“Mẹ yêu con”

”Trên lưng mẹ” - bức ảnh của tác giả Lê Bích chụp năm 2005. (Nguồn ảnh: BTC)
”Trên lưng mẹ” - bức ảnh của tác giả Lê Bích chụp năm 2005. (Nguồn ảnh: BTC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận, được nhiều nghệ sĩ thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức. Trong đó, nhiếp ảnh cũng là một ngôn ngữ đặc biệt.

Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024) và Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với nhiếp ảnh gia Lê Bích vừa tổ chức triển lãm “Mẹ yêu con” và trao tặng bộ ảnh cùng tên cho Bảo tàng.

Những cung bậc cảm xúc về tình mẫu tử

Nhiếp ảnh gia Lê Bích sinh năm 1972, tên đầy đủ là Lê Ngọc Bích, hiện sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Anh bắt đầu sự nghiệp chụp ảnh vào năm 2005. Công chúng thường biết đến anh là một nhà nhiếp ảnh gắn bó với làng Việt và các nghề thủ công truyền thống. Với niềm say mê và yêu quý dành cho những bức ảnh, anh đã phát triển sự nghiệp, giành được khá nhiều giải thưởng. Ngoài ra, anh còn tham gia tổ chức nhiều triển lãm ảnh với đa dạng chủ đề. Thông qua triển lãm ảnh “Mẹ yêu con” lần này, nhiếp ảnh gia Lê Bích muốn truyền tải đến khán giả sự đẹp đẽ của tình mẫu tử qua ngôn ngữ nhiếp ảnh.

Bức ảnh “Trên lưng mẹ” được Lê Bích thực hiện năm 2005 tại phiên chợ Bắc Hà, thị trấn Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là bức ảnh đầu tiên về đề tài tình mẫu tử mà tác giả thực hiện trong sự nghiệp cầm máy. “Năm 2005 khi lần đầu tiên thực hiện bức ảnh “Trên lưng mẹ”, tôi đã có một cảm xúc đặc biệt về tình mẫu tử. Hình ảnh em bé dân tộc Mông ngủ ngon trên lưng của người mẹ đang bán hàng tại góc bán rượu phiên chợ Bắc Hà đã chạm đến trái tim của tôi một cách mạnh mẽ và tôi đã quyết định sẽ bắt đầu hành trình khám phá những cung bậc cảm xúc khác nhau về tình mẫu tử” - nhiếp ảnh gia Lê Bích chia sẻ.

Triển lãm ảnh “Mẹ yêu con” gồm 30 bức ảnh về những khoảnh khắc đời thường giữa mẹ và con, được nhiếp ảnh gia Lê Bích thực hiện trong gần 20 năm. Lê Bích đã đi dọc các tỉnh miền núi phía Bắc cho đến các tỉnh miền Trung với chiếc máy ảnh bầu bạn, tác giả đã gặp gỡ, trò chuyện và “chớp” được những phút giây đầy cảm xúc chân thực như thước phim sống động về câu chuyện bình dị của mẹ và con.

Trong những bức ảnh là mỗi câu chuyện về tình mẫu tử, sự gắn bó giản dị và thiêng liêng ấy được hiện hữu trong từng khoảnh khắc ảnh tràn ngập tình yêu thương của các bà, các mẹ trên những bản làng xa xôi, nơi rẻo núi cao mờ sương đến những nơi đồng bằng. Dù khác vùng miền, dân tộc, dù là người Mông, Thái, Nùng, Lô Lô đen hay người Kinh thì việc thể hiện tình cảm với những đứa con yêu thương của mình cũng rất tự nhiên, dù là trong giây phút lao động, vui chơi, nghỉ ngơi hay trao truyền tri thức…

Nhiếp ảnh gia Lê Bích trao tặng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam bộ ảnh trưng bày tại triển lãm. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Nhiếp ảnh gia Lê Bích trao tặng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam bộ ảnh trưng bày tại triển lãm. (Nguồn ảnh: TTXVN)

“Sự khắc nghiệt và thiếu thốn của đồng bào dân tộc ở vùng cao đã làm cho hình ảnh người mẹ rất đậm nét và có vẻ đẹp từ sự mạnh mẽ, đùm bọc yêu thương. Cái ấm áp của tình mẹ xua tan đi lạnh giá của núi rừng. Hay có lần tôi chụp một bà mẹ ngồi bên con gái khi con vừa trải qua ca mổ dài 4 tiếng ở viện. Dường như có một sợi dây vô hình nối giữa mẹ và con. Cảm thấy như con đau một thì mẹ đau mười. Người mẹ vừa hát ru con vừa khóc”, theo nhiếp ảnh gia Lê Bích.

