Thị trường xăng dầu Việt Nam thiếu tính cạnh tranh

Cơ chế quản lí kinh doanh xăng dầu vẫn còn nhiều bất cập. Ảnh minh họa
Cơ chế quản lí kinh doanh xăng dầu vẫn còn nhiều bất cập. Ảnh minh họa
(PLO) - Hiện Nhà nước can thiệp khá sâu vào giá cả khiến nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam chưa thật sự theo cơ chế thị trường, tính cạnh tranh chưa cao, người tiêu dùng có thể bị thiệt.

Chưa hoạt động theo cơ chế thị trường

Theo TS Lê Đăng Doanh (nguyên Viện trưởng Viện Quản lí Kinh tế Trung ương), hoạt động kinh doanh xăng dầu đang có sự can thiệp sâu của Nhà nước vào giá cả. “Nhà nước can thiệp quá sâu vào thị trường về giá cả, không theo kịp diễn biến thị trường thế giới; hiệu lực và hiệu quả của giá cơ sở và Quỹ bình ổn cần được xem xét một cách cầu thị từ thực tế”, TS Doanh cho biết.

Cũng theo vị này, thị trường xăng dầu thế giới diễn biến đột ngột, khó dự báo, giá dầu biến động mạnh, do đó một số quy định trong cách điều hành giá xăng dầu ở Việt Nam không còn phù hợp. Từ những phân tích trên, ông Doanh cho rằng thị trường xăng dầu Việt Nam thiếu tính cạnh tranh, các công ty xăng dầu chỉ có một giá thống nhất là không phù hợp với cơ chế thị trường.

Hiện nay, cứ 15 ngày Liên Bộ Công Thương – Tài chính điều chỉnh mức giá bán lẻ xăng dầu một lần dựa trên giá cơ sở. Giá cơ sở này được Liên Bộ tính toán dựa trên sự tăng giảm trong 15 ngày qua của thị trường xăng dầu thế giới. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh băn khoăn về tính chính xác của việc tính toán này. Ông đưa ra câu hỏi: “Giá cơ sở được công bố đã theo kịp biến động thị trường thế giới chưa? Thời hạn 15 ngày điều chỉnh một lần có còn phù hợp?”. Ông cho rằng, cần có những tính toán hợp lý hơn, sát với thực tế hơn để đưa ra cách tính giá xăng dầu phù hợp nhất, sát nhất với thực tế giá xăng dầu thế giới.

TS. Doanh cũng cho rằng, Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang chưa được quản lý minh bạch. “Quỹ này là tiền của người dân mua xăng, nhưng lại không có người đại diện của dân nào tham gia quản lý khoản quỹ lên đến hàng nghìn tỷ đồng này. Vậy có nên cho đại diện người tiêu dùng tham gia quản lý không?”, ông Doanh đặt câu hỏi.

Nhiều bất cập cần được tháo gỡ

Chung quan điểm với TS Lê Đăng Doanh, cựu Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng, môi trường kinh doanh xăng dầu cần cải thiện nhiều hơn để tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, mục đích cuối cùng là để người dân được sử dụng xăng dầu với mức giá sát với thực tế nhất. Hiện Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 40% lượng nhu cầu xăng dầu cả nước, 60% còn lại phải nhập khẩu.

Việt Nam có nhiều hiệp định thương mại với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Mỗi hiệp định lại có quy định khác nhau về lộ trình cắt giảm mức thuế nhập khẩu đối với xăng dầu, dù tất cả các hiệp định đều hướng tới mức thuế 0%. Ví dụ, với các nước ASEAN (Hiệp định ANTIGA), lộ trình giảm thuế nhập khẩu với xăng ô tô từ năm 2016-2020 là 20%, từ 2021-2022: 8%, 2023: 5% và từ 2024 là 0%. Với Hàn Quốc (Hiệp định VKFTA), lộ trình giảm thuế nhập khẩu với xăng ô tô từ năm 2016-2020 là 10%, từ 2021-2028 là 8%.

Ông Tuyển cho rằng, việc này có vấn đề cần lưu ý, lộ trình cắt giảm thuế và thuế suất cắt giảm là khác nhau trong từng hiệp định. Từ đó, một câu hỏi đặt ra: Mức thuế trong hiệp định nào sẽ được lấy làm căn cứ hình thành giá bán khi Nhà nước điều chỉnh giá và để tính thuế nhập khẩu mà doanh nghiệp nhập khẩu phải nộp?

Ngoài ra, phía DN, vì lợi ích, sẽ nhập khẩu từ thị trường có lộ trình cắt giảm thuế nhanh nhất với thuế suất thấp nhất tại thời điểm nhập khẩu. Khi đó, các DN đều tìm cách nhập khẩu từ thị trường có thuế suất theo từng mặt hàng là thấp nhất. Cụ thể, họ sẽ nhập xăng từ Hàn Quốc vì thuế nhập khẩu xăng ô tô trong VKFTA là 10% từ 2016-2020, mức thấp nhất trong các FTA cho đến nay. Đối với diesel, các DN đều nhập khẩu từ ASEAN vì theo ANTIGA thuế nhập khẩu diesel đã là 0% từ 2016.

“Như vậy rất dễ bị các đối tác ép giá và không loại trừ các DN sẵn sàng trả giá cao hơn để được hưởng mức thuế thấp và người bán nước ngoài hưởng lợi và làm giá bán trong nước bị đẩy lên, người tiêu dùng bị thiệt”, ông Tuyển cho biết.

Một vấn đề khác được ông Tuyển cho rằng còn bất cập là việc Chính phủ cam kết giữ thuế nhập khẩu xăng dầu không thấp hơn 7% để bảo hộ cho Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn trong thời gian 10 năm, tính từ ngày nhà máy này sản xuất thương mại. Như vậy, nếu năm 2018 Nhà máy Nghi Sơn đi vào sản xuất thương mại, thì theo thỏa thuận Việt Nam phải giữ thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu ở mức không thấp hơn 7% cho đến hết 2028.

Trong khi đó theo ANTIGA, với xăng từ 2023 thuế nhập khẩu đã xuống 5% và từ 2024 là 0%. Diesel và mazut là 0% từ 2016; còn VKFTA, thuế nhập khẩu diesel từ 2016 là 5% và từ 2018 là 0%. Riêng mazut từ 2016 thuế nhập khẩu đã là 0%. Vậy là phát sinh mâu thuẫn giữa cam kết ANTIGA, VKFTA với cam kết Nghi Sơn.

Theo ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Chính phủ cần tập trung đưa ra chiến lược phát triển thị trường xăng dầu dài hạn, trong đó cần có những quyết sách quan trọng, mở cửa thị trường xăng dầu sớm hơn cam kết để thị trường lĩnh vực này được cạnh tranh công bằng, đem lại quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng. 

Đọc thêm

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.