Vẫn chưa ngã ngũ phương án quản lý kinh doanh xăng dầu

Vẫn chưa ngã ngũ các phương án quản lý kinh doanh xăng dầu. (Ảnh minh họa).
Vẫn chưa ngã ngũ các phương án quản lý kinh doanh xăng dầu. (Ảnh minh họa).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sau nhiều phiên bản và nhiều cuộc họp lấy ý kiến cũng như họp với Chính phủ, đến nay, câu chuyện “quyết” phương án nào cho quản lý kinh doanh xăng dầu vẫn chưa ngã ngũ.

Mới đây, báo cáo tại cuộc họp của Chính phủ về ban hành Nghị định kinh doanh xăng dầu mới, thay thế cho toàn bộ các nghị định hiện hành, Bộ Công Thương cho biết, sau khi tiếp thu các ý kiến, nhất là các ý kiến có nội dung khác nhau, Bộ Công Thương đã chính thức trình phiên bản dự thảo mới, có đưa ra các đề xuất mà nhiều bên đã kiến nghị.

Cụ thể, Bộ Công Thương đã đưa ra 2 phương án về việc mua bán của thương nhân phân phối (TNPP), bao gồm được mua bán lẫn nhau và không được mua bán lẫn nhau.

Tuy nhiên, trả lời Báo PLVN, ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (Vinpa) cho biết, Bộ Công Thương đưa ra các phân tích cho 2 phương án nhưng vẫn nghiêng về lựa chọn phương án “cấm TNPP mua bán lẫn nhau”.

Ông Bảo khẳng định, Hiệp hội vẫn theo quan điểm kiên trì kiến nghị không nên cấm TNPP mua bán lẫn nhau. Không chỉ Vinpa, nhiều Bộ, ngành, cơ quan khác cùng các doanh nghiệp cũng cho rằng không nên cấm mua bán lẫn nhau, mà để cho các TNPP tiếp tục được mua bán lẫn nhau như quy định hiện hành. Hiện vấn đề này vẫn chưa “ngã ngũ” để có thể quyết được nên chọn phương án nào.

“Thực tế, giữa quản lý và thực tế cũng có những độ vênh nhất định. Tôi cho rằng, từ giác độ quản lý, muốn đặt ra các điều kiện để quản lý sẽ nghiêng về các biện pháp quản lý. Họ cho rằng TNPP là đối tượng mang tính chất trung gian nhưng chúng tôi thấy rằng cần phải phân tích kỹ lưỡng. Chúng tôi cho rằng, TNPP không phải là hệ thống trung gian, mà là một tồn tại khách quan, một mạng lưới trong mắt xích cung ứng xăng dầu” - ông Bảo phân tích.

Ngoài ra, ông Bảo cũng chia sẻ, thông thường giữa cơ quan quản lý và đối tượng bị quản lý cũng sẽ có ý kiến trái chiều. Phía quản lý thì muốn làm đơn giản đi, “để đỡ phải quản lý”. Tuy nhiên, theo ông Bảo, tư duy này không thể được tiếp tục. Đồng thời cho rằng, Bộ Tư pháp cần phải vào cuộc trong việc này, phải xác định việc cấm TNPP mua bán lẫn nhau mà Bộ Công Thương đưa ra có phù hợp với các luật định hiện hành không. Bởi Nghị định thì phải tuân thủ theo Luật, không thể trái Luật.

Trước đó, Bộ Tư pháp cũng đã có ý kiến cho rằng, việc giới hạn các TNPP mua bán lẫn nhau sẽ làm hạn chế lựa chọn nguồn cung xăng dầu của các TNPP, có thể chưa phù hợp với chính sách của Nhà nước về cạnh tranh; hoặc có thể được xác định là hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường.

Liên quan đến công thức tính giá xăng dầu, ông Bảo cho biết, ở phiên bản dự thảo mới nhất, việc quản lý giá cũng đã “mở” hơn so với trước đây. Theo đó, Bộ Công Thương đưa ra 2 phương án, gồm điều hành giá theo mức giá trần và để doanh nghiệp định giá.

Tuy nhiên, quan điểm của Hiệp hội và một số Bộ, ngành vẫn cho rằng, xăng dầu là 1 trong 9 mặt hàng bình ổn giá. Điều này đồng nghĩa với việc khi thị trường vận hành một cách bình thường thì mặt hàng này phải tuân thủ theo quy định Luật Giá 2023, tức là phải vận hành theo cơ chế thị trường, do doanh nghiệp định giá. Quản lý nhà nước sẽ thể hiện vai trò thông qua việc giám sát, quản lý kê khai giá (từ doanh nghiệp). “Sau khi nhận kê khai, nếu thấy không ổn thì cơ quan nhà nước có quyền yêu cầu “dừng lại” và giải trình giá bán” - ông Bảo nói.

Ông Bảo khẳng định, khi thị trường vận hành bình thường thì giá bán phải do doanh nghiệp xác định và thị trường chấp nhận. Còn việc vận hành theo giá trần (một trong hai phương án Bộ Công Thương đưa ra) thì chưa đúng theo Luật Giá. Bởi theo Luật Giá, chỉ khi thị trường bất ổn, Chính phủ sẽ quyết định giai đoạn nào phải thực thi theo giải pháp bình ổn, bằng cách Nhà nước ban hành giá, hoặc giá trần mà tất cả các DN phải tuân theo.

Đọc thêm

Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp: Hơn 60% hoạt động có hiệu quả

Gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của các HTXNN đạt tiêu chí đánh giá xanh, sạch, đẹp. (Ảnh: Hải Đăng)
(PLVN) - Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động hiệu quả. Trong đó có 2.169 là chủ thể các sản phẩm OCOP được công nhận và 600.000 lao động nông thôn đào tạo nghề căn bản đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong kết quả năm 2024 của ngành Hải quan

Phó Tổng cục trưởng Trần Đức Hùng đánh giá cao vai trò của báo chí trong hoạt động của ngành Hải quan. (Ảnh: H.Nụ)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đức Hùng nhấn mạnh, bên cạnh sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức ngành Hải quan thì các phóng viên cơ quan thông tấn báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền, góp phần động viên các cán bộ, công chức trong toàn ngành nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai"

Ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Quỹ Cộng đồng Phòng tránh thiên tai phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Đỗ Hương)
(PLVN) - Hôm qua (23/12), Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (QLĐĐ&PCTT, Bộ NN&PTNT), Sở NN&PTNT Yên Bái cùng các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai".

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền

Chủ tịch Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane trao quà lưu niệm cho Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp.
(PLVN) - Ngày 21/12, Công ty CP Phân bón Bình Điền - một trong những đơn vị sản xuất phân bón tiêu biểu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã vinh dự đón tiếp đồng chí Xaysomphone Phomvihane - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.