Lộ trình tăng thuế đồ uống có đường cần phù hợp để doanh nghiệp và thị trường thích ứng

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc áp dụng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với nước giải khát có đường theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp nhằm đảm bảo sự cân đối giữa mục tiêu chính sách và các tác động đến kinh tế, xã hội. Lắng nghe đóng góp từ các chuyên gia và các hiệp hội doanh nghiệp, nhiều đại biểu Quốc hội và thứ trưởng Bộ Tài chính đã đưa ý kiến cần phải có lộ trình phù hợp để doanh nghiệp và thị trường có thời gian thích ứng.

Thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước giải khát: Chuyên gia cho rằng chưa phải thời điểm áp thuế

Dự thảo Luật thuế TTĐB dự kiến sẽ được trình Quốc Hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5-6 năm 2025 sắp tới. Đây là một sắc thuế có ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng, xã hội. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn băn khoăn với tính hợp lý của đề xuất này.

Việc đánh thuế TTĐB cho sản phẩm đồ uống có đường được cho là sẽ giúp kiểm soát thừa cân béo phì (TCBP) tại Việt Nam, cải thiện sức khoẻ cộng đồng. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu hay chứng cứ khoa học khẳng định nước giải khát có đường là nguyên nhân chính dẫn đến TCBP. Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) năm 2023, tỉ lệ TCBP ở học sinh khu vực thành thị cao hơn so với học sinh ở khu vực nông thôn.Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ nước ngọt ở mức độ thường xuyên của trẻ em khu vực thành thị lại thấp hơn của trẻ em ở khu vực nông thôn. Điều này cho thấy, hoàn toàn chưa có cơ sở để khẳng định nước giải khát có đường là nguyên nhân chính dẫn đến TCBP mà còn do nhiều nguyên nhân khác. Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, một số nguyên nhân gây ra TCBP như: thói quen ít vận động, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, di truyền, nguyên nhân bệnh lý,…

Do vậy, nếu đánh thuế TTĐB đối với duy nhất NGKCĐ sẽ không đạt được mục tiêu bảo vệ sức khỏe người dân.

Thêm vào đó, việc chỉ áp thuế TTĐB lên một nhóm sản phẩm nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml cũng có nguy cơ sẽ gây hiểu lầm, khiến người dùng chuyển sang tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống khác có hàm lượng đường tương tự hoặc thậm chí còn cao hơn không bị chịu thuế TTĐB. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đồ uống có chứa đường bán trên đường phố như trà sữa, chè, cà phê, nước hoa quả, … nhưng lại không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Các loại đồ uống này khó kiểm soát được hàm lượng đường cũng như chất lượng sản phẩm.

Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho biết việc tăng thuế đối với đồ uống có đường chưa có căn cứ khoa học cho thấy giúp giảm các căn bệnh béo phì, tim mạch,…vì tác nhân gây bệnh đến từ nhiều nguyên nhân đa dạng. Ngoài ra, tăng thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường chưa chắc đã tác động đến đúng đối tượng cần điều chỉnh hành vi; và việc “chuyển dịch” sang nước giải khát khác sẽ tăng, có thể làm tăng béo phì, tim mạch ở góc độ khác; hoặc chuyển sang đồ uống sản xuất thủ công, phi pháp.

Tiến sỹ Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phân tích nếu chỉ bổ sung nước giải khát theo TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam), có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB là vừa thừa và vừa thiếu, không đảm bảo được sự công bằng.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) về tác động, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% sẽ khiến quy mô sản xuất của các doanh nghiệp nước giải khát bị co hẹp. CIEM cũng phân tích các tác động của thuế TTĐB theo nhiều chiều và đề xuất lộ trình áp thuế mới bắt đầu từ năm 2028. Nhiều chuyên gia kinh tế và chính sách cũng đã ủng hộ đề xuất này, với mức thuế khởi điểm không vượt quá 5%.

Cần lộ trình hợp lý để doanh nghiệp và thị trường có thời gian thích ứng

Trước vấn đề lộ trình tăng thuế như thế nào là hợp lý, trong phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội nhấn mạnh quan điểm đề nghị Chính phủ cân nhắc, tính toán để doanh nghiệp có thời gian thích ứng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn hiện nay. Chủ tịch Quốc Hội Trần Thanh Mẫn khẳng định nguyên tắc chung là hài hòa giữa yêu cầu bảo vệ sức khỏe của người dân, mục tiêu thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội không cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp, kết hợp tham khảo kinh nghiệm quốc tế đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Mới đây, tại buổi làm việc với Đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cũng nhấn mạnh rằng đồ uống có đường sẽ có lộ trình tăng thuế rõ ràng, vừa để điều chỉnh thị trường, vừa để doanh nghiệp thích ứng.

