Bên mẹ mùa xuân

Ảnh minh họa của Văn Lang
Ảnh minh họa của Văn Lang
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhìn dáng bố mẹ lụi cụi, xăm xăm lấy cho con cái này, đưa cho cháu cái kia với vẻ rạng rỡ, mừng vui… dường như anh chị đều hiểu: “Với bố mẹ, dù các con đã ngoài năm mươi tuổi thì vẫn luôn là những đứa trẻ thơ”. Bên mâm cơm chiều Ba mươi Tết, chén rượu ấm nồng khiến những người con xa quê thêm cay khóe mắt.

Ngôi nhà của bác cả nằm ở đầu làng, ngay sau ngôi chùa của làng Chanh - một làng đậm chất xứ Bắc với những cột nhà bằng gỗ to, tròn đã bạc màu theo năm tháng. Bác gái bảo, mỗi năm, đến dịp Tết, tiếng các cụ sãi đọc kinh, nghe rõ mồn một những bài kinh về lòng hiếu thảo, bác lại rơi nước mắt vì nhớ người mẹ đã ở tuổi ngoài 90, đang ở cách xa con gái vài trăm cây số.

Bác gái tâm sự, từ ngày lấy chồng về làng Chanh, trẻ thì bận con, bận việc, không mấy khi có dịp về quê ăn Tết với mẹ. Khi lên tuổi ông, tuổi bà thì sức khỏe lại cản trở việc bác vượt những cung đường xa về thăm mẹ hàng năm. Thế nên bác cũng hiểu cho các con của mình khi không thể về với mẹ mỗi mùa Xuân…

Nhà bác có 5 người con - 3 trai, 2 gái đều lập nghiệp xa quê. Thời gian đầu tiên, dễ đến chục năm, khi 2 bác còn trẻ khỏe, các con mải kiếm tiền, không mấy khi về ăn Tết với bố mẹ. Nhưng mươi năm gần đây, mỗi dịp Tết đến, ngôi nhà của bác lại rực rỡ sắc màu vì các con mang Tết 3 miền về tụ hội…

Con trai cả vào Sài Gòn lập nghiệp, tất bật quanh năm với công việc ở một cửa hàng chuyên in ấn, photocopy cho sinh viên ở làng đại học Thủ Đức. Anh bảo “không có lúc nào ngơi tay, từ sáng sớm đến tối mịt”. Nhưng cứ đến tầm tháng 9, khi vé tàu Tết mở bán, anh chị lại xếp hàng đi mua. Thu nhập không dư dả nhiều nhưng không thể không về quê ăn Tết với bố mẹ.

Con trai thứ vào Tây Nguyên, suốt năm miệt mài với trồng cây, hái quả, năm được, năm mất, bù trừ nhau nên tiết kiệm cũng không được bao nhiêu. Mỗi chuyến xe đò từ Đắk Lắk ra làng Chanh khá thuận tiện nhưng lu bu công việc cũng chỉ có mỗi dịp Tết mới tạm gác sự bận rộn để về với bố mẹ. Anh kể, cũng phải sắp xếp nhờ người trông nom nhà cửa, vườn tược từ vài tháng trước mới yên tâm về quê. Tết nhất, nhà nào cũng muốn sum vầy, không ai muốn làm lụng.

Hai người con gái thì lấy chồng xa quê. Người gần cũng cách hơn hai trăm cây số nên vài năm mới về với bố mẹ được một lần. Con trai út của bác vất vả nhất. Lặn lội lên tận Hà Giang theo tiếng gọi của tình yêu, nhưng anh chị lại không thuận lợi lập nghiệp ở mảnh đất địa đầu Tổ quốc. Chị làm cô giáo mầm non, anh mở công ty du lịch. Do công việc không thuận lợi, anh chị bàn nhau về xuôi, nấn ná mãi vẫn chưa dứt được để về thì Hà Giang có nhiều chính sách phát triển du lịch. Những kế hoạch của anh có cơ hội thành hiện thực… Nhưng đường về quê mẹ mỗi dịp Tết lại trở nên khó khăn hơn vì mùa xuân Tây Bắc rất có sức hút với du khách ngoại quốc… Anh tâm sự, cuộc sống đỡ khó khăn hơn, có điều kiện hơn thì lại ham việc. Tuy nhiên hình ảnh bố mẹ cô đơn trong ngôi nhà 4 gian ở quê mỗi lúc Facetime lại thúc giục anh cố gắng sắp xếp công việc để về…

Ảnh minh họa của Văn Lang

Ảnh minh họa của Văn Lang

* * *

Năm nay, bà ngoại của các anh tròn 100 tuổi. Lần đầu tiên, bác gái gọi điện, nhắn nhủ các con, các cháu về đông đủ trong dịp Tết này để cả nhà cùng về quê chúc mừng bà Thượng thượng thọ. Bác bảo, ngày càng thấm thía cảnh bố mẹ vò võ đợi chờ con cháu trở về - đặc biệt vào mỗi dịp Tết. Dù các con có thành đạt, phương trưởng hay không thì mỗi ngày được ở bên con cháu cũng luôn là những tháng ngày hạnh phúc của mỗi bậc làm cha, làm mẹ.

