TikTok đối mặt lệnh cấm của ít nhất 20 quốc gia

TikTok đã bị cấm hoàn toàn hoặc một phần ở ít nhất 20 quốc gia.
TikTok đã bị cấm hoàn toàn hoặc một phần ở ít nhất 20 quốc gia.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - TikTok đã bị cấm hoàn toàn hoặc một phần ở ít nhất 20 quốc gia. Các nhà lập pháp lo ngại TikTok trở thành một thế lực xã hội, chính trị và kinh tế có khả năng gây ảnh hưởng sâu rộng, thậm chí gây xáo trộn…

Tại Nga, TikTok bị phạt vì không xóa các nội dung bị cấm. Ở Romania, kết quả bầu cử tổng thống bị hủy bỏ do lo ngại ứng dụng này đã được dùng để lan truyền thông tin gây ảnh hưởng từ nước ngoài. Trong khi đó, Albania đã cấm TikTok trong một năm sau vụ việc một thiếu niên bị đâm chết bởi một bạn cùng trang lứa sau khi tranh cãi trực tuyến.

"Hoặc là TikTok bảo vệ trẻ em Albania, hoặc Albania sẽ tự bảo vệ trẻ em của mình khỏi TikTok", Thủ tướng Edi Rama tuyên bố trên nền tảng mạng xã hội X.

Dù vấp phải sự giám sát ngày càng gắt gao, TikTok vẫn giữ được sức hút mạnh mẽ trên toàn cầu, với hơn một tỷ người dùng mỗi tháng, nhờ vào thuật toán đề xuất luồng nội dung video ngắn được cá nhân hóa, khiến người dùng không thể ngừng lướt.

Tuy nhiên, sự phổ biến vượt bậc của TikTok cũng kéo theo những lo ngại. Các nhà lập pháp cho rằng ứng dụng này đã nhanh chóng vượt khỏi khuôn khổ của những video hài hước hay các trào lưu nhảy múa. Thay vào đó, TikTok đã trở thành một thế lực xã hội, chính trị và kinh tế có khả năng gây ảnh hưởng sâu rộng, thậm chí gây xáo trộn, theo New York Times.

Chính phủ nhiều nước không mấy thiện cảm với TikTok

Từ Montana đến New Zealand, các quan chức cảnh báo rằng TikTok có thể trở thành công cụ để kích động bạo lực, lan truyền thông tin sai lệch, và làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Một số nhà lập pháp còn lo ngại ứng dụng này có thể chia sẻ dữ liệu nhạy cảm của người dùng, như vị trí và lịch sử duyệt web cho bên thứ ba.

Thủ tướng Albania, Edi Rama, nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ giới trẻ trước "những cạm bẫy đáng sợ của thuật toán".

Trước những cáo buộc này, TikTok khẳng định rằng các mối lo ngại đã bị thổi phồng. Công ty cho biết họ đã thiết lập các nhóm chuyên trách để ngăn chặn các hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực và công khai minh bạch các nỗ lực này. Theo TikTok, thuật toán của họ được thiết kế để "duy trì tính trung lập của nội dung", xếp hạng video dựa trên sở thích và hành vi của người dùng, chứ không thiên vị hay định hướng.

TikTok cũng nhấn mạnh rằng ByteDance, công ty mẹ của họ, phần lớn thuộc sở hữu của các nhà đầu tư toàn cầu. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố có quyền phản đối bất kỳ thương vụ mua bán nào liên quan đến công ty này.

Trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng mở rộng hoạt động ra thế giới, TikTok vừa là hình mẫu thành công, vừa là một bài học cảnh giác. Ứng dụng này cho thấy rằng những loại hình giải trí mới khởi nguồn từ Trung Quốc hoàn toàn có thể chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Song, nó cũng mở ra làn sóng phản đối mạnh mẽ nhắm vào các ứng dụng Trung Quốc khác như Temu và Shein.

“Có vẻ như giờ đây, bất kỳ doanh nhân Trung Quốc nào cũng cần hiểu biết sâu sắc về khoa học chính trị và quan hệ quốc tế để định hướng tương lai của mình”, Kevin Xu, nhà sáng lập Interconnected Capital, một quỹ đầu tư vào công nghệ trí tuệ nhân tạo tại Hoa Kỳ, nhận định.

Jianggan Li, Giám đốc điều hành của Momentum Works – một công ty tư vấn tại Singapore, nhận xét rằng các công ty Internet toàn cầu như Meta và Google cũng phải chịu sự giám sát chặt chẽ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ông Li nhấn mạnh: “Là công ty của Mỹ, họ không phải đối mặt với sự áp lực nghi ngờ từ các chính trị gia và cơ quan quản lý như TikTok”.

Ấn Độ và Nepal cấm hoàn toàn

Lệnh cấm TikTok tại Hoa Kỳ có nguy cơ cắt đứt ứng dụng này khỏi một trong những thị trường quan trọng nhất. Tuy vậy, TikTok đã từng vượt qua cú sốc lớn hơn thế. Năm 2020, chính phủ Ấn Độ cấm TikTok sau khi căng thẳng địa chính trị giữa Ấn Độ và Trung Quốc leo thang.

