Ngân hàng Nhà nước thông tin việc xử lý giá vàng 'vênh' cao

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
Ngân hàng Nhà nước cho biết, đơn vị này đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012 về quản lý thị trường vàng, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho quản lý hoạt động kinh doanh vàng phù hợp tình hình thực tiễn trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế...

Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Nguyên về việc tăng cường các biện pháp quản lý và phát triển thị trường vàng an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua, giá vàng thế giới liên tục tăng cao, lập đỉnh lịch sử vào ngày 26/9/2024 ở mức 2.700 USD/ounce.

Giá vàng thế giới tăng cao do vàng là hàng hóa đặc thù, có tính thanh khoản cao, là tài sản cất trữ được ưa chuộng đặc biệt trong những giai đoạn kinh tế, địa chính trị biến động; tâm lý của giới đầu tư bị ảnh hưởng từ những bất ổn kinh tế vĩ mô, tình hình lạm phát, căng thẳng địa chính trị trên thế giới; ngân hàng trung ương các nước tăng cường mua vàng dự trữ.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương triển khai tổng thể giải pháp để xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng cao, ổn định thị trường vàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.Giá vàng miếng trong nước tăng và chênh lệch ở mức cao so với giá vàng quốc tế từ năm 2021 đến nay. Từ mức chênh lệch khoảng trên dưới 3 triệu đồng/lượng giai đoạn 2014-2021, từ cuối năm 2021 tới nay chênh lệch giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới tăng cao và có lúc lên tới 18 triệu đồng/lượng (tương đương 25%). Điều này nguy cơ tác động đến tâm lý xã hội về ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại các địa phương phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường nắm tình hình, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động kinh doanh vàng tại địa phương. Các ngân hàng, doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng; thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Tài chính tăng kiểm tra, thanh tra, giám sát… theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như buôn lậu vàng qua biên giới, thao túng, trục lợi… gây mất ổn định thị trường vàng. Với những giải pháp đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước và sự phối hợp hiệu quả của các cơ quan chức năng, chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC trong nước và giá vàng thế giới quy đổi đã giảm đáng kể.

Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012 về quản lý thị trường vàng, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng phù hợp với thực tiễn.

Trước đó, Quốc hội yêu cầu chậm nhất đến tháng 6/2025, tiến hành tổng kết, nghiên cứu và đề xuất sửa đổi Nghị định số 24 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ: tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định để kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới ở mức phù hợp; phối hợp với các bộ, ngành liên quan quyết liệt triển khai thanh tra, kiểm tra thị trường vàng, hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh vàng...

Đọc thêm

Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp: Hơn 60% hoạt động có hiệu quả

Gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của các HTXNN đạt tiêu chí đánh giá xanh, sạch, đẹp. (Ảnh: Hải Đăng)
(PLVN) - Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động hiệu quả. Trong đó có 2.169 là chủ thể các sản phẩm OCOP được công nhận và 600.000 lao động nông thôn đào tạo nghề căn bản đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong kết quả năm 2024 của ngành Hải quan

Phó Tổng cục trưởng Trần Đức Hùng đánh giá cao vai trò của báo chí trong hoạt động của ngành Hải quan. (Ảnh: H.Nụ)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đức Hùng nhấn mạnh, bên cạnh sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức ngành Hải quan thì các phóng viên cơ quan thông tấn báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền, góp phần động viên các cán bộ, công chức trong toàn ngành nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai"

Ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Quỹ Cộng đồng Phòng tránh thiên tai phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Đỗ Hương)
(PLVN) - Hôm qua (23/12), Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (QLĐĐ&PCTT, Bộ NN&PTNT), Sở NN&PTNT Yên Bái cùng các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai".

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền

Chủ tịch Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane trao quà lưu niệm cho Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp.
(PLVN) - Ngày 21/12, Công ty CP Phân bón Bình Điền - một trong những đơn vị sản xuất phân bón tiêu biểu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã vinh dự đón tiếp đồng chí Xaysomphone Phomvihane - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.