Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết

Các loại bánh kẹo không rõ nguồn gốc vừa được lực lượng QLTT Quảng Bình thu giữ. (Ảnh: DMS)
Các loại bánh kẹo không rõ nguồn gốc vừa được lực lượng QLTT Quảng Bình thu giữ. (Ảnh: DMS)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tăng cường kiểm tra hàng hóa và đảm bảo an toàn thực phẩm luôn là nội dung được ưu tiên trong giai đoạn chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán. Theo đó, các địa phương đều đã lên kế hoạch, tổ chức nhiều đợt kiểm tra để đảm bảo một cái Tết an toàn cho người dân.

Tổ chức kiểm tra đột xuất vấn đề an toàn thực phẩm

Ngày 15/1, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) thông tin, Đội QLTT số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Quảng Bình vừa phát hiện, thu giữ 950kg bánh các loại không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Đó là các loại bánh gạo phủ chocolate, bánh mì nhân sữa chua, bánh dẻo nhân chocolate sản xuất tại nước ngoài (trên bao bì thương phẩm của hàng hóa thể hiện ngôn ngữ bằng tiếng nước ngoài). Giá trị tang vật vi phạm bị tạm giữ ước tính 70 triệu đồng.

Trước đó, Đội QLTT số 17, thuộc Cục QLTT TP Hà Nội cũng phối hợp với Đội 7 (Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP Hà Nội) phát hiện và thu giữ trên 13 tấn thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm sau quá trình kiểm tra một kho hàng tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng. Tại thời điểm kiểm tra kho hàng, toàn bộ thực phẩm không rõ nguồn gốc chủ yếu là xúc xích, thịt bò khô và bánh kẹo các loại được để trà trộn cùng với một số mặt hàng thực phẩm có giấy tờ.

Đây là 2 trong số nhiều vụ việc điển hình mà lực lượng QLTT đã thực hiện trong giai đoạn cao điểm phòng, chống hàng giả, hàng nhái cũng như an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Đại diện Tổng cục QLTT cho biết, thời gian tới, lực lượng QLTT sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai có hiệu quả Kế hoạch cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các lĩnh vực, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm…

Mới đây nhất, UBND TP Hà Nội đã có thêm văn bản về việc tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Lễ hội Xuân năm 2025. Theo đó, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị chức năng căn cứ vào nhiệm vụ của mình để đảm bảo tốt nhất về ATTP tại các địa bàn.

Trong đó, yêu cầu các đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra liên ngành, chuyên ngành ATTP trên địa bàn trước, trong và sau Tết, đặc biệt chú trọng đến các thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết, các kho phân phối, các chuỗi cung ứng thực phẩm, các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm xung quanh các địa điểm tổ chức lễ hội lớn. Đặc biệt yêu cầu các quận, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra đột xuất, không báo trước, phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn kịp thời phát hiện các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các vi phạm và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mở rộng khu vực, địa bàn kiểm tra ATTP

Đại diện Tổng cục QLTT cũng cho biết, từ nhiều năm nay, lực lượng QLTT luôn tổ chức triển khai nhiều đợt kiểm tra, thanh tra đột xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Việc kiểm tra không chỉ dừng lại ở các siêu thị, trung tâm thương mại mà còn được mở rộng ra các chợ truyền thống, cửa hàng nhỏ lẻ, các cơ sở chế biến thực phẩm. Theo đó, các đội QLTT tại các địa bàn trên toàn quốc thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng khác như công an, y tế, hải quan để tăng cường giám sát và xử lý các hành vi vi phạm.

Đối tượng kiểm tra là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố và đặc biệt tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân năm 2025 như lương thực, thực phẩm tươi sống, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát...

Bà Vũ Thị Minh Ngọc - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kế hoạch tài chính (Tổng cục QLTT) cho biết, Tổng cục QLTT đã ban hành kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm và dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong đó chú trọng đến công tác kiểm tra ATTP. Hiện, lãnh đạo Tổng cục QLTT đang làm trưởng đoàn, tiến hành kiểm tra về ATTP tại Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh là những điểm, thành phố lớn có lượng tiêu thụ ATTP lớn.

Đọc thêm

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan
(PLVN) -  Ngày 9/1, tại Khu dân cư Nam Long Waterpoint, Bến Lức, Long An đã diễn ra Chương trình xúc tiến thương mại xuân 2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phía Nam nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp tại thị trường Ba Lan.

Có nên đi đổ đầy bình xăng trong hôm nay?

Ảnh minh hoạ.

(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (9/1), giá xăng trong nước được dự báo tăng nhẹ từ 0,7-2,7% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Siêu thị đồng loạt tung khuyến mại hút khách sắm Tết sớm

Nhiều siêu thị đồng loạt tung ra các chương trình khuyến mãi. (Ảnh: PV).
(PLVN) -  Không khí mua sắm hàng hóa Tết đang dần “nóng” lên. Tại hầu hết các siêu thị, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu dịp Tết được trưng bày tại các vị trí bắt mắt. Đồng thời, hàng loạt siêu thị đã tung ra các chương trình khuyến mại nhằm hút khách sắm Tết sớm.

Ngày mai, giá xăng có thể tăng

Ảnh minh họa
Trong kỳ điều hành ngày mai (2/1), giá xăng trong nước được dự báo tăng nhẹ từ 0,3-0,5% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Giá xăng trong nước ngày mai ra sao?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (19/12), giá xăng trong nước được dự báo tăng 1,8%, trong khi giá dầu có thể tăng 1,5-2% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Vĩnh Phúc: Đưa hàng Việt chiếm lĩnh thị trường

Sản phẩm hàng Việt được bày bán tại siêu thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
(PLVN) - Những mặt hàng “Made in Vietnam” ngày càng chiếm ưu thế tại hệ thống siêu thị, hay trong các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Điều đó có được là nhờ việc triển khai sâu rộng Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.