Trong mênh mông sắc hoa

Tranh minh họa: Trường Thịnh
Tranh minh họa: Trường Thịnh
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng tinh khiết, bình minh đang lên. Sương quyện hương sen trong những ngày thanh tao của người cựu binh già. Ông Minh vừa nhấp ngụm trà đầu thì thằng Giới hốt hoảng chạy sang. Nó thông báo tin sét đánh. “Ông ơi, anh Nên cưa trộm sưa, mang đi rồi”. Ông hạ chén xuống, thảng thốt: “Nó cưa hồi đêm hả? Trời ơi!”. Ông lao theo thằng cháu đến nhà con cả Vấn. Cây sưa quý của dòng họ “ngự” ở mé sân vườn, do Vấn trông nom. Vậy mà…

Vừa thở vừa bưng tay đỡ ngực, ông Minh thấy con cả ngồi khóc rưng rức dưới gốc cây. Cây sưa từng cao lừng lững, một thân ba cành lớn, vững chãi vươn ra, bóng tỏ cả một khoảng trời. Vậy mà giờ chỉ còn trơ một cành.

- Thằng đốn mạt đó trốn đi rồi bố ạ.

Anh Vấn ngẩng lên, nói với bố rồi sấp mặt vào đầu gối khóc. Nhìn vết cưa nham nhở, những vụn cưa và cành sưa tung tóe, la liệt mặt đất, ông Minh nghẹn lại. Lần trước, Nên cưa cây, nó đã tạo ra vết thương cho cả dòng họ. Giờ nó gây thêm vết lớn hơn.

Gỗ sưa luôn sốt sình sịch. Hai năm trước bọn buôn gỗ lân la kích động, hòng thuyết phục ông Minh và con cả Vấn bán cây. Số tiền đủ để xây cả một căn biệt thự ở làng quê này. Mỗi lần gặp ông Minh, anh Vấn, bọn họ đều thất vọng. Bọn trộm cắp mang cái dã tâm của chúng ra đình làng. Chúng cưa trộm hai cây sưa trong sân đình Thượng. Làng mất cây, xóm trên đến xóm dưới nhớn nhác, rầu rĩ. Ông Minh bàn với con trai các phương án bảo vệ cây của gia đình. Anh Vấn mua chó về canh giữ, điện thắp suốt đêm, cửa cổng lúc nào cũng im ỉm khóa. Chưa hết, anh Vấn còn lắp camera ở sân và cổng. Trộm bên ngoài đã tránh được. Còn trộm trong nhà thì… Thằng Nên đã cưa trước một cành, mua ô tô, phóng phè phè cùng đám thanh niên làng. Đó là cuộc cắt cây bài bản, được tính toán kỹ lưỡng, đến nỗi người nhà không kịp trở tay. Lần này nó muốn đổi xe ô tô đắt tiền hơn nên tính toán chi tiết hơn lần trước. Thanh niên làng nhiễm cái thuốc lú thuốc mê đó từ đâu không biết. Làng nhễ nhại vì xe. Chỗ nào cũng bàn tán xe cũ xe mới. Mà không chỉ làng, cả xã ba năm qua nhộn nhạo trào lưu mua xe để thỏa thói đua đòi. Chẳng ít người lớn ngấm thói thực dụng của bọn trẻ. Nhà này đua nhà kia, bán đất đai tổ tiên sắm ô tô cho oách. Nhiều bác nông dân vốn chân lấm tay bùn, nay một bước lên xe, đi nom đồng cũng phải đánh xe. Xe tắc cả đường làng vốn lành hiền giản dị. Nên nghe chúng bạn về thuyết phục ông và bố bán cây để chạy theo mốt nhưng không được chấp thuận. Nó đòi bán đất nhưng chẳng ai chiều. Cuối cùng nó làm bậy với cổ thụ.

- Tiếng cưa sẽ đánh thức mọi người. Làm sao thằng Nên có thể đưa người về cưa cây trong đêm?

