Bản nhạc chiều cuối năm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Thấm thoát đến tháng cuối năm rồi đấy/Nhắc ta phải đổi cuốn lịch, nhắc ta nhìn lại chính mình mười hai tháng/Điều đang dở dang đang muốn làm/Cả những điều sai ý nguyện, nhiều lúc nước mắt đã rơi”...

Trong tiết lạnh của buổi chiều cuối năm xứ Bắc, tiếng hát xa xa theo gió lách qua khe cửa vào nhà, khẽ chạm vào bờ vai đã chùng. Một cái rùng mình rất khẽ...

Phải rồi. Một năm nữa lại qua và giờ đây là giây phút mà nhiều người chậm lại, nhìn lại một năm, có những lúc đầy khó khăn, thử thách, có lúc vui và buồn. Nhưng rồi mọi thứ cũng trôi qua, chỉ có nhớ thương cùng nỗi đau còn đọng lại như những nốt nhạc - bản nhạc chiều cuối năm. * Này là nốt trầm đớn đau. Rằng cuộc sống vật chất đầy quyến rũ, khiến nhiều người ham, nhưng rốt cuộc có là chi nếu ta đơn độc. Giống như một cái Tết, đủ mai, đào, bánh chưng, mứt đỏ, nhưng vui cùng ai khi không có người chia sẻ.

“Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ” - câu ca của người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh thật hay nhưng cũng thật ám ảnh. Nhất là khi nó được nghe trong thời khắc phải tiễn một người. Dẫu biết rằng không khóc nhưng sao mắt vẫn cay, lòng vẫn ngậm ngùi.

Trong buổi chiều ấy có kẻ sững sờ đánh rơi cuốn sách khi vừa lướt qua mình một dáng lưng, mái tóc tưởng như quen thuộc. Người đã xa lắm rồi, nhưng ký ức về người vẫn không thể xóa nhòa. Vẫn hiện diện từng ngày, trong từng nghĩ suy.

Ta sinh ra để nhớ, để hoài niệm, bởi nếu không ta sẽ vô tri. Nhưng sao vẫn có lần thảng thốt. Có khi nào nỗi nhớ là quá nặng, khiến ta ngã gục giữa đường, mơ về một ngày trả lại cuộc đời bao vất vả, lo toan, thảnh thơi trở về với những người ta thương nhớ. * Này là nốt phiêu của nhớ. Nhưng là khi “nhớ” không phải là một động từ, mà là tính từ bởi “tính từ lúc xa nhau”. Từ lúc ấy đếm giọt thời gian chầm chậm rơi như giọt cà phê xuống chiếc cốc cuộc đời.

Giọt hương ký ức. Nhắm mắt hít mùi hương thấy bước chân của cô gái nhỏ. Đã xa lắm cô gái ấy rồi không thể nào kéo lại được nữa cái tết có mẹ có cha. Cô gái ngày xưa như gặp lại chính mình khi đã qua rồi đỉnh dốc cuộc đời, để hiểu rằng mong lắm gặp lại một nụ cười dù chỉ là mờ mờ nhân ảnh.

Giọt nhớ, giọt thương. Cuộc đời lắm bão giông, biết bao nước mắt đã lặn vào trong để dõi theo những bước chân mỗi ngày. Từng bước chân mang đi niềm hy vọng, nhưng nào biết mang về điều chi. Đôi khi chỉ còn lại từng giọt thời gian rơi, như gõ vào kỷ niệm. * Này là nốt thăng của niềm tin vào một ngày mai mặt trời sẽ mọc. Người phụ nữ trong một lần gặp gỡ tình cờ, trang phục không thể xuềnh xoàng hơn. Nhưng có hề chi khi niềm an lạc với cuộc đời ánh lên trong đôi mắt, tiếng đàn: “Đời ta có khi tựa lá cỏ/ Ngồi hát ca rất tự do”. Đi đến nửa cuộc đời, bỗng nhận ra rằng, phải chăng mình đã sống rất ơ hờ, để đến một ngày “thấy ta là thác đổ, tỉnh ra có khi còn nghe”. Không nói, chỉ hát, nhưng có lẽ thế cũng là quá đủ. Tiếng hát trong căn vườn xưa lay động cỏ cây, thổn thức tim người.

... “Thấm thoát đến tháng cuối năm rồi đấy/Năm qua đi, chuyện buồn vui đều có/Gác lại nhé gánh nặng âu lo/Tìm đến ai vẫn mong ta yên bình/Để rồi nói với người biết ơn lắm khi gặp trong đời/Biết ơn vì đã yêu và tin tưởng/Biết ơn bởi đang ở lại”. Câu ca theo gió lách qua khe cửa vào nhà. Bờ vai đang chùng bỗng vụt bẫng âu lo. Ngoài kia bước chân người rất nhẹ, mùa xuân đã qua chưa, bao giờ?

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cho những mùa xuân ở lại

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - Ngày nhỏ, tôi tin những nụ, những chồi xanh kia chính là những đứa trẻ ngủ quên, một sáng giật mình thức giấc vì phải đi học giống hệt như mình. Nhưng, thay vì đến trường, lớp học của những non tơ ấy diễn ra ngay trong mảnh vườn, trong khu đồi vắng và bão gió, nắng mưa chính là những bài học đầu đời…

Tôn vinh 80 năm Truyền thống Công an Nhân dân qua Trại sáng tác Văn học nghệ thuật 2025

Quang cảnh lễ khai mạc.
(PLVN) -  Ngày 27/3, Công an tỉnh Quảng Trị phối hợp Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật chủ đề “80 năm Truyền thống Công an Nhân dân và quê hương Quảng Trị anh hùng” năm 2025, hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an Nhân dân (CAND) 19/8 (1945-2025).

