Đại học Luật Hà Nội: Tự hào, xúc động, tri ân vùng đất cội nguồn

Đoàn công tác Trường Đại học Luật Hà Nội chụp ảnh lưu niệm tại khu di tích
Đoàn công tác Trường Đại học Luật Hà Nội chụp ảnh lưu niệm tại khu di tích
(PLO) - Nhân kỷ niệm 69 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945-28/8/2014), đoàn công tác Đại học Luật Hà Nội gồm Ban Giám hiệu, giảng viên và sinh viên tiêu biểu của Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức chuyến công tác đến vùng đất cội nguồn, nơi được coi là cái nôi chứng kiến những ngày đầu tiên hình thành và hoạt động của ngành Tư pháp Việt Nam.
Hiểu hơn về công lao các thế hệ cha anh
Từ tinh mơ sáng 16/8 tại Thủ Đô Hà Nội, tập thể Ban Giám hiệu cùng hơn 80 giảng viên, sinh viên của Trường Đại học Luật Hà Nội khởi hành đến với nguồn cội của ngành Tư pháp Việt Nam, nơi vốn được coi là cái nôi của cuộc kháng chiến cách mạng thần kỳ Tháng 8 lịch sử.
Thôn Mới, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang là nơi  chứng kiến những dấu ấn lịch sử quan trọng của Bộ Tư pháp. Chính tại thôn Mới, Bộ Tư pháp đã đề xuất và trình Chủ tịch Hồ Chí Minh ký các Sắc lệnh về cải cách bộ máy tư pháp và pháp luật tố tụng theo hướng dân chủ hóa, làm cho tư pháp thật gần dân, hiểu dân, giúp dân. 
Những cán bộ tư pháp đầu tiên dưới sự giúp đỡ, che chở của đồng bào các dân tộc Tuyên Quang đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, giúp Đảng, Chính phủ ban hành nhiều chính sách, pháp luật và duy trì công tác công tố, xử án, góp phần xứng đáng vào việc giữ vững chính quyền nhân dân, kháng chiến, kiến quốc thắng lợi.
Sau khi dâng hương tại Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp, trước các giảng viên, sinh viên,  TS Phan Chí Hiếu, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội xúc động cho biết: “Chưa đầy hai tuần nữa là đến ngày kỷ niệm 69 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam 28/8, về thăm Khu di tích tích lịch sử của Ngành, các giảng viên, sinh viên của Trường Đại học Luật Hà Nội rất xúc động và tự hào về truyền thống lịch sử của Bộ Tư pháp. Về với cội nguồn, các cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội càng thấm nhuần và biết ơn sâu sắc công lao của những thế hệ cán bộ tư pháp trước đây. Trong suốt chiều dài lịch sử của Ngành, nếu không có sự cố gắng, nỗ lực vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ của tập thể  của những lớp cán bộ đầu tiên thì đã không có sự phát triển và lớn mạnh của Ngành trong hiện tại. Chính vì thế, toàn bộ cán bộ công chức, viên chức, người lao động của Trường phải phấn đấu nhiều hơn nữa, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của ngành Tư pháp”.
Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Phan Chí Hiếu trao quà ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa xã Minh Thanh
Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Phan Chí Hiếu
trao quà ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa xã Minh Thanh 
“Tự hào và yêu ngành hơn nữa”
Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp là một trong những di tích lịch sử cách mạng quan trọng ở Chiến khu Việt Bắc và đã được được xếp hạng Di tích cấp quốc gia vào tháng 7/2005.
Tự hào và xúc động được đi thăm nguồn cội ngành Tư pháp, giảng viên trẻ Phạm Thị Thanh Nga đang là Phó Bí thư Đoàn trường, giảng viên Khoa Hành chính Nhà nước, Trường Đại Học Luật Hà Nội cho biết: “Từ lâu, tôi đã mong có dịp được đến với Khu di tích lịch sử của Ngành. Lần này, được đến thăm Khu di tích lịch sử của Ngành trong khoảng thời gian thật ý nghĩa như thế này, tôi càng cảm thấy tự hào và biết ơn các thế hệ  ông cha đi trước.  Những người trẻ đang làm việc trong ngành Tư pháp như chúng tôi càng cần phải  biết và hiểu rõ lịch sử phát triển của Ngành. Trong thời gian tới, Đoàn của trường sẽ tổ chức các chuyến về nguồn cho sinh viên để những thế hệ tương lai của Ngành hiểu và yêu công việc Tư pháp hơn nữa”.
Nằm trong chương trình “Tri ân cội nguồn”, Trường Đại học Luật Hà Nội đã ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa của xã Minh Thanh số tiền là 5 triệu đồng. Đoàn Thanh niên Nhà trường cũng trao tặng Quỹ khuyến học xã Minh Thanh số tiền 10 triệu đồng cùng 10 suất quà cho 10 em học sinh nghèo vượt khó học giỏi.
Xúc động trước tấm lòng của Trường Đại học Luật Hà Nội, Phó Bí thư Đảng ủy xã Minh Thanh Ma Tiến Vinh cho biết: “Tình cảm của Nhà trường là niềm động viên rất lớn đối với người dân trong xã. Chúng tôi mong rằng, trong thời gian tới, Trường Đại học Luật Hà Nội sẽ tiếp tục về thăm,  đồng hành cùng với bà con xã Minh Thanh trong xây dựng và phát triển”.
Trong chuyến tri ân cội nguồn lần này, Đoàn công tác Trường Đại học Luật Hà Nội cũng đã đến thăm Khu di tích lịch sử Tân Trào, nơi có Đình Tân Trào, Đình Hồng Thái, Lán Nà Nưa, Cây đa Tân Trào, nơi được coi là Thủ đô kháng chiến khi xưa.

Đọc thêm

Cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc: Đón nhận những tín hiệu tích cực từ phía người dân và xã hội

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia Nguyễn Văn Bốn chủ trì Hội nghị sơ kết thí điểm cấp phiếu LLTP trên VNeID và công tác chuẩn bị mở rộng thí điểm trên toàn quốc diễn ra vào tháng 6/2024.
(PLVN) - Từ 1/10/2024 đến hết 30/6/2025, việc thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VNeID được triển khai trên toàn quốc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Bốn, Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia, Bộ Tư pháp.

Khơi thông điểm nghẽn thể chế, kiến tạo nguồn lực cho phát triển

Khơi thông điểm nghẽn thể chế, kiến tạo nguồn lực cho phát triển
(PLVN) - Các Đại biểu Quốc hội cho rằng những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng làm thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; đảm bảo các văn bản luật khi được ban hành sẽ vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.

PGS.TS Vũ Văn Phúc: Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định nền tảng về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương
(PLVN) - Theo PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm rất quan trọng, đặt nền tảng lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Trợ giúp pháp lý vì lợi ích của người dân

Một buổi tuyên truyền pháp luật về TGPL của cán bộ Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, những năm qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh Sơn La đã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.

Trường Đại học Luật Hà Nội sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 22/10,  Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/BCSĐ ngày 26/4/2019 về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.

Tráng A Chu: Chàng trai người Mông đam mê làm du lịch, giúp bà con thoát nghèo

Tráng A Chu chàng trai dân tộc Mông đam mê làm du lịch
(PLVN) - Từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, thế nhưng Tráng A Chu, chàng trai người dân tộc Mông không có ước mơ ở lại phố thị mà quyết tâm trở về với bản làng làm du lịch. Để rồi từ hai bàn tay trắng, anh đã đã biến vùng đất nghèo khó Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn, và trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước.