Lý giải “sức hút Việt Nam” đối với đầu tư nước ngoài

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam sẽ mở rộng sản xuất trong thời gian tới. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam sẽ mở rộng sản xuất trong thời gian tới. (Ảnh minh họa: TTXVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Gần đây, các công bố khảo sát của các hiệp hội doanh nghiệp nhiều quốc gia cho thấy, Việt Nam đang được lựa chọn là một trong những điểm đến hàng đầu cho đầu tư trong thời gian tới.

Là điểm đến hấp dẫn của khu vực

Các báo cáo về chỉ số môi trường kinh doanh của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) công bố hàng quý đều cho thấy, Việt Nam là quốc gia mà các doanh nghiệp châu Âu đều “nhắm” đến để giới thiệu rộng rãi với nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định mở rộng sản xuất. Ngay cả các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam cũng lựa chọn tiếp tục mở rộng sản xuất (đồng nghĩa với rót thêm vốn vào Việt Nam).

Báo cáo chỉ số môi trường kinh doanh quý III/2024 cho thấy, gần 80% doanh nghiệp cho biết họ đã có từ 1 đến 3 văn phòng hoặc cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Trong số các doanh nghiệp chia sẻ kế hoạch mở rộng, hơn một nửa dự định mở rộng hoạt động, với nhiều kế hoạch phát triển các cơ sở sản xuất mới ở miền Bắc hoặc mở thêm văn phòng tại các thành phố trọng điểm như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Báo cáo khảo sát mới đây của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cũng cho thấy, Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất tại ASEAN đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, bất chấp những thách thức kinh tế hậu đại dịch. Theo đó, trong khi tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng hoạt động trung bình tại Đông Nam Á là 46,3% thì tỷ lệ lựa chọn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam lên đến 56,1% trong vòng 1 - 2 năm tới. Đáng chú ý, so với năm 2023, kết quả này giảm 0,6 điểm phần trăm nhưng là mức cao nhất khu vực và vượt qua Lào - quốc gia dẫn đầu năm ngoái.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam tiếp tục gia tăng trong khi trên thế giới các tỷ lệ này đều bị giảm. Điều này chứng tỏ sức hút của Việt Nam khá lớn, đặc biệt phải nhìn nhận việc thu hút này đến trong khi nguồn nhân công giá rẻ không còn là một lợi thế lớn của Việt Nam. Ngoài ra, còn một vấn đề phải đề cập đến là tỷ lệ giải ngân vốn FDI cũng tăng đáng kể.

Theo báo cáo mới đây của Bộ phận nghiên cứu toàn cầu Ngân hàng HSBC, Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi của sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Trong nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã phát triển và trở nên gắn kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng toàn cầu với mức tăng trưởng xuất khẩu gấp 7 lần kể từ năm 2007. Hiện các tập đoàn đa quốc gia ngày càng quan tâm đến Việt Nam. Điều này được lý giải là nhờ nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến chi phí cạnh tranh và các chính sách hỗ trợ FDI. Các chi phí khác, như năng lượng cần thiết cho vận hành nhà máy, dầu diesel vốn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp cũng có lợi thế cạnh tranh về giá khi thường thấp hơn các nước trong khu vực.

Đáng chú ý, các chuyên gia HSBC nhấn mạnh, việc Việt Nam đã đạt được tiến độ đáng kể trong việc thiết lập những thỏa thuận kinh tế khác nhau với các đối tác thương mại, như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Đối tác toàn diện kinh tế khu vực (RCEP). Đây chính là những hiệp định có nhiều lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam và chính là “điểm hút” rất lớn với các nhà đầu tư nước ngoài.

Hút những “ông lớn” đầu tư về công nghệ cao

Trước đây, Việt Nam được xem như một quốc gia chủ yếu thu hút FDI nhờ sức mạnh gia công. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, với sự định hướng và đổi mới từ Nhà nước, Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ các dự án đầu tư công nghệ cao. Các chuyên gia của HSBC cũng nhận định, đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy nhiều kiến thức và quy trình sản xuất phức tạp thâm nhập vào Việt Nam. Ví dụ, năm 2022, Samsung thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Hà Nội nhằm phát triển thêm năng lực sản xuất, đồng thời bắt đầu sản xuất một số thành phần bán dẫn. Trong khi đó, Apple cũng gia tăng tầm ảnh hưởng ở Việt Nam, phân bổ nguồn lực phát triển sản phẩm cho iPad.

Mới đây nhất, ngay đầu tháng 12, sự kiện công bố đầu tư của Tập đoàn công nghệ số 1 thế giới NVIDIA đã cho thấy, Việt Nam đang có sức hút với nhiều “ông lớn” công nghệ. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn nhờ vào nguồn nhân lực chất lượng cao với chi phí cạnh tranh. Cùng với đó là sự đầu tư và nâng cấp mạnh về cơ sở hạ tầng; Cơ chế, chính sách ngày càng thông thoáng, cởi mở.

Bộ trưởng Dũng cho biết, riêng về thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển hệ sinh thái bán dẫn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp xúc, làm việc với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu như Qualcomm, Google, Meta, LAM Research, Qorvo, AlChip... và đã có kế hoạch cụ thể chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam, phát triển các trung tâm nghiên cứu, mở rộng đầu tư, kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam. Việt Nam hiện có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn với tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD.

Đọc thêm

Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp: Hơn 60% hoạt động có hiệu quả

Gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của các HTXNN đạt tiêu chí đánh giá xanh, sạch, đẹp. (Ảnh: Hải Đăng)
(PLVN) - Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động hiệu quả. Trong đó có 2.169 là chủ thể các sản phẩm OCOP được công nhận và 600.000 lao động nông thôn đào tạo nghề căn bản đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong kết quả năm 2024 của ngành Hải quan

Phó Tổng cục trưởng Trần Đức Hùng đánh giá cao vai trò của báo chí trong hoạt động của ngành Hải quan. (Ảnh: H.Nụ)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đức Hùng nhấn mạnh, bên cạnh sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức ngành Hải quan thì các phóng viên cơ quan thông tấn báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền, góp phần động viên các cán bộ, công chức trong toàn ngành nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai"

Ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Quỹ Cộng đồng Phòng tránh thiên tai phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Đỗ Hương)
(PLVN) - Hôm qua (23/12), Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (QLĐĐ&PCTT, Bộ NN&PTNT), Sở NN&PTNT Yên Bái cùng các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai".

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền

Chủ tịch Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane trao quà lưu niệm cho Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp.
(PLVN) - Ngày 21/12, Công ty CP Phân bón Bình Điền - một trong những đơn vị sản xuất phân bón tiêu biểu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã vinh dự đón tiếp đồng chí Xaysomphone Phomvihane - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.