Ánh mắt vùng sơn cước

Ánh mắt vùng sơn cước
(PLVN) - Hoa mơ, hoa mận nở rộ mà trời vẫn có gì đó mênh mang. Bản Thia, bản Ngài như trở nên vắng hơn, lọt thỏm giữa núi rừng. Những bước chân của học trò cũng trở nên chậm chạp. Tôi liên tục nhận được cuộc gọi của bác sĩ Thìn và các đồng nghiệp khác hỏi về cô Diệu.

Sự khác biệt không xóa nhòa

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Cái cách cô nhắm nghiền đôi mắt lại để lắng nghe những lời áp đặt của gã khiến mọi người xung quanh những tưởng cô phải là người làm nên những lỗi lầm gì quá đáng lắm mới khiến người đàn ông đối diện giận dữ đến mức vậy.

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

(PLVN) - Nhất Hoa Nhất Khí, nơi nghệ thuật cắm hoa không chỉ là sự sắp đặt những cành hoa mà còn là câu chuyện về sự sống, về triết lý nhân sinh, sự hài hòa của thiên nhiên, con người. Khi có sự thấu cảm, tác phẩm sẽ khiến người xem thấy được khí chất đẹp đẽ nhất của hoa.

Người chồng 'mù'

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Bạn đã từng ở trong hoàn cảnh, hoặc biết ai đó, âm thầm lên kế hoạch chia tay chồng của mình? Hay một người chồng bỗng một ngày nhận được đơn ly hôn từ vợ và hoàn toàn bất ngờ về điều đó? Bạn có từng chất chứa bao nhiêu là nỗi niềm, bạn cần vô cùng một người để chia sẻ, mà lại chẳng thể nói gì với người đang đắp chăn nằm bên cạnh?

Hoa thơm đầy ngõ

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sáng sớm, ông Phê chào cả nhà, nói đi một lát, về sẽ có quà cho Bi. Đã quá trưa, không thấy ông nội về, thằng Bi phụng phịu với mẹ: “Ông đi đâu mà lâu thế không biết”. Người bố quát con “Mặc ông, ăn nhanh lên mẹ mày còn dọn”.

Nhớ mùa hoa gạo

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Mỗi khi quay lại thăm trường cũ tôi lại bồi hồi đứng trước gốc gạo đỏ chói giữa trưa hè. Bao giờ cũng vậy, dù đi xa cách mấy tôi luôn cố gắng quay về vào ngày hoa gạo nở đỏ rực cả một khoảng sân trường chỉ để đắm chìm trong cái sắc đỏ ấy mà hồi tưởng, mà nhớ thương.

Dòng gió bụi

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) -  Đang ngồi tiếp chuyện hai vị khách thì Tỏ đi qua, hất hàm hỏi ông Quà: “Lão thấy ví tôi không? Đưa đây?”.

Viết cho tình yêu

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - “Em mãi là hai mươi tuổi/Ta mãi là mùa xanh xưa”... Có lẽ, đó là ước nguyện của chúng ta được nhà thơ Quang Dũng nói hộ bằng hai câu thơ ấy.

Bức tranh

Bức tranh
(PLVN) - Quả là một rừng mây tuyệt mỹ! Ngân thốt lên vui sướng khi vừa đặt đồ nghề xuống. Ngân đã từng nghe nhiều đến nơi này, nhưng mọi lời miêu tả không bằng một vài giây đắm mình trong cảnh sắc tuyệt diệu này. Cô hít hà thật sâu rồi rộn ràng vẽ, như thể đang sợ vẻ đẹp trước mắt sẽ tan biến. Ngân yêu tranh màu nước và những bức vẽ của cô bao giờ cũng đầy hào hứng, rực rỡ, dù tâm trạng cô đang bấn loạn, thậm chí khi tinh thần khủng hoảng.

Đợi chờ ngày hoa nở

Ảnh minh họa. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Chẳng biết tự bao giờ, nhân loại lấy sự tồn tại và phát triển của thực vật, mà cụ thể là những bông hoa, chiếc lá để làm “cột mốc xanh” cho những niềm hy vọng, cho những sự hứa hẹn về tương lai.

Người dưng đất lạ

Người dưng đất lạ
(PLVN) - Xứ nào có người thương đều là quê hương, xứ sở, Phú nhớ mang máng từng nghe một câu tương tự như thế trong một bộ phim nào đó đã xem. Nên chi mỗi lần có ai thắc mắc can cớ chi bỏ xứ ra đây, anh thường nói rành rẽ, tại có người tui thương. Thiên hạ thắc mắc tiếp, anh này lạ lùng, “thuyền theo lái, gái theo chồng” mắc mớ chi anh không đem người anh thương vô xứ trong ở với mẹ già. Phú lại cười hiền, biết trả lời mấy cũng dễ chi vừa lòng thiên hạ. Thôi, cười cho xong chuyện.

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"
(PLVN) - Triển lãm ảnh với chủ đề "Văn Bàn nghĩa tình" được tổ chức tại xã Tân An, huyện Văn Bàn -  nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử và tình đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'
(PLVN) - Ngày 12/2/2025 (tức 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình sẽ diễn ra “Ngày Thơ Việt Nam năm 2025” với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Ngày Thơ năm nay có nhiều điều đặc biệt như lần đầu tiên không tổ chức ở Hà Nội và có sự tham gia trình diễn thơ của nhà thơ cựu chiến binh Mỹ Bruce Weigl. Ông sẽ đọc tác phẩm “Gửi một người mẹ Việt Nam” tại Ngày Thơ như một cách để kết nối văn hóa và hàn gắn quá khứ bằng ngôn ngữ của thi ca.