Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng: Nhà yêu nước tinh thông thiên văn, am tường địa lý

Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng.
Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đặng Xuân Bảng là một nhà yêu nước, tinh thông thiên văn, địa lý, ông cũng là người đầu tiên ở Bắc Kỳ thiết lập được một thư viện tư nhân mang tên thư viện Hy Long với số lượng sách "chứa đầy sáu gian nhà ngói”.

Tuổi trẻ đã làm quan

Đặng Xuân Bảng sinh năm Mậu Tý (1828) tại xã Hành Thiện, huyện Giao Thủy, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định). Đặng Xuân Bảng có diện mạo khôi ngô tuấn tú, trán cao, mắt sáng, tiếng nói sang sảng. Từ nhỏ, ông chỉ theo học cha là Đặng Xuân Hòe.Năm 1850, mới 23 tuổi ông đã đỗ cử nhân, được giữ chức Giáo thụ phủ Ninh Giang (Hải Dương). 

Sau khi thi đỗ Tiến sĩ vào năm 29 tuổi, Đặng Xuân Bảng trải qua các chức quyền Tri phủ Thọ Xuân  (Thanh Hóa), Giám sát ngự sử ở Nội các, Chưởng ấn ở Lại khoa, Án sát Quảng Yên, Bố chính Tuyên Quang, Bố chính Thanh Hóa, Bố chính Hà Nội, Bố chính Sơn Tây. Năm 1870 ông được phong Tuần phủ Hưng Yên, tháng 6/1872 nhận chức Tuần phủ Hải Dương, quyền Hộ Tổng đốc.

Khi đó thực dân Pháp đã ổn định xong bộ máy cai trị ở Lục tỉnh Nam Kỳ, ông phán đoán quân Pháp sẽ đánh chiếm Trung Kỳ, Bắc Kỳ. Để bảo vệ đất nước, Đặng Xuân Bảng dâng nhiều tờ sớ biểu lên triều đình tâu bày về tình hình tài chính thiếu hụt, hiện trạng quân đội yếu kém cùng các biện pháp khắc phục.

Ông cũng kiến nghị với triều đình mở cửa sông Cấm thành cảng biển để buôn bán với nước ngoài, xuất hàng nông sản, thủ công nhập máy móc, tàu thuyền hơi nước, vũ khí của châu Âu về. Ông cũng đề cập đến việc xây dựng lực lượng bảo vệ, phòng thủ bờ biển, hải đảo và biên giới. Song Tự Đức cùng triều đình bảo thủ không chấp nhận.

Cuối năm 1871, quân Pháp nhận được viện trợ và vũ khí từ Pháp gửi sang, cho tầu chiến xâm phạm hải phận Trung Kỳ, Bắc Kỳ. Trước tình hình đó, Tuần phủ Đặng Xuân Bảng thương nghị với các quan. Mọi người đều xin đánh.

Song không thể làm trái lệnh của triều đình mà chỉ phái người theo dõi các hoạt động của quân Pháp, ngăn cản không cho các giáo sĩ Pháp, Tây Ban Nha, giáo dân tiếp xúc với bọn Dupuis. Đặng Xuân Bảng cũng cho tu sửa thành trì, đặt thêm súng thần công trên thành, ra lệnh cấm trại, không cho lính ra ngoài mà phải sẵn sàng chiến đấu.

Những hành động ngang ngược của Jean Dupuis và Francis Garnier khiến cho Tuần phủ Đặng Xuân Bảng và Án sát Nguyễn Đại không khỏi nghi ngờ dã tâm của giặc Pháp đối với Bắc Kỳ, song không dám trái lệnh của triều đình Huế.