Nhiều chuyên gia đã đóng góp ý kiến, cho rằng cơ quan soạn thảo cần đánh giá kỹ tác động, tính toán trên bài toán tổng thể, có tính logic, hợp lý về tăng thu ngân sách và ảnh hưởng tới đời sống doanh nghiệp. Trong đó, nhiều người đã bày tỏ quan ngại về tác động tiêu cực lên tăng trưởng, do suy giảm tiêu dùng, thu hẹp sản xuất, gây sốc cho nền kinh tế, ảnh hưởng giảm thu ngân sách trong dài hạn. Trong báo cáo nghiên cứu của Viện quản lý kinh tế Trung ương công bố tháng 10/2024, việc áp thuế TTĐB 10% đối với nước giải khát có đường sẽ không những có tác động trực tiếp lên ngành đồ uống mà còn có các tác động lan tỏa khác như: Sụt giảm về GDP là 0,448%, tương ứng 42.570 tỷ đồng; Tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế giảm 0,601%; tương ứng 55.077 tỷ đồng; Tổng giá trị sản xuất của những ngành không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp thuế TTĐB 10% đối với NGK có đường sụt giảm 49.995 tỷ đồng.

Đáng chú ý, từ những năm tiếp theo (tức từ năm 2027 trở đi), thu ngân sách từ thuế gián thu sẽ bắt đầu suy giảm với mức -0,495%/năm, tương ứng ước tính giảm khoảng 4.978 tỷ đồng/năm, cùng với đó là nguồn thu từ thuế trực thu cũng tiếp tục giảm. Điều này dẫn tới giảm giá trị tăng thêm, giảm giá trị sản xuất, giảm lợi nhuận; kéo theo làm giảm tổng nguồn thu ngân sách ở các chu kỳ sau.

Ngành nước giải khát còn là ngành ảnh hưởng chuỗi giá trị 25 ngành liên quan. Do đó, doanh thu của ngành này khi suy giảm sẽ ảnh hưởng đến điểm GDP toàn nền kinh tế và mục tiêu tăng trưởng 8% của Chính phủ.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho rằng việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường cần được thực hiện theo cách tiếp cận cân bằng giữa mục tiêu sức khỏe và sự phát triển bền vững của ngành. Trong trường hợp Chính phủ coi đây là bước đầu trong lộ trình hạn chế đồ uống có đường, cần cân nhắc lộ trình áp dụng từ 2028 với mức thuế cũng như ngưỡng đường phù hợp để doanh nghiệp có thêm thời gian thích ứng, điều chỉnh công thức sản phẩm và kế hoạch kinh doanh, tránh tác động đột ngột đến thị trường.

Thực tiễn quốc tế cho thấy tại một số nước đã áp dụng thuế TTĐB với đồ uống có đường, thời gian kể từ ngày thông qua luật về thuế TTĐB đến ngày chính sách có hiệu lực tương đối dài. Ví dụ Anh áp dụng sau 24 tháng, hoặc thành phố San Francisco (Mỹ) áp dụng sau 13 tháng.

Ông Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) phân tích, trong các động lực tăng trưởng thì tăng trưởng về tiêu dùng chưa như kỳ vọng, mới chỉ đạt một nửa so với tốc độ tăng trưởng trước COVID-19. Do vậy, nhìn một cách tổng thể thì xu thế tăng trưởng năm 2024 của Việt Nam khá tốt nhưng nhìn vào từng bộ phận, từng khía cạnh, nhất là bộ phận bán lẻ, hộ kinh doanh và dịch vụ ăn uống thì vẫn còn tâm lý có phần ảm đạm. Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với nước giải khát có đường cần được xem xét cẩn trọng vì lĩnh vực tiêu dùng, dịch vụ ảnh hưởng rất lớn tới nhiều lĩnh vực khác. Khi thuế TTĐB bị áp với một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, giá xuất xưởng của mặt hàng đó tăng lên, kéo theo sự tăng giá sản phẩm khi ra thị trường, ảnh hưởng tới khả năng tiêu dùng và làm suy giảm các dịch vụ tiêu dùng khác.

Ông Nguyễn Văn Phụng - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam đề xuất cần tính toán lại về con số giả định tăng thu ngân sách nhà nước thêm 2.400 tỷ đồng khi đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế 10%. Con số này có thể chưa tính tới việc doanh thu của các doanh nghiệp đồ uống giảm xuống khi tiêu thụ dự kiến giảm 20%.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, cho biết tiêu dùng nội địa và đầu tư trong nước là 2 nguồn động lực chính, đóng góp hơn 90% cho tăng trưởng kinh tế. Do đó, áp thuế sẽ làm giảm sức cầu tiêu dùng trong dài hạn, thu hẹp quy mô và giá trị sản xuất, giảm giá trị tăng thêm của nền kinh tế, ảnh hưởng môi trường đầu tư kinh doanh. Việc tăng thuế TTĐB có thể giúp tăng thu ngân sách trong ngắn hạn, nhưng nếu thực hiện quá nhanh và mạnh, sẽ tạo ra hiệu ứng ngược, làm giảm nguồn thu trong trung và dài hạn. Khi thuế TTĐB tăng cao, giá bán hàng hóa và dịch vụ cũng sẽ tăng theo, kéo theo sự suy giảm trong tiêu dùng và đầu tư. Cụ thể, doanh thu từ các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cũng sẽ bị ảnh hưởng do hoạt động kinh doanh suy giảm.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Vàng "sốc giá"

Giá vàng nhẫn chạm mốc 98,7 triệu đồng/lượng.
(PLVN) -  Sáng nay (19/3), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn tròn 9999 đồng loạt tăng mạnh, với mức niêm yết lên đến 98,2 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng và 98,8 triệu đồng/lượng đối với vàng nhẫn.

