Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp: Bỏ tư duy 'không quản được thì cấm' khi xây dựng pháp luật

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng ngày 26/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác pháp chế năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Soạn thảo, ban hành gần 500 văn bản QPPL

Năm 2024, công tác pháp chế của Bộ NN&PTNT được triển khai thực hiện trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen tuy nhiên về cơ bản đã đạt kế hoạch và tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, đạt kết quả cao.

Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đến ngày 31/12/2024, Hệ thống văn bản QPPL do Bộ chủ trì soạn thảo trình và ban hành là 470 văn bản gồm: 10 luật, 01 nghị quyết, 72 Nghị định, 45 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 33 thông tư liên tịch, 290 thông tư, 18 quyết định của Bộ trưởng, 01 Chỉ thị. Kế hoạch năm 2024, Bộ NN&PTNT đã trình Chính phủ 09 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, đã ban hành 04 Nghị định, 01 Quyết định. Bộ trưởng ban hành 24 thông tư. Hoàn thành 100% kế hoạch. Ngoài ra, Bộ trưởng còn ban hành 01 Thông tư ban hành QCVN về thức ăn chăn nuôi. Tổng số Thông tư ban hành năm 2024 là 25 Thông tư.

Đối với công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Bộ xử lý 80 văn bản, gồm: 04 Luật, 16 Nghị định, 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 58 Thông tư. Theo kết quả rà soát: Dừng xử lý 04 Luật/80 văn bản; Đã hoàn thành việc xử lý: 46/80 văn bản; Chưa hoàn thành xử lý: 30/80 văn bản, trong đó gồm 09 Nghị định, 21 Thông tư. Tuy triển khai nhiều hoạt động rà soát nhưng với khối lượng văn bản lớn, thời gian gấp, một số trường hợp trùng lặp về phạm vi rà soát còn chậm, kéo dài, phải thực hiện theo lộ trình, chưa sửa ngay tất cả các văn bản QPPL.

Về theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Bộ đã ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về vi phạm hành chính năm 2024. Kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực NN&PTNT năm 2024 đối với 02 Sở NN&PTNT Hải Dương và Bắc Kạn.

Tham gia Đoàn kiểm tra công tác xử phạt VPHC do Bộ Tư pháp chủ trì để kiểm tra công tác xử lý VPHC tại các địa phương: Bạc Liêu, Tây Ninh. Phối hợp chặt chẽ trong việc góp ý, thẩm định các Nghị định liên quan đến xử phạt VPHC do Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng để kịp thời đề xuất xử lý vướng mắc trong thi hành pháp luật về xử phạt VPHC lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Võ Văn Hưng trao bằng khen cho các cá nhân, đơn vị có thành tích.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Võ Văn Hưng trao bằng khen cho các cá nhân, đơn vị có thành tích.

Các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Võ Văn Hưng đánh giá cao báo cáo về công tác pháp chế và các ý kiến tham luận tại Hội nghị. Báo cáo đã chỉ rõ cụ thể cả những việc đã làm được và chưa làm được của năm 2024 và tìm ra được nguyên nhân, giải pháp khắc phục của từng vấn đề. Thứ trưởng ghi nhận đóng góp của đội ngũ làm công tác pháp chế của Bộ, của ngành trong việc trong việc xây dựng, đồng bộ, chuẩn hóa, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật. Vụ Pháp chế đã tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong việc chỉ đạo, điều hành công tác xây dựng văn bản pháp luật ngày càng chuyên nghiệp, bài bản hơn, khoa học hơn.

Bên cạnh những thành tựu nổi bật, Thứ trưởng Võ Văn Hưng cũng đề nghị các đơn vị cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tập trung theo các nhóm sau: Nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực thi pháp luật, chính sách; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; Đổi mới mạnh mẽ quy trình xây dựng với “ba bảo đảm”, đánh giá hiệu quả pháp luật sau ban hành với mục tiêu “chủ động phát hiện và tháo gỡ nhanh nhất những điểm nghẽn có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật”; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương; Cải cách thủ tục hành chính; Kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật, chống tiêu cực, “lợi ích nhóm”. Tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Nghị quyết của Ban cán sự

Mục tiêu hoàn thành 100% Kế hoạch xây dựng văn bản QPPL năm 2025 của Bộ, bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy trình quy định. Tập trung xử lý các “điểm nghẽn” hiện nay của các văn bản quy phạm pháp luật đã được xác định thông qua quá trình rà soát, theo dõi thi hành pháp luật, phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, cần triển khai thực hiện hiệu quả 02 Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, đề án, chương trình, kế hoạch hành động của Bộ NN&PTNT giai đoạn đến năm 2030” và Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật phục vụ Chiến lược phát triển NN&NT bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Năm 2025, trong bối cảnh thực hiện nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả” theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương, Bộ tiếp tục cải cách, hoàn thiện thể chế, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật để phát huy nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Năm 2025, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển Ngành 5 năm 2021 – 2025 và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; là năm thứ tư thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, công tác pháp chế của Bộ tập trung thực hiện các quan điểm, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết, Kết luận…. của BCH Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhất, Chiến lược phát triển NN&NT bền vững giai đoạn 2021 – 2030 để góp phần tháo gỡ "điểm nghẽn" về thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để thúc đẩy kinh tế phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Ngân hàng Nhà nước thông tin việc xử lý giá vàng 'vênh' cao

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đơn vị này đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012 về quản lý thị trường vàng, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho quản lý hoạt động kinh doanh vàng phù hợp tình hình thực tiễn trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế...

Đọc thêm

Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp: Hơn 60% hoạt động có hiệu quả

Gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của các HTXNN đạt tiêu chí đánh giá xanh, sạch, đẹp. (Ảnh: Hải Đăng)
(PLVN) - Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động hiệu quả. Trong đó có 2.169 là chủ thể các sản phẩm OCOP được công nhận và 600.000 lao động nông thôn đào tạo nghề căn bản đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong kết quả năm 2024 của ngành Hải quan

Phó Tổng cục trưởng Trần Đức Hùng đánh giá cao vai trò của báo chí trong hoạt động của ngành Hải quan. (Ảnh: H.Nụ)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đức Hùng nhấn mạnh, bên cạnh sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức ngành Hải quan thì các phóng viên cơ quan thông tấn báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền, góp phần động viên các cán bộ, công chức trong toàn ngành nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai"

Ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Quỹ Cộng đồng Phòng tránh thiên tai phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Đỗ Hương)
(PLVN) - Hôm qua (23/12), Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (QLĐĐ&PCTT, Bộ NN&PTNT), Sở NN&PTNT Yên Bái cùng các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai".

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền

Chủ tịch Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane trao quà lưu niệm cho Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp.
(PLVN) - Ngày 21/12, Công ty CP Phân bón Bình Điền - một trong những đơn vị sản xuất phân bón tiêu biểu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã vinh dự đón tiếp đồng chí Xaysomphone Phomvihane - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.