Nghệ nhân

Tranh minh họa: Trần Công Nguyên
Tranh minh họa: Trần Công Nguyên
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Doãn hăm hở hùn vốn mở cửa hàng kim thủy khí, cung cấp máy móc. Vậy mà đổ bể.

Anh tiếp tục cùng bạn mở công ty tư vấn thiết kế, sau hai năm đạt một số thành tựu thì bị đẩy ra. Người bạn anh vốn tin tưởng đã tham lam thu hết thành quả về mình. Thôi thì phải tách ra tìm lối đi riêng. Bẵng đi một thời gian, trở thành doanh nhân thành đạt nhưng Doãn vẫn giữ nếp sống giản dị.

***

Đau. Nhìn thấy những ngôi làng phởn phơ giàu, nhà cổ bị đốn hạ, nhường cho nhà cao tầng, anh đau lắm. Đô thị hóa thổi vào làng quê của Doãn, một vùng ngoại thành từng được trầm trồ khen êm đềm có đủ đầy bến sông, cây đa, sân đình, với những con ngõ lát gạch nghiêng diễm lệ e ấp. Thế rồi mọi thứ ùn ùn thay đổi. Con cái giục bố mẹ đập bỏ để chia đất. Chim chóc bay hết. Trên nền trời bói chẳng có cánh cò nào bay lả bay la cuối chiều. Làng anh trơ khấc mỏi mệt vắng cây xanh. Đất đai hiếm hoi, không đập cái cũ xây hai ba cái nhà ống chia cho con thì làm sao con có chỗ ở. Cụ Đoàn Bá Hùng, bố của Doãn bảo: “Thiên hạ họ làm gì, mặc. Còn gia đình ta, những gì đời xưa để lại phải được gìn giữ”. Em trai Doãn bảo: “Làng trên xóm dưới phá hết rồi”. Cụ Đoàn Bá Hùng nói chắc như đinh đóng cột: “Cứ theo bố. Hẵng cứ tìm cách sửa chữa và giữ nguyên vẹn những chi tiết, họa tiết của ngôi nhà”. Cụ vận động người làng giữ nhà cổ ,nhưng không ai nghe. Họ dỡ ra bán đi. Cái nào không bán được thì làm củi. Một mồi lửa là những món đồ trăm năm thành tro bụi. Nghịch lý là nhiều nơi lại có mốt dựng nhà cổ bằng gỗ. Doãn hì hụi tiếc. Mặt anh giãn nở. Trong nỗi ê chề thất vọng vì bạn lừa, loay hoay vì việc riêng chưa thành, Doãn chộp được ý tưởng dựng nhà gỗ cổ cho các đại gia có nhu cầu. Một cách “trồng hoa lấn cỏ dại”. Doãn hỏi ý kiến, cụ Đoàn Bá Hùng bảo:

- Đó là nghề đòi hỏi tâm huyết, khó gấp ba bốn lần việc con làm tư vấn thiết kế. Bố biết con sống nghiêm túc, nhìn vấn đề cũng nghiêm túc, nhưng tuổi còn trẻ.

Doãn xin bố yên tâm. Anh nhạy với làng cổ cũng khéo léo nhận ra nhiều người thích trang trí mình bằng những ngôi nhà gỗ làm sang. Kẻ có tiền thiếu cả hiểu biết lẫn khả năng bài trí, họ sẽ cần những người như anh.

Có lưng vốn kiến thức kha khá, Doãn cũng bàn với hai người bạn có kiến thức và yêu vốn cổ hùn vốn lập xưởng chế tác, phục vụ nhu cầu. Anh được chấp thuận. Một trở ngại đã vượt qua, nhưng bắt đầu đâu có đơn giản. Thời gian đó những người trẻ như anh gặp nhiều khó khăn trong lập nghiệp. Làm sao để khách hàng biết đến mình đặt hàng, gây dựng uy tín? Kỹ thuật và vốn văn hóa về nhà cổ anh có, nhưng lấy đâu ra thợ và hợp đồng? Nhất là thợ có kỹ năng và kiến thức.

