Thúng mẹt của mẹ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giấc mơ của anh em chúng tôi được nuôi dưỡng, lớn lên từ thúng mẹt của mẹ. Đó là cách mà bố tôi thường ví von khi những gánh hàng không quản nắng mưa, ốm đau của mẹ vẫn tất tả ngược xuôi, vất vả bộn bề…

Trong một dịp về thăm nhà, trong câu chuyện hội ngộ, tôi nhẩm tính đến nay mẹ đã kinh qua tất thảy 9 nghề. Thế nên, dường như câu thành ngữ “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” không dành cho mẹ tôi. Mà thực ra, những việc mẹ từng làm đâu được gọi là nghề. Nói đúng hơn, đó là sự bươn chải, lặn lội để kiếm sống giữa cái thời buổi củi cám, thiếu trước, hụt sau, một nách cưu mang ba đứa con ăn học.

Thuở ấy, nhà nghèo, bố mẹ tôi lại bám trụ với nghề sông nước nên vô cùng vất vả, thu nhập lại bấp bênh. Một thời gian dài suốt tuổi thơ của tôi, tôi không thể giải thích nổi tại sao mẹ lại có thể chịu đựng được cái rét tháng mười cắt da, cắt thịt những đêm chài lưới, để mỗi sáng mai mẹ về, da dẻ tím tái, lại bị ngâm nước nhiều nhìn đến là thương.

Rồi mẹ lại theo những người hàng xóm rong ruổi trên những vòng quay của chiếc xe đạp giải phóng tập tành buôn bán. Khi là những bó củi mua với giá rẻ ở thượng nguồn, về xuôi mang bán kiếm lời. Khi là những kiện hàng khô, bỏ mối cho các quán xá. Lúc khác lại là những mặt hàng tiêu dùng… Mẹ làm tất cả những việc có thể làm, miễn sao kiếm được tiền. Và sau mỗi chuyến đi buôn ấy, mẹ lần lượt mang về cho anh em chúng tôi những tấm áo, đôi dép, cái cặp sách. Những đồng tiền ít ỏi được mẹ dành dụm, chắt chiu khéo léo giữa năm tháng tảo tần, anh em chúng tôi cứ thế vô tư lớn lên, được ăn học đến nơi đến chốn, không hề thua kém bạn bè cùng trang lứa có hoàn cảnh khá giả hơn.

Những tưởng khi chúng tôi trưởng thành, mẹ sẽ bớt vất vả hơn, đến lúc dành thời gian nghỉ ngơi bên con cháu. Vậy mà, anh em tôi vẫn chưa làm được. Mặc dù có những cái nghề đúng nghĩa, nhưng với đồng lương công chức hạn chế nên chưa đỡ đần được cho mẹ là bao.

Mẹ bị gãy chân trong một lần tai nạn, phải chống nạng đi trong suốt một thời gian dài. Anh em chúng tôi lập nghiệp xa quê, xót xa lắm nhưng cũng chỉ biết động viên mẹ bằng những cuộc điện thoại hỏi thăm. Điều đó đồng nghĩa với việc mẹ không thể tiếp tục bươn chải, lo toan cho gia đình nữa. Tôi cũng đã khuyên can không biết bao nhiêu lần, mong mẹ nghỉ ngơi, chữa trị. Vậy mà khi vẫn còn lê những bước tập tễnh, mẹ tôi lại quẩy thúng mẹt ra chợ, bởi chúng tôi hiểu rõ mẹ không muốn phụ thuộc vào con cái và hơn hết là không muốn chúng tôi phải lo lắng, để tập trung cho công việc.