Ngay sau đó, TikTok biến mất khỏi các cửa hàng ứng dụng, và trang web chính thức của ứng dụng này bị chặn. Điều này buộc các nhà sáng tạo nội dung từng dựa vào TikTok để “kiếm sống” phải chuyển sang xây dựng lại cộng đồng của mình trên những nền tảng khác.

Một số ứng dụng nội địa đã nhanh chóng xuất hiện để thay thế, nhưng người chiến thắng lớn nhất lại là các gã khổng lồ công nghệ Mỹ. Hiện tại, số người dùng YouTube và Instagram tại Ấn Độ đã gấp đôi so với tại Hoa Kỳ.

Ở Nepal, tình hình cũng không kém phần căng thẳng. Chính phủ nước này đã cấm TikTok trong gần một năm, với lý do ứng dụng không kiểm soát được nội dung mà họ mô tả là "ngôn từ kích động thù địch", gây rối loạn "hòa hợp xã hội". Tuy nhiên, vào tháng 8/2024, lệnh cấm đã được dỡ bỏ sau khi Thủ tướng K.P. Sharma Oli trở lại nắm quyền lãnh đạo chính phủ lần thứ tư.

Nga và Indonesia: Nộp phạt và hợp tác với công ty địa phương

Chính phủ Nga đã nhiều lần phạt TikTok vì để lọt những nội dung không tuân thủ các quy định kiểm duyệt của nước này, bao gồm các vấn đề nhạy cảm như tình dục, giới tính và chủ nghĩa nữ quyền. Trong sáu tháng qua, TikTok đã bị tòa án Nga thông báo phạt đến 2 lần với mức phạt khoảng 90.000 USD.

TikTok cũng đã đặt cược lớn vào dịch vụ mua sắm trực tuyến tại Indonesia, kỳ vọng đây sẽ là nguồn thu mới quan trọng. Với số lượng người dùng gần tương đương với Mỹ, Indonesia, quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á, là một thị trường đầy tiềm năng. Tuy nhiên, năm 2023, chính phủ Indonesia đã thông qua một đạo luật yêu cầu TikTok phải đóng cửa hoạt động mua sắm trực tuyến chỉ trong vòng vài ngày.

TikTok Shop chỉ được phép hoạt động trở lại sau khi sáp nhập với Tokopedia, nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Indonesia. Điều này khiến nhiều chủ cửa hàng chật vật trong việc xây dựng lại lượng khách hàng của mình. Nhưng đối với TikTok, thử thách này lại đi kèm một lợi thế lớn: quyền truy cập vào mạng lưới giao hàng và dịch vụ hậu cần khổng lồ của Tokopedia, giúp họ vận chuyển hàng hóa đến hơn 17.000 hòn đảo ở Indonesia.

Đài Loan, Anh, Pháp, Canada cấm sử dụng ứng dụng trên thiết bị của chính phủ

Nhiều quốc gia đã phải đối mặt với bài toán cân bằng giữa lo ngại an ninh từ TikTok và việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận.

Ở Canada, TikTok đã bị cấm trên các thiết bị di động do chính phủ cấp từ tháng 11. Đồng thời, chính phủ yêu cầu ứng dụng này đóng cửa các văn phòng tại Canada, viện dẫn nguy cơ đối với an ninh quốc gia mà ByteDance có thể gây ra.

Các quốc gia như Anh, Úc, Pháp, cùng với Liên minh châu Âu và Quốc hội New Zealand, cũng áp dụng cách tiếp cận tương tự.

Trong một hồ sơ pháp lý đệ trình lên tòa án Canada vào tháng trước, TikTok phản đối lệnh cấm và cho biết chính phủ Canada đã yêu cầu công ty tạm hoãn các thủ tục giấy tờ đang chờ xử lý, chờ quyết định cuối cùng từ Mỹ đối với TikTok.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.

Mỹ siết chặt kiểm soát dòng chip AI toàn cầu

(PLVN) - Ngày 13/1 (giờ địa phương), chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố quy định kiểm soát xuất khẩu mới đối với các chip điện toán tiên tiến được sử dụng cho trí tuệ nhân tạo (AI).

Đọc thêm

Lo ngại về 'căn bệnh toàn cầu mới' do công nghệ

Cuộc cách mạng công nghệ AI đang định hình lại thị trường lao động toàn cầu. (Ảnh: istock)
(PLVN) - Kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang đến những cơ hội đột phá mà còn đặt ra thách thức lớn đối với lực lượng lao động toàn cầu. Nhiều quốc gia đã triển khai nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và hỗ trợ họ chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sự ổn định xã hội và phát triển bền vững.