Nghĩ mãi, Doãn tìm đến làng Công, một làng mộc cũng có tiếng tăm trong vùng. May thay anh gặp lão nghệ nhân Lê Kiên có kiến thức về nhà cổ cũng mới nhận đơn hàng phục dựng cho hai “đại gia”. Tâm sự, cụ Lê Kiên điềm nhiên cười:

- Anh tìm đúng địa chỉ rồi đấy. Tôi cũng đang bí về họa tiết thời Lê. Đám trẻ ở làng nghề này chỉ ăn xổi. Tôi rất vui khi được gặp một kiến trúc sư trẻ tâm huyết như anh.

- Vậy xin cụ khơi mở cho nhãn quan của cháu.

- Người ta biết tiếng làng Công. Nhiều nơi về tìm tôi nhờ dựng lại nhà cổ. Tôi già rồi mà các con tôi lại không thạo. Thành ra lực bất tòng tâm. Cậu có tâm huyết như vậy, hãy tham gia với tôi. Nghe cậu nói thì đúng là một người ham học và hiểu biết.

Doãn nhận ra chính làng Công sẽ là nơi giúp anh khởi nghiệp. Bởi nơi đó tập trung những người thợ mộc lành nghề, nhưng còn thiếu kiến thức về phục dựng. Chỉ cần anh hợp tác với họ. Kiến thức kết hợp kỹ năng sẽ tạo nên hiệu suất cao.

- Vâng. Xin nhờ cụ chỉ dạy và cho cháu được tham gia.

Công việc không đơn giản. Doãn phải đôn đáo tìm hiểu, chiều lòng khách. Từ đó Doãn nắm bắt được nhu cầu thật sự của thị trường rất lớn. Nhưng cung không đủ cầu. Nhất là nhiều người lắm của nhiều tiền, đất rộng không thích xây những cái biệt thự bê tông lạnh ngắt, thiếu vắng màu xanh. Nhờ chịu khó, Doãn nhận được bốn đơn hàng. Đúng là cơ hội khởi nghiệp trời cho.

Doãn bàn với hai người bạn đồng chí hướng. Anh được ủng hộ. Doãn tin ở hai người bạn này. Họ mê quá khứ và sống nội tâm nên sẽ khó lòng phản bội anh như người bạn trước. Để làm giàu có kho tàng kiến thức, mẫu mã nhà cổ, Doãn tìm hiểu khắp trong nam ngoài bắc, đo, vẽ thiết kế, học cách dựng nhà chuyên nghiệp hơn. Chỉ cải tạo, làm lại một vài cái kèo, cái cột, bức phù điêu trong nhà mình đã khó. Nay phải hoàn thiện cả ngôi nhà, với ba gian hai chái, hệ thống cột kèo, dui, mè và những bức phù điêu gỗ mít… người thiết kế phải làm chủ được ngôn ngữ của nhà cổ. Đã không làm thì thôi, mở xưởng ra thì phải thể hiện độ chuyên nghiệp nhất định. Bố anh dặn: Con ạ, muốn tạo dựng tiếng tăm một doanh nhân - kiến trúc sư thì thời gian, tâm huyết bỏ ra phải nhiều hơn nữa.

***

Sao lại thế được! Đứng trước ngôi nhà cổ đầu tiên Doãn kết hợp với nghệ nhân Lê Kiên làng Công, anh thốt lên. Nó đã gặp sự cố. Sự việc không phải lỗi kỹ thuật mà chủ nhà bị trả thù nên trong lúc thi công gần xong nhà thì bị phóng hỏa. Người ta chất rơm đốt. Hàng xóm láng giềng phát hiện dập được lửa thì một góc nhà đã bị cháy. Cháy thì phải sửa. Một phần tư số kèo cột liên quan phải thay. Tiến độ công trình sẽ bị chậm lại vài tháng.