Tôi nhớ, có dạo mẹ gọi điện hào hứng kể về những ngày buôn bán đắt hàng và còn thắc mắc không hiểu sao hôm ấy người ta đi chợ và làm liên hoan nhiều thế. Ôi, khổ thân mẹ tôi! Ngay cả ngày Quốc tế Phụ nữ - ngày của mẹ, mẹ cũng không biết. Ngẫm lại, bây giờ khóe mắt tôi vẫn còn cay. Cái ngày mà người ta ai ai cũng biết đến và chờ đón nhiều thế, mẹ còn chưa quan tâm, huống chi là ngày sinh nhật của mẹ. Có lần tôi hỏi, mẹ chỉ nhớ đại khái tháng… năm… Có lẽ, cái nghiệp truân chuyên đã vận vào đời mẹ tôi. Nghị lực phi thường và đức hy sinh vô bờ bến của mẹ là một biểu tượng đẹp mà chúng tôi tôn thờ và tự hào mãi mãi.

Giấc mơ của anh em chúng tôi đã thành hình, kết trái ngọt từ thúng mẹt của mẹ trên muôn nẻo gian nan. Vậy nên, chúng tôi không phải chờ đến ngày 8/3, 20/10 hay dịp sinh nhật mới nhắc nhớ và biết trân trọng, thương yêu mẹ. Từ trong tâm khảm của những người con với lòng biết ơn vô hạn, với chúng tôi, mẹ chính là lẽ sống và ngày nào cũng là ngày của mẹ…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cho những mùa xuân ở lại

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - Ngày nhỏ, tôi tin những nụ, những chồi xanh kia chính là những đứa trẻ ngủ quên, một sáng giật mình thức giấc vì phải đi học giống hệt như mình. Nhưng, thay vì đến trường, lớp học của những non tơ ấy diễn ra ngay trong mảnh vườn, trong khu đồi vắng và bão gió, nắng mưa chính là những bài học đầu đời…

Tôn vinh 80 năm Truyền thống Công an Nhân dân qua Trại sáng tác Văn học nghệ thuật 2025

Quang cảnh lễ khai mạc.
(PLVN) -  Ngày 27/3, Công an tỉnh Quảng Trị phối hợp Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật chủ đề “80 năm Truyền thống Công an Nhân dân và quê hương Quảng Trị anh hùng” năm 2025, hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an Nhân dân (CAND) 19/8 (1945-2025).

Ánh mắt vùng sơn cước

Ánh mắt vùng sơn cước
(PLVN) - Hoa mơ, hoa mận nở rộ mà trời vẫn có gì đó mênh mang. Bản Thia, bản Ngài như trở nên vắng hơn, lọt thỏm giữa núi rừng. Những bước chân của học trò cũng trở nên chậm chạp. Tôi liên tục nhận được cuộc gọi của bác sĩ Thìn và các đồng nghiệp khác hỏi về cô Diệu.

Sự khác biệt không xóa nhòa

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Cái cách cô nhắm nghiền đôi mắt lại để lắng nghe những lời áp đặt của gã khiến mọi người xung quanh những tưởng cô phải là người làm nên những lỗi lầm gì quá đáng lắm mới khiến người đàn ông đối diện giận dữ đến mức vậy.

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

(PLVN) - Nhất Hoa Nhất Khí, nơi nghệ thuật cắm hoa không chỉ là sự sắp đặt những cành hoa mà còn là câu chuyện về sự sống, về triết lý nhân sinh, sự hài hòa của thiên nhiên, con người. Khi có sự thấu cảm, tác phẩm sẽ khiến người xem thấy được khí chất đẹp đẽ nhất của hoa.

Người chồng 'mù'

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Bạn đã từng ở trong hoàn cảnh, hoặc biết ai đó, âm thầm lên kế hoạch chia tay chồng của mình? Hay một người chồng bỗng một ngày nhận được đơn ly hôn từ vợ và hoàn toàn bất ngờ về điều đó? Bạn có từng chất chứa bao nhiêu là nỗi niềm, bạn cần vô cùng một người để chia sẻ, mà lại chẳng thể nói gì với người đang đắp chăn nằm bên cạnh?