Trong một lần đến làng Chuông (huyện Thanh Oai, Hà Nội) nơi có nghề làm nón lâu đời, Lê Bích được gặp bà mẹ 98 tuổi ngồi khâu nón bên con gái 78 tuổi. Hai mẹ con họ đã ngồi đó gần như cả cuộc đời vì người con gái bị mù nên phải nương nhờ mẹ. Người con gái phải tự lần mò từng mũi kim khâu nón và chỉ nhờ đến mẹ khi cần xử lý việc khó. “Ở làng Chuông, tôi đã gặp hai mẹ con bà Bấc chuyên khâu nón để bán, con gái bà bị mù nên hai mẹ con sống với nhau. Hình ảnh bà mẹ 98 tuổi luôn chăm sóc, thương yêu con gái 78 tuổi đã định hình rõ cho tôi về bộ ảnh tình mẫu tử”, nhiếp ảnh Lê Bích cho biết.

“Vì chúng ta ai cũng sinh ra từ mẹ”

Khi Lê Bích tham gia chụp ảnh cho quỹ từ thiện “Thiện Nhân & những người bạn”, thêm một lần nữa, anh lại được chứng kiến về tình mẫu tử sâu đậm và đồng cảm với nỗi đau của những người mẹ có con bị dị tật, cùng niềm hạnh phúc ngập tràn khi con được các bác sĩ tình nguyện cứu chữa. Sau khi kết thúc triển lãm vào ngày 15/3, nhiếp ảnh gia Lê Bích sẽ trao tặng bộ ảnh cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam để phục vụ công tác trưng bày. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam quyết định chọn bức ảnh “Thiện Nhân đã biết đi xe đạp” của Lê Bích vào bộ ảnh 100 khoảnh khắc bất tử của phụ nữ Việt Nam.

Bức ảnh “Thiện Nhân đã biết đi xe đạp” của Lê Bích được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chọn đưa vào bộ ảnh 100 khoảnh khắc bất tử của phụ nữ Việt Nam. (Nguồn ảnh: BTC)

Bức ảnh “Thiện Nhân đã biết đi xe đạp” của Lê Bích được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chọn đưa vào bộ ảnh 100 khoảnh khắc bất tử của phụ nữ Việt Nam. (Nguồn ảnh: BTC)

Bà Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết bà cảm thấy bồi hồi, xúc động khi ngắm các tác phẩm: “Qua triển lãm của tác giả Lê Bích, tôi thấy những khoảnh khắc đặc biệt nhưng rất đỗi bình dị, thân thương của các bà mẹ ở miền xuôi hay miền ngược, ở miền núi cũng như đồng bằng được khéo léo ghi lại từ sự quan sát, cái nhìn và cảm nhận của tác giả trên mỗi cung đường anh đi. Đặc biệt hơn nữa khi những giây phút thiêng liêng này được ghi lại từ lăng kính và cảm xúc của một nam nhiếp ảnh có sự thấy hiểu sâu sắc về tình mẫu tử”.

Có thể khẳng định rằng, 3 tiếng “mẹ yêu con” dù vang lên bằng bất cứ ngôn ngữ nào cũng luôn mang đến thật nhiều cảm xúc bởi sự dung dị, tự nhiên mà sâu sắc như tình yêu thương sâu sắc của người mẹ. Hay nói như nhiếp ảnh gia Lê Bích: “Tôi hy vọng sẽ chạm được vào trái tim các bạn, để chúng ta thêm yêu mẹ, vì chúng ta ai cũng sinh ra từ mẹ”.

Tin cùng chuyên mục

Một tác phẩm hội họa trong triển lãm “Đường lên Điện Biên” (ảnh Bảo Châu).

