Toyota “đính chính” thông tin “có thể ngừng sản xuất”

“TMV luôn mong muốn sản xuất tại Việt Nam và hiện đang tìm mọi cách duy trì sản xuất” - Tổng Giám đốc TMV nói như vậy trong cuộc họp báo hôm qua 21/4
“TMV luôn mong muốn sản xuất tại Việt Nam và hiện đang tìm mọi cách duy trì sản xuất” - Tổng Giám đốc TMV nói như vậy trong cuộc họp báo hôm qua 21/4
(PLO) - Hôm qua 21/4, tại Hà Nội, Công ty Toyota Việt Nam tổ chức cuộc họp báo “2 trong 1”: giới thiệu Camry mới 2015 và “đính chính” thông điệp do Tổng Giám đốc Công ty này nói trong cuộc họp báo ngày 2/4 về việc để ngỏ khả năng ngừng lắp ráp ô tô ở Việt Nam.
“Đã có những sự hiểu lầm”
Ông Yoshihisa Maruta – Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam (TMV) nói như vậy trong cuộc họp hôm qua. “Chúng tôi có thể kết luận là hoàn toàn không có việc đó. TMV luôn mong muốn sản xuất tại Việt Nam và hiện đang tìm mọi cách duy trì sản xuất” – ông nhấn mạnh.
3 tuần trước, cũng tại một cuộc họp do hãng xe này tổ chức, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Toyota có tiếp tục lắp ráp xe hơi tại Việt Nam hay sẽ ngừng sản xuất và chuyển sang nhập khẩu khi thuế suất nhập khẩu xe cắt giảm về 0% vào năm 2018, ông Yoshihisa Maruta thừa nhận đang “trong tình trạng sắp phải đưa ra quyết định”. 
Thông điệp này được Báo Pháp luật Việt Nam và sau đó là nhiều cơ quan truyền thông khác chuyển tải đến độc giả. “Để xuất xưởng một chiếc xe mới, một hãng xe cần khoảng 3 năm để chuẩn bị. Cho nên năm 2015 này là quyết định có tính chất sống còn với chúng tôi. Năm ngoái Chính phủ đã thông qua Quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Tuy nhiên, trong kế hoạch này cũng chưa đưa ra các chính sách cụ thể và hiện chúng tôi chưa biết phải làm gì. Vì vậy, trả lời câu hỏi trên, chúng tôi cũng chỉ xin nói là đang đợi” – CEO hãng xe Nhật nói lúc đó.
Theo như ghi nhận của phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam thì ông Yoshihisa Maruta nói ra điều này với thái độ chân thành, gần như là một lời tâm sự. Tuy nhiên, sau đó nhiều ý kiến đã cho rằng Toyota đang “dọa”, hoặc dùng “hư chiêu”.
Và dường như vị Tổng Giám đốc người Nhật ít nhiều đã chịu áp lực, ít nhất từ chính nội bộ. Hôm qua, ông chia sẻ: “Bản thân TMV đang có rất nhiều lao động đang làm việc. Với tư cách Tổng Giám đốc, tôi có trách nhiệm với người lao động. Cho đến thời điểm hiện tại chúng tôi chưa bao giờ đặt ra khả năng về việc đóng cửa nhà máy”.
“Dọa” hay không “dọa”?
Phần đầu của cuộc họp báo ngày hôm qua dành để Toyota giới thiệu sản phẩm Camry mới 2015 với nhiều cải tiến nâng cấp. Với giá bán cao hơn hẳn so với các đối thủ cùng phân khúc (bản 2.5Q lên tới 1 tỷ 359 triệu đồng) song hãng này vẫn đặt mục tiêu doanh số bán hàng 420 xe mỗi tháng. Giải thích cho kế hoạch này, ông Yoshihisa Maruta cho rằng “với tình hình phát triển kinh tế thuận lợi, nhu cầu thị trường được dự đoán tiếp tục tăng trưởng”.
Nói về tương lai dài hạn của thị trường ô tô, người đứng đầu TMV cũng cho rằng Việt Nam rất có tiềm năng.  Tuy nhiên, ông lưu ý ngay sau đó, là quy mô sản lượng thị trường hiện tại còn rất khiêm tốn, làm chi phí sản xuất đội lên cao, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh. 
“TMV luôn nỗ lực cắt giảm chi phí để tăng tính cạnh tranh, tuy nhiên chỉ mỗi cố gắng của doanh nghiệp thôi chưa đủ. Để công nghiệp ô tô phát triển, cần có 2 điều quan trọng.  Thứ nhất là cần có các chính sách hỗ trợ công nghiệp ô tô trong nước cho đến khi thị trường phát triển đến quy mô cần thiết. Thời gian không thể nói chắc chắn vì còn phụ thuộc nhiều yếu tố, có thể là 5 năm những cũng có thể là 10 năm. Thứ hai, đó là những chính sách liên quan đến thị trường ô tô cần ổn định, tránh tăng giảm đột ngột” - ông Yoshihisa Maruta bày tỏ.
Thật ra, đi hay ở là chuyện của doanh nghiệp dựa trên những phép tính về lợi ích. Hôm qua, Tổng Giám đốc TMV đã “đính chính” về khả năng đóng cửa nhà máy ở Việt Nam, nhưng cũng có thể cũng không phải là Toyota “dọa” khi trước đó họ hé mở như vậy vì có thông tin cho rằng hãng mẹ ở Nhật Bản đã quyết định chi thêm 1,6 tỷ USD để tái thiết nhà máy sản xuất ôtô của họ ở Indonesia. 
Lưu ý là đầu tư tại Việt Nam cộng dồn của TMV từ ngày đầu thành lập đến nay mới 154 triệu USD. Tại cuộc họp báo, trước đề nghị của Báo Pháp luật Việt Nam về việc xác tín thông tin này, ông Yoshihisa Maruta đã khất câu trả lời với lý do “hiện không có số liệu trong tay”. 
Song trước câu hỏi về nguồn gốc linh kiện lắp ráp ra chiếc Camry mới, đại diện hãng xe Nhật đã thừa nhận có đến 90% nhập khẩu từ Thái Lan. Lại nhớ chính câu chuyện ông Yoshihisa Maruta chia sẻ tại cuộc họp báo trước: “Đến một lúc nào đó, theo lộ trình cắt giảm thuế quan, nhập khẩu xe nguyên chiếc từ Thái Lan về Việt Nam sẽ rẻ hơn so với việc nhập từng phụ kiện về lắp ráp”. 

Đọc thêm

Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp: Hơn 60% hoạt động có hiệu quả

Gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của các HTXNN đạt tiêu chí đánh giá xanh, sạch, đẹp. (Ảnh: Hải Đăng)
(PLVN) - Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động hiệu quả. Trong đó có 2.169 là chủ thể các sản phẩm OCOP được công nhận và 600.000 lao động nông thôn đào tạo nghề căn bản đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong kết quả năm 2024 của ngành Hải quan

Phó Tổng cục trưởng Trần Đức Hùng đánh giá cao vai trò của báo chí trong hoạt động của ngành Hải quan. (Ảnh: H.Nụ)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đức Hùng nhấn mạnh, bên cạnh sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức ngành Hải quan thì các phóng viên cơ quan thông tấn báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền, góp phần động viên các cán bộ, công chức trong toàn ngành nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai"

Ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Quỹ Cộng đồng Phòng tránh thiên tai phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Đỗ Hương)
(PLVN) - Hôm qua (23/12), Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (QLĐĐ&PCTT, Bộ NN&PTNT), Sở NN&PTNT Yên Bái cùng các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai".

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền

Chủ tịch Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane trao quà lưu niệm cho Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp.
(PLVN) - Ngày 21/12, Công ty CP Phân bón Bình Điền - một trong những đơn vị sản xuất phân bón tiêu biểu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã vinh dự đón tiếp đồng chí Xaysomphone Phomvihane - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.