Ông Minh tự đặt câu hỏi. Cả con và cháu đều nghe thấy. Ông bảo con trai đứng dậy. Giờ khóc lóc thì giải quyết được gì. Cần làm lúc này là phải đi tìm thằng Nên và đề phòng chúng cưa nốt cành còn lại.

- Ông ơi, anh Nên đánh thuốc mê mọi người, cả chó nữa ạ. - Giới nhanh nhảu.

Vấn có hai con trai nhưng tính nết hoàn toàn khác nhau. Giới thì lành hiền, chăm chỉ, vâng lời. Còn thằng Nên luôn vâng theo sự sai khiến của đồng tiền và thói hưởng lạc. Khi thấy cháu nội đua đòi, tụ bạ với đám thanh niên nhố nhăng nhậu nhẹt, ông Minh bàn với các lão niên trong làng phải tìm cách cứu một thế hệ trẻ. Làng từng nhiều người học hành phát đạt, kể từ khi hai cây sưa cổ thụ bị cắt trộm thì chả đỗ đạt gì sất. Chỉ thấy hào nhoáng xuất hiện xe hơi, tắc cả đường quê. Lúc này phải soạn hương ước, đưa lời răn dạy vào. Nhưng lời mấy cụ không thuyết phục được trưởng thôn. Trưởng thôn còn trẻ, cũng bị cuốn vào vòng cuồng mê. Vả lại, chuyện làm hương ước còn phải được nhất trí của trưởng mấy dòng họ lớn. Nay mấy dòng họ lớn còn đang gằm ghè nhau về chuyện xe hơn xe kém, nên không có tiếng nói chung. Ông quay về đầm Sen thanh tao tỏa điều nhân nghĩa. Ông hỏi sen phải làm gì? Sen nói bằng sắc hương êm đềm dân dã. Ông tự nhủ, mình sẽ phải gìn giữ những đầm sen này tốt hơn, để giảm cái gay gắt, nắng nôi thực dụng của người đời. Chuyện giữ gìn đầm sen trước nhà, với ông Minh là cả một kỳ tích chứ chẳng chơi. Nếu ông buông xuôi, đồng ý sang nhượng để đổi lấy tiền, thì khu đầm sen, là nhan sắc, là mắt làng đã bị lấp để mọc lên quán nhậu. Gần như cả làng năm đó động viên ông bán. Nhưng ông dứt khoát không chịu. Bây giờ ông càng thấy mình đúng.

* * *

Thằng Nên bị tai nạn. Nó mua đâu con xe gần hai tỷ đồng rồi chạy đua trên đường đê. Xe va vào điếm rồi lộn mấy vòng xuống chân đê. Nên bị đa chấn thương, rơi vào tình trạng thập tử nhất sinh. Tai nạn chỉ sau đêm cưa trộm cây hơn chục ngày. Hơn chục ngày đó nó không về nhà. Không ai liên lạc được. Khi về là nó làm mọi người… chết khiếp. Theo lời bác sĩ chẩn đoán sau hơn một tuần điều trị, thằng Nên có thể sống được, nhưng sống như thế nào còn do ý trời. Ông Minh đến viện thăm cháu. Nhìn nó thương tích đầy mình, hom hem, thật tội. Lúc về, ông ghé vào tai nó: “Cháu điều trị cho tốt, khỏe về ra đầm sen với ông”.

Tai nạn, nghiện ngập là thứ kiểu gì đám thanh niên cũng dính phải nếu không được cản ngăn. Chỉ trong hai tháng, ba thanh niên chết vì nghiện. Một năm qua, riêng cái xã này có tới hai tám vụ tai nạn ô tô ở đường làng. Ai là người nghĩ sâu được về những mất mát đó?