Hoa thơm đầy ngõ

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sáng sớm, ông Phê chào cả nhà, nói đi một lát, về sẽ có quà cho Bi. Đã quá trưa, không thấy ông nội về, thằng Bi phụng phịu với mẹ: “Ông đi đâu mà lâu thế không biết”. Người bố quát con “Mặc ông, ăn nhanh lên mẹ mày còn dọn”.

Nhớ mùa hoa gạo

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Mỗi khi quay lại thăm trường cũ tôi lại bồi hồi đứng trước gốc gạo đỏ chói giữa trưa hè. Bao giờ cũng vậy, dù đi xa cách mấy tôi luôn cố gắng quay về vào ngày hoa gạo nở đỏ rực cả một khoảng sân trường chỉ để đắm chìm trong cái sắc đỏ ấy mà hồi tưởng, mà nhớ thương.

Dòng gió bụi

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) -  Đang ngồi tiếp chuyện hai vị khách thì Tỏ đi qua, hất hàm hỏi ông Quà: “Lão thấy ví tôi không? Đưa đây?”.

Viết cho tình yêu

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - “Em mãi là hai mươi tuổi/Ta mãi là mùa xanh xưa”... Có lẽ, đó là ước nguyện của chúng ta được nhà thơ Quang Dũng nói hộ bằng hai câu thơ ấy.

Bức tranh

Bức tranh
(PLVN) - Quả là một rừng mây tuyệt mỹ! Ngân thốt lên vui sướng khi vừa đặt đồ nghề xuống. Ngân đã từng nghe nhiều đến nơi này, nhưng mọi lời miêu tả không bằng một vài giây đắm mình trong cảnh sắc tuyệt diệu này. Cô hít hà thật sâu rồi rộn ràng vẽ, như thể đang sợ vẻ đẹp trước mắt sẽ tan biến. Ngân yêu tranh màu nước và những bức vẽ của cô bao giờ cũng đầy hào hứng, rực rỡ, dù tâm trạng cô đang bấn loạn, thậm chí khi tinh thần khủng hoảng.

Đợi chờ ngày hoa nở

Ảnh minh họa. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Chẳng biết tự bao giờ, nhân loại lấy sự tồn tại và phát triển của thực vật, mà cụ thể là những bông hoa, chiếc lá để làm “cột mốc xanh” cho những niềm hy vọng, cho những sự hứa hẹn về tương lai.

Người dưng đất lạ

Người dưng đất lạ
(PLVN) - Xứ nào có người thương đều là quê hương, xứ sở, Phú nhớ mang máng từng nghe một câu tương tự như thế trong một bộ phim nào đó đã xem. Nên chi mỗi lần có ai thắc mắc can cớ chi bỏ xứ ra đây, anh thường nói rành rẽ, tại có người tui thương. Thiên hạ thắc mắc tiếp, anh này lạ lùng, “thuyền theo lái, gái theo chồng” mắc mớ chi anh không đem người anh thương vô xứ trong ở với mẹ già. Phú lại cười hiền, biết trả lời mấy cũng dễ chi vừa lòng thiên hạ. Thôi, cười cho xong chuyện.

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"
(PLVN) - Triển lãm ảnh với chủ đề "Văn Bàn nghĩa tình" được tổ chức tại xã Tân An, huyện Văn Bàn -  nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử và tình đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'
(PLVN) - Ngày 12/2/2025 (tức 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình sẽ diễn ra “Ngày Thơ Việt Nam năm 2025” với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Ngày Thơ năm nay có nhiều điều đặc biệt như lần đầu tiên không tổ chức ở Hà Nội và có sự tham gia trình diễn thơ của nhà thơ cựu chiến binh Mỹ Bruce Weigl. Ông sẽ đọc tác phẩm “Gửi một người mẹ Việt Nam” tại Ngày Thơ như một cách để kết nối văn hóa và hàn gắn quá khứ bằng ngôn ngữ của thi ca.