Bứt phá trong chuyển đổi số ở Quảng Ninh

Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.

Trong trục Chính quyền số, Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung triển khai nhiệm vụ số hóa trong các cơ quan đảng, nhà nước, MTTQ và các đoàn thể tỉnh. Trong đó, ưu tiên trước hết cho việc cập nhật, số hóa dữ liệu văn bản chỉ đạo điều hành, dữ liệu chuyên ngành, hồ sơ CBCCVC, người lao động…

Cán bộ Trung tâm hành chính công hướng dẫn Nhân dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Cán bộ Trung tâm hành chính công hướng dẫn Nhân dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Theo số liệu từ kết quả Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ, hiện tổng điểm của tỉnh Quảng Ninh là 77.93/100 điểm, xếp thứ 35/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, điểm số về mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với giải quyết TTHC của Quảng Ninh đạt khá cao, 17,7/18 điểm.

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đang đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu xây dựng kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh phiên bản 3.0, hướng tới Chính quyền số của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT (ICT Index) của tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đứng vị trí thứ 3/63 tỉnh, thành phố với 0,6514 điểm, tăng điểm tương đối đồng đều trong tất cả các chỉ tiêu so với năm trước.

Đến nay toàn bộ các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đang sử dụng, khai thác hiệu quả hệ thống Chính quyền điện tử phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, chuyên môn. 100% các văn bản được xử lý trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật); 91% số hồ sơ giải quyết TTHC được tiếp nhận, giải quyết, trình, ký số và trả kết quả hoàn toàn trên môi trường mạng.

Trong trục Kinh tế số, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành được 2 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: Triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công và trong nhân dân; 100% các dịch vụ thiết yếu của xã hội như y tế, giáo dục, điện, nước, viễn thông… và 100% TTHC đều chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có hơn 2,5 triệu tài khoản ngân hàng cá nhân đang hoạt động, bình quân có 2,5 tài khoản đang hoạt động/người dân từ 15 tuổi trở lên. Triển khai thanh toán không dùng tiền mặt đã được phổ cập đến 82,6% đối tượng được chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH; 100% đối tượng có nhu cầu chi trả an sinh xã hội; 99,1% thu - nộp ngân sách nhà nước đạt; 97,9% đối tượng thanh toán tiền điện và 90,8% đối tượng thanh toán tiền nước. Các khoản thu - nộp học phí, viện phí đều đạt tỷ lệ thanh toán trực tuyến cao. Riêng thu phí, lệ phí tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện đạt 100%.

Để hướng tới xây dựng một môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp, thời gian qua, Quảng Ninh cũng đã nỗ lực thực hiện các giải pháp để phát triển Xã hội số theo hướng thân thiện, gần gũi với người dân. Trong đó, nổi bật là việc đẩy mạnh sử dụng, khai thác trang Official Account (OA) Zalo theo hướng dẫn tại Bộ chỉ số đo lường chuyển đổi số tỉnh Quảng Ninh phiên bản 1.0. Các trang OA Zalo của các cấp chính quyền, các đơn vị, tổ chức đã phục vụ đắc lực công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức và đặc biệt là tạo thuận lợi cho người dân trong việc tương tác với chính quyền, đơn vị, tổ chức trong đời sống hằng ngày.

Đặc biệt thiết thực với đời sống người dân, mô hình Chợ 4.0 hiện đã được triển khai tới 19 chợ hạng I, 11 chợ hạng II và 13 chợ hạng III. Tỷ lệ số hộ kinh doanh tại chợ chấp nhận phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đạt trung bình 83%...

Tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với các đơn vị viễn thông trong việc triển khai ứng dụng chữ ký số công cộng miễn phí. Đến nay, đã có hơn 42.000 chữ ký số cá nhân được các đơn vị viễn thông cung cấp miễn phí cho người dân để thực hiện nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến.

Theo đó, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành tích hợp chữ ký số, sim ký số và dịch vụ ký số công cộng trên Cổng dịch vụ công để cho phép người dân ký số điện tử; tích hợp thành công chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ tại các bước theo quy trình xử lý hồ sơ lên Hệ thống phần mềm một cửa điện tử phục vụ quá trình liên thông, giải quyết TTHC, luân chuyển hồ sơ điện tử…

Một buổi tuyên truyền, hướng dẫn thanh toán không dùng tiền mặt.

Một buổi tuyên truyền, hướng dẫn thanh toán không dùng tiền mặt.

Từ những kết quả khả quan trong chuyển đổi số, đó sẽ là tiền đề vững chắc để Quảng Ninh tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; thay đổi tích cực phương thức sống, làm việc của người dân; phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp trong năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.

Trong năm 2024, Quảng Ninh đã đẩy mạnh việc số hóa dữ liệu và gắn mã QR về các địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh. Nổi bật trong đó là hoạt động của Đoàn thanh niên TP Đông Triều số hóa địa chỉ đỏ nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên tại khu mỏ Quảng Ninh (phường Mạo Khê) bằng công nghệ VR360; Đoàn Thanh niên TX Quảng Yên gắn mã QR thông tin giới thiệu 19 điểm di tích lịch sử, văn hóa, du lịch trên địa bàn… Các đơn vị tuyến biên giới cũng tiếp tục phối hợp với tổ chức Đoàn địa phương tuyên truyền, cài đặt mã QR thuyết minh về các cột mốc chủ quyền biên giới…

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Tập đoàn VNPT Tô Dũng Thái đón nhận biểu trưng vinh danh "Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã tiên phong nhận nhiệm vụ tiến vào kỷ nguyên mới" do Tổng Bí thư Tô Lâm trao.