Anh bàn với chủ nhà, phải nhờ công an can thiệp. Nên đầu tư tâm huyết điều tra xem ai là thủ phạm và không để việc này tái phạm. Kế hoạch là thế. Khi bàn thêm có người bảo: Không nên nhờ công an, bởi khi thủ phạm bị đưa ra ánh sáng, sẽ lại có hình thức trả thù khác.

- Vậy phải dừng lại à? - Doãn hỏi.

Trong lúc bế tắc thì chủ nhà thông báo, đã tìm được thủ phạm, đôi bên đã dàn xếp để không ai được làm phương hại đến nhau nữa. Từ đấy đội của Doãn mới an tâm thi công. Ác thay, làm đi đã khó, sửa lại khó gấp đôi. Cứ thay mới toàn bộ đã đành, đằng này phải tận dụng phần chưa cháy cho chủ nhà để anh ta chịu được mức chi phí. Khi toàn bộ công trình ngạo nghễ đứng trong không gian khá hợp lý trên mặt bằng gần nghìn mét vườn, Doãn mới yên tâm. Anh ước giá làng mình có đại gia, dám dựng nhà cổ trong ngôi làng từng khá cổ kính này.

Công trình thứ hai đang diễn ra suôn sẻ thì một công nhân bị ngã gãy tay. Đã thế chủ công trình lại muốn hoàn thiện gấp, trong khi phải chia công nhân, đi làm ở một số công trình tu sửa nhỏ lẻ khác. Anh thiếu thợ lành nghề trầm trọng. Trong vài năm cũng chưa chắc khắc phục được ấy chứ. Doãn phải căng mình ra, trực tiếp đứng đục đẽo chính, quần quật gần hai mươi tiếng một ngày. Cổ mỏi. Mình mẩy đau nhức. Đi viện, bác sĩ chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ. Lại điều trị. Nhóm bạn đồng cam cộng khổ động viên: “Tuổi trẻ thì phải hành động”. Doãn cười. Thì rõ. Đúng ngày leo lên công trình thì Doãn ngã. Công nhân kỹ thuật hôm gãy tay chưa tháo bột thì Doãn bị trẹo chân. Chân anh phải bó bột. Đang quay như chong chóng lúc này thành người què, ngồi một xó, buồn thiu…

Công trình thứ ba có thuận lợi hơn chút, nhưng khách đặt muốn có đôi câu đối thể hiện sự ham học. Anh này từng là dân chơi có số má của họ Vũ làng Đoàn. Làng Đoàn nổi tiếng ham học. Săn tìm đâu ra đôi câu đối theo yêu cầu của gia chủ là điều không đơn giản. Không phải thứ gì cũng có thể mua bằng tiền. Doãn đánh tiếng với nhóm bạn sưu tầm đồ cổ nhờ vả. Hơn hai tháng giời hỏi han chưa có tin tức. Chủ nhà sốt sắng muốn có nhanh. Anh ta có đôi mắt to đen mơ màng. Doãn gọi bằng anh xưng em. Sau khi làm được một thời gian, Doãn phát hiện gia chủ có cô con gái học năm cuối Đại học Kiến trúc khá vừa mắt. À không, phải nói là xinh. Doãn ưng bụng lắm. Anh tính cách hỏi han. Việc đầu tiên là đổi cách xưng hô với gia chủ. Năm ấy Doãn đã ngoài ba mươi, cái tuổi tính toán vợ con là vừa vặn. Điều khiến Doãn ưng cô gái này, không chỉ vì tìm được người có hiểu biết về kiến trúc, mà trong đôi mắt của cô gái có cái gì đó hoài cổ. Doãn đã thành công. Sau khi cô gái ra trường một năm thì tổ chức đám cưới. Doãn không chỉ cưới được vợ xinh, mà còn được ông bố vợ trẻ, chỉ lớn hơn mình ít tuổi.

***

Thấm thoắt mười năm anh gắn với nghề với đủ chuyện vui buồn, nỗi nhọc nhằn và sự hưng phấn. Mỗi ngôi nhà gỗ giả cổ đều toát lên cái hồn và công phu của người thợ, các nghệ nhân và bàn tay cũng như khối óc của Doãn. Công ty Doãn Tân của vợ chồng Doãn đã có thương hiệu trong giới dựng nhà gỗ giả cổ. Người ta gọi anh với cái tên trìu mến “Doãn nhà cổ”, “Doãn ký ức” hay “Doãn nhà gỗ”. Còn anh vui với nghề dựng lại ký ức và mừng vì mình vẫn giữ được nhà cổ. Anh nghe ký ức rủ xuống lòng mình, nói với mình nhiều điều xưa cũ nhưng là vốn truyền thống cha ông. Bố anh vẫn hằng ngày chăm hoa, nuôi chim trong không gian bình yên ấy. Càng mừng vì làng anh đã có thêm người dựng một cái nhà gỗ giả cổ. Hôm nay có phóng viên gọi điện nhờ anh trả lời phỏng vấn. Một người nói: “Kiến trúc sư, nhà thơ, giám đốc Doãn ăn nên làm ra quá. Lần này được phỏng vấn chúng em cũng thơm lây”. Doãn cười hóm hỉnh, nói: “Hẵng cứ gọi tôi là anh Doãn, hay Doãn gỗ là được”.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

Đọc thêm

Sự khác biệt không xóa nhòa

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Cái cách cô nhắm nghiền đôi mắt lại để lắng nghe những lời áp đặt của gã khiến mọi người xung quanh những tưởng cô phải là người làm nên những lỗi lầm gì quá đáng lắm mới khiến người đàn ông đối diện giận dữ đến mức vậy.

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

(PLVN) - Nhất Hoa Nhất Khí, nơi nghệ thuật cắm hoa không chỉ là sự sắp đặt những cành hoa mà còn là câu chuyện về sự sống, về triết lý nhân sinh, sự hài hòa của thiên nhiên, con người. Khi có sự thấu cảm, tác phẩm sẽ khiến người xem thấy được khí chất đẹp đẽ nhất của hoa.

Người chồng 'mù'

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Bạn đã từng ở trong hoàn cảnh, hoặc biết ai đó, âm thầm lên kế hoạch chia tay chồng của mình? Hay một người chồng bỗng một ngày nhận được đơn ly hôn từ vợ và hoàn toàn bất ngờ về điều đó? Bạn có từng chất chứa bao nhiêu là nỗi niềm, bạn cần vô cùng một người để chia sẻ, mà lại chẳng thể nói gì với người đang đắp chăn nằm bên cạnh?

Hoa thơm đầy ngõ

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sáng sớm, ông Phê chào cả nhà, nói đi một lát, về sẽ có quà cho Bi. Đã quá trưa, không thấy ông nội về, thằng Bi phụng phịu với mẹ: “Ông đi đâu mà lâu thế không biết”. Người bố quát con “Mặc ông, ăn nhanh lên mẹ mày còn dọn”.

Nhớ mùa hoa gạo

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Mỗi khi quay lại thăm trường cũ tôi lại bồi hồi đứng trước gốc gạo đỏ chói giữa trưa hè. Bao giờ cũng vậy, dù đi xa cách mấy tôi luôn cố gắng quay về vào ngày hoa gạo nở đỏ rực cả một khoảng sân trường chỉ để đắm chìm trong cái sắc đỏ ấy mà hồi tưởng, mà nhớ thương.

Dòng gió bụi

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) -  Đang ngồi tiếp chuyện hai vị khách thì Tỏ đi qua, hất hàm hỏi ông Quà: “Lão thấy ví tôi không? Đưa đây?”.

Viết cho tình yêu

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - “Em mãi là hai mươi tuổi/Ta mãi là mùa xanh xưa”... Có lẽ, đó là ước nguyện của chúng ta được nhà thơ Quang Dũng nói hộ bằng hai câu thơ ấy.

Bức tranh

Bức tranh
(PLVN) - Quả là một rừng mây tuyệt mỹ! Ngân thốt lên vui sướng khi vừa đặt đồ nghề xuống. Ngân đã từng nghe nhiều đến nơi này, nhưng mọi lời miêu tả không bằng một vài giây đắm mình trong cảnh sắc tuyệt diệu này. Cô hít hà thật sâu rồi rộn ràng vẽ, như thể đang sợ vẻ đẹp trước mắt sẽ tan biến. Ngân yêu tranh màu nước và những bức vẽ của cô bao giờ cũng đầy hào hứng, rực rỡ, dù tâm trạng cô đang bấn loạn, thậm chí khi tinh thần khủng hoảng.

Đợi chờ ngày hoa nở

Ảnh minh họa. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Chẳng biết tự bao giờ, nhân loại lấy sự tồn tại và phát triển của thực vật, mà cụ thể là những bông hoa, chiếc lá để làm “cột mốc xanh” cho những niềm hy vọng, cho những sự hứa hẹn về tương lai.

Người dưng đất lạ

Người dưng đất lạ
(PLVN) - Xứ nào có người thương đều là quê hương, xứ sở, Phú nhớ mang máng từng nghe một câu tương tự như thế trong một bộ phim nào đó đã xem. Nên chi mỗi lần có ai thắc mắc can cớ chi bỏ xứ ra đây, anh thường nói rành rẽ, tại có người tui thương. Thiên hạ thắc mắc tiếp, anh này lạ lùng, “thuyền theo lái, gái theo chồng” mắc mớ chi anh không đem người anh thương vô xứ trong ở với mẹ già. Phú lại cười hiền, biết trả lời mấy cũng dễ chi vừa lòng thiên hạ. Thôi, cười cho xong chuyện.

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"
(PLVN) - Triển lãm ảnh với chủ đề "Văn Bàn nghĩa tình" được tổ chức tại xã Tân An, huyện Văn Bàn -  nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử và tình đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'
(PLVN) - Ngày 12/2/2025 (tức 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình sẽ diễn ra “Ngày Thơ Việt Nam năm 2025” với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Ngày Thơ năm nay có nhiều điều đặc biệt như lần đầu tiên không tổ chức ở Hà Nội và có sự tham gia trình diễn thơ của nhà thơ cựu chiến binh Mỹ Bruce Weigl. Ông sẽ đọc tác phẩm “Gửi một người mẹ Việt Nam” tại Ngày Thơ như một cách để kết nối văn hóa và hàn gắn quá khứ bằng ngôn ngữ của thi ca.

Xuân

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sớm nào cũng vậy, đã thành lệ, ông Biên dậy sớm, pha một ấm trà thơm. Sau hồi độc trà, ông lặng lẽ ôm khung tranh, chổi, cọ và những vật dụng cần thiết ra bờ hồ vẽ tranh. Lúc này, người dân thành phố cũng đã đi tập thể dục, phố xá khởi động một ngày mới đầy tấp nập.

'Ngược dòng cuộc đời'

Bộ phim Upstream đang thu hút nhiều sự chú ý. (Ảnh: Mtime)
(PLVN) - Những ngày đầu năm, phim “Upstream - Ngược dòng cuộc đời” gây “sốt” rần rần trên mạng xã hội. Chí Lũy mất việc ở tuổi 45, oái oăm thay lại đến từ danh sách cắt giảm và hệ thống hóa tối ưu nhân sự do đội lập trình của anh thiết kế trước đó.

Khai mạc triển lãm “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của Anh hùng lao động Trần Lam

Ông Lê Trung Hồ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trao Bằng khen của UBND tỉnh tặng Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Lam.
(PLVN) - Ngày 5/2, Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang phối hợp Sở Văn hóa và thể thao tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm và ra mắt sách “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của nghệ sĩ nhiếp ảnh, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Trần Lam - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.