Ngày 15 tháng 10 năm Quý Dậu (4/12/1873), quân Pháp đi tầu chiến đến đánh thành Hải Dương. Thoạt đầu chúng uy hiếp bằng cách mời quan tỉnh xuống tầu của chúng để thương thuyết. Tuần phủ Đặng Xuân Bảng và các quan thừa biết đây là thủ đoạn lừa bịp để bắt sống những người chỉ huy giữ thành nên Đặng Xuân Bảng trả lời: “Chưa có lệnh của triều đình nên không hành đồng tùy tiện”.

Không lừa được Đặng Xuân Bảng và đồng sự của ông, quân Pháp bắn đại bác dữ dội vào thành. Đặng Xuân Bảng, Án sát Nguyễn Đại cùng các quan chống cự kiên quyết, đánh bật nhiều đợt xung phong của giặc. Song thế lực quân ta yếu dần, nguyên nhân chính là: "Pháo thần công và súng kíp nhỏ bị trọng pháo đặt trên tầu chiến đè bẹp”. 

Biết không giữ nổi thành, Đặng Xuân Bảng tổ chức phản công quyết liệt rồi rút lui về Mao Điển để bảo toàn lực lượng. Do triều đình có nhận xét thành Hải Dương "mất trong thế lấy lại”, nên sau khi mất thành, triều đình triệu ông về Huế để chờ xét xử trách nhiệm. Song xét Đặng Xuân Bảng có phòng bị không sơ xuất, quyết chiến đấu giữ thành, rút lui bảo toàn lực lượng, nên ông không bị khiển trách. Tuy vậy đến năm 1876 , Tự Đức điều ông về Hưng Hóa chiêu mộ phu thành lập đồn điền để đới công chuộc tội.

Từ năm 1878, ông nhận được lệnh về triều nhận chức Đốc học và công việc tâm huyết của ông từ khi bước vào chốn quan trường. Năm 1888 triều đình điều ông về kinh giao cho chức vụ cao hơn, song ông đều tìm được lý do xin ở lại làm đốc học và triều đình đã chấp nhận.

Năm 1888, thực dân Pháp đã cơ bản đàn áp được phong trào Cần vương, thực hiện bóc lột kinh tế và chính sách ngu dân về văn hóa, nên ông xin nghỉ hưu ở tuổi 61.

Về hưu dạy chữ, viết sách để đời

Đặng Xuân Bảng về hưu, song với kinh nghiệm 2 năm mở đồn điền, ông đã tổ chức nhân dân khai hoang lập ấp Tả Hành, nay thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Lịch sử làng Hành Thiện còn ghi nhận ông đã gián tiếp giúp nhiều hộ dân từ nghèo trở thành giàu có.

Làm quan to, có danh vọng, song ông rất quan tâm đến việc sửa sang, trùng tu, bảo tiền, tôn lạo các di tích như chùa, đền Văn Xương, Văn Chỉ. Ông còn xây dựng đường làng bằng đá phiến.

Đặng Xuân Bảng về hưu song ông vẫn kiên trì thực hiện sự nghiệp giáo dục bằng hành động mở trường dạy học, viết sách. Ông đào lạo được nhiều cử nhân Hán học có tài, có đức. Tiêu biểu cho lớp người đó là Vũ Tuân, người Hải Dương, đỗ phó bảng năm 1901. Để chấn hưng việc học, ông làm Tiên chỉ hội Tư văn làng và hội Tư văn huyện, thường tổ chức các buổi bình thơ, văn trong đó có thơ văn yêu nước của trường Đông Kinh nghĩa thục.

Chỉ trong 12 năm nghỉ hưu, Đặng Xuân Bảng đã viết tới 20 cuốn sách trong các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ học, giáo dục, địa lý, địa chí, văn hóa ứng xử, tức đạo làm người. Thí dụ về Lịch sử có các cuốn sử tiêu biểu như Sử học bi khảo, Việt sử cương mạc toát yếu. Đặng Xuân Bảng có quan hệ mới mẻ khi nhìn nhận đánh giá một số vấn đề lịch sử. Ông là người đầu tiên đã khẳng định vị trí không thể phủ định được của triều Tây Sơn trong lịch sử. Ông viết về triều Tây Sơn như sau:

"Bên trong dẹp giặc cướp, bên ngoài đánh đuổi quân Thanh, khiến cho núi sông Hồng Lạc vẫn vững vàng như cũ. Huống chi lúc ấy, nhà Lê đã mất, triều Nguyễn ta chưa lên; sự truyền nối các đời Đinh, Lý, Trần, Lê đối với đất Bắc Kỳ trong 18 năm ấy nếu không thuộc về Tây Sơn thì còn thuộc về ai nữa" (Việt sử cương mạc toát yếu ).

Đặng Xuân Bảng có quan niệm nhìn nhận về công nghiệp, thủ công nghiệp, nêu cao vai trò của công nghiệp thủ công, buôn bán là điểm tiến bộ. Ông viết: “Ngày trước, phần công nghệ chỉ có đám hạ lưu làm, còn như bậc thượng lưu, trung lưu không mấy người nghĩ tới. Vì triều đình chỉ chú trọng vào khoa cử, khiến cho những người tài trí, thông minh cứ chăm chú miệt mài vào cuộc thi cử đó, đến nỗi già đời không có ích gì cho quốc dân. Do đó các nguồn lợi lớn về công nghệ như khai hoang đều rơi vào tay người Hoa cả”.

Ông là người ham thích đọc sách, đến già cũng không biết mỏi, đọc cả các sách thiên văn, địa lý, tính mạng (số tướng) y bốc (bói toán), lục nhâm, thái ất, độn toán thích nhiều về thuyết “lập thân hành kỳ”. Ông thích bài nói và việc làm của cổ nhân, sự việc thiện ác, báo ứng nhất là sự tích các danh vật nước ta, và có đọc binh thư, binh pháp cổ.

Ông thường nói: người nước ta chỉ học Bắc sử, không học quốc sử nhiều, cho nên các sự việc của nước ta về các mặt sơn xuyên (núi sông), phong tục (bờ cõi), quan danh (tên quan) chế độ... tuy các bậc lão thành học nhiều cũng không biết hết.

Do đó, ông rộng khảo các sách và làm các bộ sách: Nhân sự kim giám thư, (khoảng năm 1857-1858), Nam phương danh vật bi khảo, Độc sử bi khảo. Khi làm Tri phủ Yên Bình (1861) có viết bài "Tuyên Quang phú” là một tài liệu dân tộc học lịch sử rất quý. Tương truyền ông còn có bộ "Thiệu đình Việt sử” nhưng nay chưa tìm thấy.

Đặng Xuân Bảng là người giầu tính dân tộc, làm nhiều sách về Việt Nam, nghiên cứu nhiều về Việt Nam như các sách Độc sử bị khảo, Nam phương danh vật bị khảo… Về Văn hóa, ông có Như tuyền thi tập (thơ chữ Hán), Nam phương danh vật bi khảo, Huấn tục quốc âm ca (những bài ca Nôm do Đãng Xuân Bảng san bổ, nhuận sắc và in), Thành tổ hạnh thực diễn âm (thơ Nôm về sự tích Thiền sư Dương Không Lộ, Nhị Độ mai (dịch ra Nôm từ truyện Nhị độ mai của Trung Quốc và nhiều sách khác.

Đặng Xuân Bảng là người đầu tiên ở Bắc Kỳ thiết lập được một thư viện tư nhân mang tên thư viện Hy Long với số lượng sách "chứa đầy sáu gian nhà ngói”. Ông còn tổ chức in sách, bán sách tại nhà. Đây là thư viện lớn nhất Bắc Kỳ thời đó.

Ông mất năm 1910, thọ 83 tuổi. Trong đám tang ông, có trên 300 học trò đến chịu tang. Nhân dân ấp Tả Hành chịu ơn ông tổ chức khai hoang lập ấp đã tôn ông làm Thành hoàng thờ ở đình.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.