Make in Viet Nam – chiến lược làm chủ công nghệ số để cùng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

(PLVN) - Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ VI năm 2024 do Bộ TT&TT tổ chức ngày 15/1/2025, Tập đoàn VNPT đã nhận nhiệm vụ tiên phong trong triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57), tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Cũng tại sự kiện, một lần nữa, các sản phẩm số của VNPT đã khẳng định giá trị của sản phẩm Make in Vietnam – chất lượng quốc tế.

Đọc thêm

Mỹ siết chặt kiểm soát dòng chip AI toàn cầu

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Ngày 13/1 (giờ địa phương), chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố quy định kiểm soát xuất khẩu mới đối với các chip điện toán tiên tiến được sử dụng cho trí tuệ nhân tạo (AI).

Intel ra mắt nhiều sản phẩm mới tại CES 2025

Intel ra mắt nhiều sản phẩm mới tại CES 2025
(PLVN) - Intel tiếp tục tiên phong nâng cao giới hạn hiệu năng và khả năng tiết kiệm năng lượng cho cả doanh nghiệp và người dùng cá nhân khi sử dụng các ứng dụng AI, mở ra kỷ nguyên mới của điện toán AI.

Thị trường lao động dưới tác động của AI

Con người và AI không nhất thiết là đối thủ, mà có thể hợp tác để tạo ra giá trị lớn hơn. (Ảnh: AI)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang từng bước thay đổi bộ mặt của nhiều ngành nghề trên toàn thế giới nhưng đồng thời cũng gây ra sự biến đổi lớn trong các xu hướng nghề nghiệp. Ảnh hưởng này đặt ra nhiều thách thức cho lao động trên toàn cầu và cả tại Việt Nam.

Lo ngại về 'căn bệnh toàn cầu mới' do công nghệ

Cuộc cách mạng công nghệ AI đang định hình lại thị trường lao động toàn cầu. (Ảnh: istock)
(PLVN) - Kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang đến những cơ hội đột phá mà còn đặt ra thách thức lớn đối với lực lượng lao động toàn cầu. Nhiều quốc gia đã triển khai nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và hỗ trợ họ chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sự ổn định xã hội và phát triển bền vững.

Sống trong thế giới AI

Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ tại một sự kiện. (Ảnh: N.Y)
(PLVN) - Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT, từng là “ngôi sao” công nghệ. Gần đây, ông nổi tiếng với những bài giảng về AI và cách thức làm việc, kinh doanh, ứng xử với người trẻ…

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Một robot mới từ Trung Quốc đang gây chú ý khi có thể thực hiện các kỹ thuật massage truyền thống như một chuyên gia thực thụ. Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Giao Thông Thượng Hải và Đại học Khoa học Thượng Hải, robot này hứa hẹn sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và các trung tâm trị liệu.

Khám phá sức mạnh hạ tầng IDC: Nền tảng cho chuyển đổi số quốc gia

VNPT IDC Hoà Lạc - Trung tâm Dữ liệu hiện đại nhất Việt Nam.
(PLVN) - Các trung tâm dữ liệu (Internet Data Center - IDC) đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói riêng và Việt Nam nói chung. Tập đoàn VNPT với hệ thống 8 trung tâm dữ liệu hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu của khách hàng mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Start-up Trung Quốc sản xuất hàng loạt robot đa năng

Agibot giới thiệu những con robot được sản xuất hàng loạt của mình trong một video. (Ảnh: Agibot)
(PLVN) - Agibot, một start-up về robot của Trung Quốc ra mắt vào tháng 2 năm 2023, đã gây chú ý lớn trong ngành khi thông báo đã bắt đầu sản xuất hàng loạt robot đa năng. Trong khi đó, Tesla – gã khổng lồ xe điện của Mỹ – dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt robot hình người vào năm 2026.

Albania cấm TikTok trong vòng 1 năm

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Lệnh cấm nhắm đến việc tăng cường an toàn trong trường học, sau khi một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vào tháng 11. Theo truyền thông địa phương, vụ việc bắt nguồn từ những tranh cãi trên mạng xã hội, với các video cổ xúy bạo lực giữa trẻ vị thành niên xuất hiện trên TikTok...

Sáng kiến an ninh mạng vươn tầm quốc tế

Đại tá Nguyễn Tiền Giang, UVBTV, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh 86 tặng khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia các cuộc thi, giải thưởng trong nước và quốc tế. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Trước bối cảnh quốc tế đầy biến động, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên không gian mạng ngày càng đối mặt nhiều thách thức, từ sự phức tạp của các hệ thống mạng trọng yếu, nguy cơ gia tăng các cuộc tấn công mạng tinh vi đến sự thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên môn cao. Thực tế yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội phải không ngừng nâng cao năng lực, sáng tạo trong cách tiếp cận, tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ thế giới, góp phần xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc trên mặt trận số.