Khỏi phải nói Nên đã ngốn mất bao nhiêu tiền. Người thân còn phải liên tục gặp bên công an lấy lời khai. Nên về sau gần hai tháng nằm viện. Đầu óc nó lơ tơ mơ không bình thường. Có lúc hét lên như động kinh. Đêm đến, nó vẫn lảm nhảm, mơ về những chiếc xe hơn thua với chúng bạn. Ông Minh đưa Nên ra đầm để cháu được gần gũi loài hoa thanh khiết, mong nó có chút hồi tâm. Nhưng Nên làm ngơ tất cả. Nó vẫn đòi xe, đòi tiền, đòi cắt nốt cành sưa để khỏa lấp trống rỗng. Nó nghiện ô tô như nghiện thuốc phiện, nhưng làm sao nỡ bỏ rơi. Hằng ngày, ông trò chuyện với sen, chim chóc và cho cháu nội thưởng thức trà cùng. Ông cũng dạy cháu tập thể dục dưỡng sinh, nói cho cháu về ý nghĩa, giá trị các loài cây. Nên trầm tĩnh, bớt loạn thần, văng tục. Có khi nó ngồi trước sen cả giờ đồng hồ. Nó cũng về nhà với bố mẹ năm ngày, ngồi dưới gốc sưa, bần thần bên mấy con chó. Những tưởng Nên hồi tâm, thay tính đổi nết, nào ngờ một ngày, nó để lại cho ông mảnh giấy: “Ông à, cháu đi để đổi đời. Ông bảo bố mẹ và mọi người đừng đi tìm”. Ông Minh chỉ còn biết nguyện xin tổ tiên dòng họ, cùng hương thơm tinh khiết của loài hoa mở mắt cho thằng Nên.

* * *

Lần này thằng Nên tính toán kỹ lưỡng. Nó muốn bứng nốt một cành sưa. Nên nghĩ, khi bỏ đi, hẳn mọi người sẽ đề phòng. Nó cử người dò la tình hình trong xóm, làng và chính khuôn viên gia đình. Điện luôn thắp sáng, ba con chó được thả canh giữ trong đêm. Mấy ngày nó về nhà ngồi bên gốc sưa là để quen thân với mấy con chú, tìm chỗ lẻn vào để cắt khóa cổng, cắt dây camera. Nó vẫn gây mê cho cả nhà bằng khí, rồi dùng cưa giảm thanh hạ cành sưa lớn cỡ hơn một người ôm. Phải đến khi xe chở mấy khúc gỗ lách qua cổng, ào ra đường thì hàng xóm mới phát hiện, tri hô. Lúc nhiều trở dậy thì xe chở gỗ đã chạy biến. Cũng phải rất lâu sau, gia đình anh Vấn mới tỉnh mê.

Những tưởng thằng Nên đi hẳn. Chỉ ít ngày thôi, nó trở về. Lúc đó, ông Minh ngồi thưởng trà bên sen, nghĩ cách tạo dựng tủ sách cho làng thì một bóng lù lù xuất hiện. Mặt mày hốc hác, nhám đen, gã quỳ thụp trước mặt ông nội, khóc lóc van xin:

- Cháu xin lỗi ông, xin lỗi bố mẹ cháu và mọi người. Cháu là thằng đích tôn bất hiếu. Cháu đã quên mọi lời dạy của ông về cổ thụ, về nề nếp của gia đình. Cháu bị đồng tiền che mờ mắt và đã ăn cắp của tổ tiên. Cháu không xứng là cháu nội ông…

- Ừ. Anh lớn rồi. Anh phải chịu trách nhiệm về bản thân. Về mà xin lỗi bố mẹ anh ý. Sao anh không đi nữa?

- Ôi ông ơi, cháu sẽ về dập đầu xin lỗi bố mẹ. Nhưng cháu vẫn muốn về xin lỗi ông trước. Cháu chẳng còn chỗ nào để đi, cháu đã bị lừa.

Thì ra bọn theo Nên về cưa cây là một nhóm xã hội đen đầy dã tâm. Chúng làm Nên u mê, dẫn về cưa cây rồi giữ sạch tiền, đẩy gã vào cảnh khốn cùng. Không còn bấu víu vào đâu, Nên buộc phải quay về.

- Cháu đã muốn chết đi, nhưng nghĩ bố mẹ còn thương, nên mới mò về.

Ông Minh không muốn nặng lời, ngộ nhỡ xảy ra chuyện chẳng lành. Ông nghĩ mình đã già cả, thôi thì để việc đó cho bố con nó giải quyết. Ông và cháu nội về bên nhà nó. Gặp bố mẹ, thằng con nhàu nhĩ đấm thùm thụp vào ngực, ăn năn. Hai vợ chồng Vấn nghẹn ứ cổ họng. Ông Minh nói với thằng cháu:

- Mày phải sám hối bên sen, cháu ạ. Mày không đáng được tha thứ, khi hết lần này đến lần khác làm điều dại dột. Ông sẽ cho mày một cơ hội ở bên hoa, gần hoa, cải tà mà quy chính.

Ông Minh lại đưa thằng cháu về nhà để gần hương. Nó vẫn chưa phải là thằng bỏ đi. Ông nghĩ, mình cần phải gột rửa tâm hồn Nên. Phải làm mắt nó sáng lên, tâm hồn rộng mở và một con tim biết nghĩ.

- Nhìn vào sen cháu thấy gì?

- Cháu thấy thơm và đẹp.

Ông lão gật đầu, bảo thằng cháu:

- Cháu phải từ từ. Thơm và đẹp thì ai cũng nhìn ra. Cháu phải thấy vẻ đẹp ẩn tàng bên trong cơ. Phải cảm nhận được sen đang nói với mình điều gì. Từ đó cháu sẽ thấy, những hào nhoáng bên ngoài chẳng là gì cả.

Ông đi hái sen về cho bà con, để thằng cháu ngồi đó thầm thì bên sen. Hương sen tỏa nền trời rộng. Ông vẫn thấy thằng cháu hít hà, nói gì đó với những đóa hoa thanh khiết.

Tin cùng chuyên mục

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học.

Bước qua mùa hoa phượng

(PLVN) - Giá có cái lỗ nẻ mà chui xuống đất thì tôi đã chui tụt xuống cho đỡ xấu hổ khi tôi nhìn thấy cô, cô Nhẫn của tôi. Nhưng lỗ nẻ không có, tôi đứng như trời trồng, con dao cạo mủ cao su rơi xuống chân. Còn cô thì cứ phăm phăm đi lại phía tôi với quần áo bết mồ hôi, bụi đường.

Đọc thêm

Giả vờ

Ảnh minh họa - Internet
(PLVN) - Từng cơn nắng cứ đổ ập xuống một cách mạnh mẽ, như cách mà chúng cậy mình trở thành nữ hoàng của mùa hè.

Ba dượng

Ba dượng
(PLVN) - Ngày mẹ đi thêm bước nữa tôi nhất quyết không đến dự đám cưới của bà. Một đứa trẻ lên tám khi ấy chỉ muốn có một gia đình yên ấm, làm sao đón nhận được một người xa lạ đến ở cùng để rồi “ba” phải ra đi và mình phải gọi người đó bằng “ba”.

Tản mạn về chiếc nồi cơm điện

Tản mạn về chiếc nồi cơm điện
(PLVN) - Dạo gần đây, hình ảnh chiếc nồi cơm điện xuất hiện ngày càng nhiều. Nhà nhà, người người đều tập ôm nồi. Tôi bỗng để ý hơn đến cái nồi cơm điện nhà mình. Rồi bỗng sực tỉnh nhận ra thứ vô tri, vô giác trong nhà hóa ra cũng có nhiều ý nghĩa ra phết.

Chuyện bên sông

Chuyện bên sông
(PLVN) - Đa lớn lên trong căn chòi nhỏ neo người bên cánh sông buồn. Căn nhà nhỏ của hai mẹ con nó mỗi đêm sau khi qua đi những nhọc nhằn của ngày thường, thì càng về đêm càng yên tĩnh.

Cuộc đua với thời gian

Ảnh minh họa. (Nguồn: Pinterest)
(PLVN) - Con người luôn dành cả cuộc đời để chạy đua với thời gian. Từ việc bào chế thuốc trường sinh, vội vàng lưu giữ những bức ảnh, cho đến việc sống gấp.

Nghệ nhân

Tranh minh họa: Trần Công Nguyên
(PLVN) - Doãn hăm hở hùn vốn mở cửa hàng kim thủy khí, cung cấp máy móc. Vậy mà đổ bể.

Mùa tỏi cô đơn

Mùa tỏi cô đơn
(PLVN) - Mỗi khi tàu nhả khói chạm vào vòm cây xà cừ cổ thụ chỗ nền ga Điềm cũ sẽ rúc những hồi còi dài dằng dặc, tiếng bánh sắt lăn rình rùng trên đường ray. Đường gạch chật chưỡng dưới chân Miên.

Hãy níu nhau thêm một chút…

Hãy níu nhau thêm một chút…
(PLVN) - Cuộc sống thời số hóa, mọi buồn vui, hạnh phúc, hỉ nộ ái ố với nhiều người đều ăm ắp trên mạng xã hội… Nhưng có một cô gái đã chết khô trên sofa đã hơn một năm trong căn hộ tại một chung cư ở Hà Nội lại không có - dù chỉ là một kết nối thực...

“Cẩm nang chữa nói ngọng” - phát huy những nét đẹp của giọng nói vùng miền

Cuốn sách giúp người nói chưa chuẩn tiếng Việt, có thêm nhiều hướng dẫn thực hành và luyện tập sửa ngọng tại nhà. (ảnh P.V)
Tối ngày 14/5/2024, chuyên gia ngôn ngữ Nguyễn Thị Thanh Mai ra mắt cuốn "Cẩm nang chữa nói ngọng" (NXB Thanh Niên) tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Qua cuốn sách, chuyên gia ngôn ngữ cũng là MC của Đài Truyền hình Việt Nam này muốn giúp những người nói tiếng mẹ đẻ chưa chuẩn có thể áp dụng và chỉnh sửa điều đó.

Buông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nếu mà bà không thương ông thì buông tha cho người ta để người ta còn đi lấy vợ nữa chứ?

Giọt trăng dưới biển

Ảnh minh họa. (Nguồn: Pinterest)
(PLVN) - Biển Hồng Vàn đẹp, là cái đẹp của một người phụ nữ kiều diễm, nhưng đỏng đảnh khó chiều.

Hương mùa hè

Ảnh minh họa. (Nguồn: Pinterest)
(PLVN) - Cuối xuân mà Hà Nội cứ như đã vào hè, trời nóng hầm hập, bức bối muốn xé toạc lớp da của mỗi người.

'Lần về sau anh sẽ về hỏi cưới em'

Ký ức chiến trường xưa. (Tranh minh họa: Báo Lâm Đồng)
(PLVN) - Tháng tư đến mang hương vị của những lời nói dối phảng phất đâu đây. Cái khí trời thêm se lạnh khiến lòng người như đang chợt hỏi, xuân vừa ghé qua sao lại mang cái oi ả sớm tới rồi. Người ta thường bảo tháng tư là tháng của những lời nói dối, nhưng có bao giờ có ai tự nghĩ rằng trong vô số những lời nói ấy, thực sự thì cũng có những lời nói dối thiện - lương?

70 tác phẩm hội họa “Đường lên Điện Biên”

Một tác phẩm hội họa trong triển lãm “Đường lên Điện Biên” (ảnh Bảo Châu).
(PLVN) - Triển lãm “Đường lên Điện Biên” giới thiệu 70 tác phẩm hội họa, đồ hoạ, điêu khắc, ký hoạ, áp phích, sáng tác trong giai đoạn 1949 -2009 của 34 tác giả, được lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Mưa phượng

Mưa phượng
(PLVN) - Tháng tư, vài cây phượng nở sớm bắt đầu khoác lên mình những con bướm vàng đỏ đủ cả. Chúng lấp ló dưới những tán lá xanh um chơi trò trốn tìm với những cô cậu nhỏ đang đuổi bắt dưới gốc cây. Mùa phượng hãy còn sớm, nhưng cũng đủ để thức tỉnh những lòng yêu phượng theo cơn gió mơn trớn đến đâu đây. Tìm những con bướm phượng lẩn trong đám lá xanh um ước chừng còn vui hơn cảnh nhìn thấy tầng tầng hoa phượng buổi đương mùa.