70 tác phẩm hội họa “Đường lên Điện Biên”

(PLVN) - Triển lãm “Đường lên Điện Biên” giới thiệu 70 tác phẩm hội họa, đồ hoạ, điêu khắc, ký hoạ, áp phích, sáng tác trong giai đoạn 1949 -2009 của 34 tác giả, được lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Đọc thêm

Gặp lại người thầy

Gặp lại người thầy
(PLVN) - Chợ sớm tấp nập, cảnh bán hàng rổn rảng. Tiếng mời mọc, mặc cả, cười đùa làm cái tinh sương trở nên ấm áp. Mấy bác bán rau vừa hạ xong xe hàng, ngồi hút thuốc lào sòng sọc.

Về một cuộc chia ly diễm lệ

Trong những giây phút ngắn ngủi, Marina đã vươn người lên và nắm chặt lấy tay của Ulay. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Hành trình 2500km để chia ly giữa Vạn lý trường thành, và cuộc hội ngộ đầy nước mắt sau 22 năm, câu chuyện tình của 2 người nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đã khiến hàng triệu trái tim rung cảm.

Nhớ về Litang

Nhớ về Litang
(PLVN) - Nhân dịp em Huyền gửi cho chiếc video tôi quay chọc em trong chuyến đi năm ngoái, ngồi nhớ về Litang.

Người dưng

Người dưng
(PLVN) - Chúng tôi sinh đôi nhưng dường như giữa hai đứa có sự khác biệt rất lớn về tính cách. Nếu tôi là một người có phần nóng tính và kiệm lời thì em tôi lại là người thân thiện và lương thiện.

Tạm biệt tháng 3...

Tạm biệt tháng 3...

Giờ thì tao thoải mái khóc rồi, mày cũng hết đau đớn rồi. Tạm biệt nhé tháng 3... Tạm biệt một người bạn thân, tạm biệt Hà Sơn Bình - một nhà báo với nụ cười hiền tỏa nắng...

Dưới bóng xanh có đôi mắt đẹp

Điệu múa uyển chuyển trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mường. (Ảnh: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)
(PLVN) - Ngẩn ngơ dưới cây tếch đầu bản, Lương như người bị bắt mất hồn. Chân anh chạm vào những vụn li ti trắng như sữa của hoa tếch. Hương đào núi đã phảng phất trong gió. Hoa đào không biết lòng Lương đang bồn chồn đợi chờ. Anh giật mình khi nghe tiếng bà Tơi gọi.

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."
(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Hạnh phúc là đi trên mặt đất

Thế hệ ngày nay luôn miệt mài tìm câu trả lời cho câu hỏi về hạnh phúc. (Nguồn ảnh: Youtube)
(PLVN) - Hạnh phúc là gì? Hàng triệu con người trên trái đất này, ngày đêm vẫn luôn đặt ra cho mình, cho nhau câu hỏi ấy. Nhưng làm gì có một khái niệm cụ thể, bất biến, chính xác cho hạnh phúc bây giờ? Mỗi một người mưu cầu khác nhau và giá trị của hạnh phúc đối với họ cũng khác nhau. Ở mỗi một thời đại, tiêu chuẩn sống thay đổi, giá trị hạnh phúc cũng đổi thay theo.

Điều anh không nói

Điều anh không nói
(PLVN) - Cô đốt một điếu thuốc rồi rít một hơi thật sâu, tiếng rít làm cho màn đêm yên tĩnh bỗng như bị xé toạc bởi thanh âm nặng nề của khói thuốc.

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.

Dưỡng thần

Dưỡng thần
(PLVN) - Không gian ấy bình lặng mà tươi thắm, hoa đua nhau nở. Hoa vẫy mời chim chóc về ríu rít. Hoa gọi nhành nắng xuân. Tất cả do bàn tay ông Đức làm ra. Khi ông đang chăm sóc chậu mai chiếu thủy thì tiêng ông Hiệp vọng vào. Cổng chỉ khép. Ông Hiệp khoái trí cười với sắc hoa đón chào.

Điều đẹp đẽ chỉ ngắn ngủi vậy thôi

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Ngày Tết chúng ta nói chuyện vui, đoàn viên, hội ngộ, nhưng ngày Tết cũng có những khoảng lặng ngầm ngùi, sâu lặng, để thao thức về ngày đã qua và tương lai. Nghe radio những ngày này thấy toàn mở nhạc xuân vui tươi, hoan ca… đơn giản vì người Việt hay nói: Vui như Tết! Nhưng thực sự ngày Tết có phải là ngày vui vẻ hay là ngày tiễn đưa của thời gian và lòng người nặng trĩu suy tư?