Ngôi nhà của bác cả năm nay rộn ràng nhất làng. Người ra, người vào chúc mừng bác có một cái Tết đông đủ nhất… Nhìn dáng bố mẹ lụi cụi, xăm xăm lấy cho con cái này, đưa cho cháu cái kia với vẻ rạng rỡ, mừng vui… dường như anh chị đều hiểu, với bố mẹ, dù các con đã ngoài năm mươi tuổi thì vẫn luôn là những đứa trẻ thơ. Không ai nói ra nhưng trong thâm tâm mỗi người ít nhiều đều đặt quyết tâm: “Về với bố mẹ mỗi khi có thể, để được hưởng thêm một mùa xuân bên những đấng sinh thành..”.

“Em sẽ là mùa xuân của mẹ, em sẽ là màu nắng của cha”… tiếng hát từ chiếc đài nhà hàng xóm vọng sang càng khiến những ánh mắt của những người con có tuổi rưng rưng hơn. Bác gái đang xúc động nghĩ đến ngày mai - niềm vui khi bác đưa con, cháu của mình về thăm mẹ già đã 100 tuổi…/.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Ảnh chụp màn hình phim Yêu tinh)

Trái tim... giấy

(PLVN) - Phi ngồi thẫn thờ bên cửa sổ, nhìn vơ vẩn dãy nhà cùng những cụm mây đen che lấp nền trời. Theo thói quen, anh liếc mắt qua ô cửa đối diện. Đăm đăm dán mắt vào khung cửa khép kín, Phi tin tưởng rằng nếu cứ nhìn mãi như vậy, một lúc nào đấy nó sẽ được mở ra bởi đôi tay trắng muốt. Nhưng rõ là vô vọng, Hân chuyển đi được gần một tuần. Cô đã gặp Phi để nói lời từ biệt, còn tặng anh chiếc lọ thủy tinh đựng những ngôi sao giấy.

Đọc thêm

Sông con gái

Sông con gái
(PLVN) - Cánh chim én vụt qua nền trời, soi lên mặt sông những vệt dài mờ ảo. Soi lên cả rừng hoa cải đang nở đầy một vạt sông. Người đến khu Đoài vẫn bảo, không hoa cải nơi đâu bền như nơi này. Mọi nơi hoa cải vàng, cải trắng nở đận tháng mười mùa đông. Nhưng bến thôn Đoài cứ phải sang xuân. Hoa cứ ngặt lên, hoa cải củ trắng thì trắng đến nhức nhối, hoa cải sen đã vàng là đến kiệt cùng.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Nghĩ ngợi ngày gió về

Ảnh minh họa. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Sáng thấy trời lạnh, tôi nói với con trai để ba chở đi học cho đỡ lạnh. Bình thường con trai tôi đang học lớp 6 phải đạp xe chừng 2km để tới trường. Con bảo, thích vậy cho chủ động và không phải ba mẹ đón đưa.

Thênh thang phố

Thênh thang phố
(PLVN) - Sống làm gì nữa khi bao quanh chỉ toàn những cực hình. Đầu óc Hân chìm trong mông lung ảo mờ. Lúc nào cũng chỉ nghe thấy sự xúi giục từ phía thùy não, vốn đã trở nên xơ cứng, u tối. Mắt cô lòe nhòe nhìn ra vô định.

Sau bão

Sau bão
(PLVN) - Trận bão quét qua làm cây cối ngã quỵ. Vùng vốn nghèo khó nay đối mặt mối nguy sạt lở đất đá. Vì sự cảm thương với bà con mà Hiển ngồi lên chuyến xe này.

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

Thống Linh và tôi

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Lúc còn là trẻ con, chắc hẳn ai cũng thích chơi trò cô dâu, chú rể. Chỉ là sau này đến tuổi biết ngại ngùng, người ta mới đâm ra rụt rè trước những lời gán ghép vợ chồng. Tôi cũng chẳng là ngoại lệ, hồi học lớp một, tôi khoái làm cô dâu vô cùng. Một ngày tôi đòi làm đám cưới cả chục lần với thằng Thống Linh hàng xóm. Thống Linh chắc cũng thích làm chồng tôi, vì chẳng bao giờ nó tỏ ra khó chịu trước lời những đề nghị kết hôn trắng trợn ấy.

Bánh đúc không xương

Bánh đúc không xương
(PLVN) - Sau ngày giỗ đầu của mẹ tôi, bố mời mọi người đến họp gia đình. Trong cuộc họp, tiếng ông nội sang sảng quyền lực, tiếng chú Hảo buông bải nước đôi, tiếng cô Hậu thẽ thọt xa xót. Chỉ có tiếng bố trầm lắng nhưng lại như những nhát búa nện vào trái tim đang tuổi nổi loạn của tôi.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Xuyên bão

Tranh minh họa của Văn Học
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.