Sống trong thế giới AI

Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ tại một sự kiện. (Ảnh: N.Y)
(PLVN) - Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT, từng là “ngôi sao” công nghệ. Gần đây, ông nổi tiếng với những bài giảng về AI và cách thức làm việc, kinh doanh, ứng xử với người trẻ…

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Một robot mới từ Trung Quốc đang gây chú ý khi có thể thực hiện các kỹ thuật massage truyền thống như một chuyên gia thực thụ. Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Giao Thông Thượng Hải và Đại học Khoa học Thượng Hải, robot này hứa hẹn sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và các trung tâm trị liệu.

Khám phá sức mạnh hạ tầng IDC: Nền tảng cho chuyển đổi số quốc gia

VNPT IDC Hoà Lạc - Trung tâm Dữ liệu hiện đại nhất Việt Nam.
(PLVN) - Các trung tâm dữ liệu (Internet Data Center - IDC) đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói riêng và Việt Nam nói chung. Tập đoàn VNPT với hệ thống 8 trung tâm dữ liệu hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu của khách hàng mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Start-up Trung Quốc sản xuất hàng loạt robot đa năng

Agibot giới thiệu những con robot được sản xuất hàng loạt của mình trong một video. (Ảnh: Agibot)
(PLVN) - Agibot, một start-up về robot của Trung Quốc ra mắt vào tháng 2 năm 2023, đã gây chú ý lớn trong ngành khi thông báo đã bắt đầu sản xuất hàng loạt robot đa năng. Trong khi đó, Tesla – gã khổng lồ xe điện của Mỹ – dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt robot hình người vào năm 2026.

Albania cấm TikTok trong vòng 1 năm

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Lệnh cấm nhắm đến việc tăng cường an toàn trong trường học, sau khi một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vào tháng 11. Theo truyền thông địa phương, vụ việc bắt nguồn từ những tranh cãi trên mạng xã hội, với các video cổ xúy bạo lực giữa trẻ vị thành niên xuất hiện trên TikTok...

Sáng kiến an ninh mạng vươn tầm quốc tế

Đại tá Nguyễn Tiền Giang, UVBTV, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh 86 tặng khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia các cuộc thi, giải thưởng trong nước và quốc tế. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Trước bối cảnh quốc tế đầy biến động, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên không gian mạng ngày càng đối mặt nhiều thách thức, từ sự phức tạp của các hệ thống mạng trọng yếu, nguy cơ gia tăng các cuộc tấn công mạng tinh vi đến sự thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên môn cao. Thực tế yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội phải không ngừng nâng cao năng lực, sáng tạo trong cách tiếp cận, tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ thế giới, góp phần xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc trên mặt trận số.

Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng toàn cầu

EU thúc đẩy hợp tác xây dựng khả năng phòng thủ mạng hiệu quả trong liên minh. (Ảnh: europeanfiles.eu)
(PLVN) - Kỷ nguyên số hóa đã mở ra một chương mới trong cách các quốc gia vận hành và bảo vệ chủ quyền. Từ việc xây dựng chính phủ số để cải thiện hiệu quả quản lý, đến chuyển đổi số trong quân đội nhằm nâng cao sức mạnh quốc phòng, các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc đảm bảo an ninh mạng trước các mối đe dọa toàn cầu ngày càng phức tạp.

VNPT chính thức cung cấp dịch vụ Vinaphone 5G

VinaPhone 5G phủ sóng 63/63 Tỉnh, thành phố, chú trọng các khu vực trọng điểm về kinh tế xã hội, cung cấp dịch vụ không kèm điều kiện đăng ký gói cước mới.
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Triển khai Kế hoạch năm 2025, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã công bố chính thức cung cấp dịch vụ VinaPhone 5G siêu tốc độ, siêu trải nghiệm.

Diễn tập an ninh mạng quốc gia - đề cao sự phối hợp nhịp nhàng

Các đội diễn tập từ chính những tình huống có thật. (Ảnh: A05)
(PLVN) - Thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia và kỷ niệm Ngày An ninh mạng Việt Nam, Bộ Công an phối hợp với Hiệp hội An ninh mạng quốc gia lần đầu tiên tổ chức diễn tập an ninh mạng quốc gia năm 2024 với chủ đề “Ứng phó khắc phục sự cố tấn công APT vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”.

EU khởi động dự án hệ thống vệ tinh an ninh mới trị giá hơn 10 tỷ Euro

Mô phỏng mạng lưới vệ tinh Starlink trên quỹ đạo Trái Đất. (Ảnh: SpaceX)
(PLVN) - Liên minh Châu Âu vừa ký kết các hợp đồng quan trọng để triển khai dự án hệ thống vệ tinh IRIS² trị giá 10,6 tỷ euro (11,1 tỷ USD), nhằm đối phó với sự phát triển mạnh mẽ của Starlink do Elon Musk dẫn đầu và các mạng internet vệ tinh khác. Đây là bước tiến lớn trong nỗ lực củng cố chủ quyền số và an ninh thông tin của Châu Âu.