái nôi đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước

(PLO) - 35 năm qua, từ một cơ sở nhỏ bé, được thành lập ở thời điểm đất nước đang bộn bề công việc của quá trình tái thiết sau chiến tranh, khó khăn, thiếu thốn đủ bề, đến nay Đại học Luật Hà Nội đã trở thành một cơ sở đào tạo pháp luật lớn nhất cả nước, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Trường (10/11/1979 – 10/11/2014), PLVN đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, kiêm Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội về những thành quả và định hướng phát triển của Trường. '
Đại học Luật Hà Nội đã trưởng thành vượt bậc
Xin Thứ trưởng cho biết những thành tựu nổi bật mà Đại học Luật  Hà Nội đã đạt được trong 35 năm xây dựng và trưởng thành? 
- Trải qua 35 năm phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ban, ngành, địa phương hữu quan; sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả của các cơ sở liên kết đào tạo, các đối tác nước ngoài, Trường Đại học Luật Hà Nội đã trưởng thành vượt bậc, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Có thể đúc kết những thành tựu nổi bật mà nhà trường đã đạt được trong 35 năm ở một số khía cạnh sau:
 
Thứ nhất
, năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học, phổ biến giáo dục pháp luật lớn mạnh vượt bậc. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, giảng viên được kiện toàn mạnh qua các thời kỳ, đến nay Trường đã có 28 đơn vị trực thuộc và 02 Trung tâm nghiên cứu pháp luật nước ngoài với 449 cán bộ, viên chức (trong đó có 21 giáo sư, phó giáo sư, 98 tiến sĩ, 143 thạc sĩ, 04 giảng viên nước ngoài làm việc dài hạn tại Trường). Chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo từ chỗ chưa có gì, nay đã có đầy đủ chương trình đào tạo của các cấp học, các hình thức đào tạo với nhiều lần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp... 
Thứ hai, trong suốt 35 năm qua, Trường đã đào tạo được hàng trăm ngàn lượt cán bộ pháp luật ở các trình độ cho đất nước với chất lượng ổn định, được các cơ quan, đơn vị tin tưởng sử dụng, đánh giá cao. Nhiều thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường đã và đang giữ trọng trách trong các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, bộ máy nhà nước ở Trung ương và địa phương; đang là các nhà giáo, nhà nghiên cứu, các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên... danh tiếng của đất nước. 
Thứ ba, trường có nhiều đóng góp cho sự phát triển hoạt động đào tạo luật ở Việt Nam. Trường Đại học Luật Hà Nội đã san sẻ về nhân lực, cơ sở vật chất góp phần hình thành hai cơ sở đào tạo lớn của đất nước là Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (được hình thành trên cơ sở Phân hiệu của Trường Đại học Luật Hà Nội tại TP.Hồ Chí Minh và Khoa Luật Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) và Học viện Tư pháp (được xây dựng từ Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán và các chức danh tư pháp khác của Trường Đại học Luật Hà Nội). Trường đã tham gia đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ khoa học có trình độ cao cho các cơ sở đào tạo luật khác ở Việt Nam. 
Chất lượng hoạt động là yếu tố sống còn
Được biết trong những năm gần đây, nhà trường đã tiến hành nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người học và nhu cầu đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước, xin Thứ trưởng cho biết những đổi mới mà nhà trường đã tiến hành trong 5 năm gần đây?
- Trường luôn xác định chất lượng hoạt động là yếu tố sống còn, bởi vậy, trong những năm gần đây, Trường đang áp dụng nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học. Ví dụ: Trường đã rà soát, ban hành mới các chương trình đào tạo theo phương châm thiết thực, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, đảm bảo tính đồng bộ và liên thông về chương trình giữa các chuyên ngành, các hệ đào tạo; ưu tiên các môn học phục vụ trực tiếp cho cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế, luật biển quốc tế; tăng cường trang bị kiến thức thực tiễn và kỹ năng nghề nghiệp. Trường đã tạo điều kiện để sinh viên tham gia vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra thông qua Trung tâm Tư vấn pháp luật, Văn phòng Thực hành Luật của Trường; dành riêng một khu nhà để cho giảng viên, sinh viên thực hành nghề luật. 
Đặc biệt, từ năm học 2014 - 2015, Trường sẽ lựa chọn những sinh viên giỏi để đào tạo cử nhân luật chất lượng cao, tạo nguồn tuyển dụng cho các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp, góp phần phát triển đội ngũ chuyên gia pháp luật trình độ cao cho đất nước. Trường cũng quan tâm tăng cường năng lực hội nhập cho sinh viên, chú trọng đào tạo tiếng Anh pháp lý; mở rộng hoạt động giao lưu quốc tế giữa sinh viên của Trường với sinh viên các nước. Từ năm học 2014 - 2015, Trường đã tuyển sinh đào tạo thêm một mã ngành mới là Tiếng Anh pháp lý, theo dự kiến, các em sinh viên này nếu có nhu cầu và năng lực có thể đăng ký học các môn luật để có thể nhận thêm bằng cử nhân luật.
Sinh viên Đại học Luật Hà Nội thi kéo co hưởng ứng ngày thành lập trường
 Sinh viên Đại học Luật Hà Nội thi kéo co hưởng ứng ngày thành lập trường
Thứ trưởng có thể cho biết những định hướng của Trường trong thời gian tới nhằm xây dựng Đại học Luật Hà Nội thực sự là một địa chỉ tin cậy, một trường trọng điểm quốc gia về đào tạo cán bộ pháp luật?
- Hiện nay Trường đang triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng trường trọng điểm đã được xác định trong Quyết định số 549/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật. Mục tiêu xuyên suốt là xây dựng Trường thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật với các định hướng lớn như: Tạo chuyển biến mạnh về chất lượng đào tạo, nhất là chất lượng hệ chính quy ở trình độ đại học và sau đại học; từng bước mở rộng quy mô đào tạo hệ chính quy, văn bằng 2 chính quy, thạc sĩ và tiến sĩ; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học theo phương châm thiết thực, hữu ích, bám sát yêu cầu triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế; gắn hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường với đời sống chính trị, pháp lý của đất nước; nâng cao hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; mở rộng hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người nghèo, các đối tượng chính sách. Nhà trường cũng xác định sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện được các nhiệm vụ trên. 
Đại học Luật Hà Nội tự hào về các thế hệ học viên, sinh viên!
Là Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội, Thứ trưởng có chia sẻ, gửi gắm, nhắn nhủ gì tới các sinh viên, cựu sinh viên nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Trường? 
- Tôi rất xúc động khi thấy các thế hệ sinh viên, học viên của Trường vẫn dõi theo từng bước thăng trầm của nhà trường. Cả tuần trước ngày Lễ kỷ niệm, Trường tổ chức đón tiếp các khóa, các lớp sinh viên, học viên cũ về thăm Trường. Các thế hệ sinh viên, học viên đều bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi trước những bước trưởng thành, lớn mạnh của nhà trường. Có được những thành tích đó là nhờ tập thể các cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên đã đoàn kết nhất trí, nỗ lực vượt khó, hết lòng, hết sức với công việc, với nhà trường. 
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập, Trường đã nhận được sự động viên tinh thần to lớn, những món quà lưu niệm có ý nghĩa và sự giúp đỡ quý báu về vật chất của các cựu sinh viên, học viên của Trường. Năm nay, Ban liên lạc lâm thời cựu sinh viên đã làm được một việc hết sức có ý nghĩa là huy động cựu sinh viên, học viên đóng góp tặng nhà trường pho tượng Bác Hồ để nhắc nhở mọi người noi theo gương Bác trong mỗi nếp nghĩ, mỗi việc làm. Cũng là lần đầu tiên trong lịch sử nhà trường, Ban liên lạc lâm thời cựu sinh viên tổ chức dạ tiệc sinh viên với quy mô lớn để tri ân các thế hệ thầy, cô giáo; gặp gỡ, ôn lại những kỷ niệm vui, buồn thời sinh viên để kết nối các thế hệ sinh viên, học viên với nhau và với nhà trường. Thay mặt Đảng ủy, Ban Giám hiệu và toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên nhà trường, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thế hệ cựu sinh viên, học viên.
Với các thế hệ sinh viên, học viên của Trường, tôi muốn nhấn mạnh: Trường Đại học Luật Hà Nội hết sức tự hào đã có các anh, các chị là sinh viên, học viên của mình. Các anh, các chị, dù với những công việc khác nhau, với những cương vị khác nhau nhưng đều đang góp phần làm rạng danh cho ngôi trường này. Tập thể cán bộ, giảng viên của Trường hứa với các anh, các chị sẽ phát huy truyền thống vẻ vang 35 năm qua, tiếp tục đoàn kết, nhất trí để tạo ra sức mạnh tổng hợp; làm việc năng động, sáng tạo để nắm bắt vận hội; dũng cảm đổi mới để theo kịp thời đại, quyết tâm xây dựng trường ta thành trường trọng điểm về đào tạo pháp luật, để các anh, các chị có thể tự hào đã từng là sinh viên của Trường Đại học Luật Hà Nội. 
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng! 
Vinh dự được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì 
Với những thành tích đã đạt được, Đại học Luật Hà Nội đã vinh dự được Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng thưởng nhiều Huân chương, Bằng khen, Cờ thi đua xuất sắc. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập (10/11/1979-10/11/2014), Trường Đại học Luật Hà Nội vinh dự được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì - phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước do đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Đọc thêm

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.