Vé máy bay dịp 30/4 - 1/5: Giá vé tăng cao, nhiều chuyến bay hết chỗ ngay từ sớm

Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay Nội Bài. (Ảnh: Thanh Hà)
(PLVN) - Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 sắp tới sẽ kéo dài 5 ngày, từ thứ Tư (ngày 30/4) đến hết Chủ nhật (ngày 4/5), tạo cơ hội cho nhiều người dân cả nước di chuyển về quê hoặc đi du lịch. Với nhu cầu tăng cao, giá vé máy bay cho các chuyến bay từ TP HCM và Hà Nội đến các thành phố du lịch trong nước đã bắt đầu tăng mạnh.

Sẽ sửa quy định về tem điện tử rượu, thuốc lá

Sẽ sửa quy định về tem điện tử rượu, thuốc lá
(PLVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2021 hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá.

'Siết' kiểm tra mặt hàng Baby Three nghi vấn in 'đường lưỡi bò'

Sản phẩm đồ chơi trẻ em Baby Three có in hình giống “đường lưỡi bò” được kinh doanh theo hình thức truyền thống và trên sàn thương mại điện tử Shopee, Tiktokshop, mạng xã hội Facebook. (Ảnh: Tổng cục QLTT)
(PLVN) - Cơ quan chức năng đề nghị Chi cục Quản lý thị trường các địa phương chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có) liên quan đến sản phẩm đồ chơi có hình ảnh, nội dung liên quan đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

Nhà sản xuất búp bê Baby Three: Thu hồi sản phẩm bị cho là có đường nét 'đường lưỡi bò'

Một dòng sản phẩm Baby Three. (Ảnh: Hạnh Dung)
(PLVN) - Thời gian qua, sản phẩm búp bê Baby Three được một số phụ nữ và trẻ em yêu thích. Đây là dòng sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc, ra mắt dưới hình thức “túi mù”, hộp bí mật, khiến người mua tò mò vì không biết mình nhận được nhân vật gì. Những bộ sưu tập được sản xuất liên tục với nhiều mẫu mã khác nhau như động vật, trái cây, cung hoàng đạo... được tạo hình dễ thương, bắt mắt, “gây sốt” trên thị trường. Tuy nhiên, mới đây, sản phẩm này bất ngờ bị cộng đồng mạng kêu gọi “tẩy chay”.

'Siết' quy định quản lý sao cho bảo đảm an toàn thực phẩm nhưng không 'làm khó' doanh nghiệp

Nhiều ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định 15 diễn ra hôm 5/3 tại Hà Nội. (Ảnh: Đ.T)
(PLVN) -  Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật An toàn thực phẩm (ATTP) (dự thảo lần 2) đang được lấy ý kiến rộng rãi từ cộng đồng doanh nghiệp (DN). Thông tin từ đóng góp dự thảo cho thấy, còn khá nhiều vấn đề DN băn khoăn, lo lắng…

Quảng bá sản phẩm, thương hiệu ngành gỗ Việt Nam tại Hội chợ Quốc tế Q-FAIR 2025

Quảng bá sản phẩm, thương hiệu ngành gỗ Việt Nam tại Hội chợ Quốc tế Q-FAIR 2025
(PLVN) - Hội chợ Quốc tế Hàng phong cách ngoài trời Q-FAIR 2025 là sự kiện xúc tiến thương mại - xuất khẩu quan trọng của ngành gỗ Việt Nam, góp phần kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, quảng bá sản phẩm và mở rộng quan hệ hợp tác cũng như thể hiện rõ tiềm năng phát triển của ngành gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thị trường hoa tươi 8/3 sẵn sàng chờ cao điểm mua sắm

Thị trường hoa tươi 8/3 sẵn sàng chờ cao điểm mua sắm
(PLVN) - Còn 2 ngày nữa là đến ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, thị trường hoa Hà Nội đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các cửa hàng đã đồng loạt nhập về nhiều loại hoa đa dạng về chủng loại, màu sắc, đáp ứng nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng.

Ngày mai, giá xăng có thể giảm mạnh

Giá xăng dự báo giảm mạnh vào ngày mai (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Giá xăng trong nước ngày mai (6/3) được dự báo giảm lần thứ hai liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 650-750 đồng/lít, còn giá dầu có thể giảm từ 550-600 đồng/lít.

Chiều nay, giá xăng có thể giảm

Giá xăng có thể giảm sau 2 lần tăng liên tiếp (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Trong kỳ điều hành chiều nay (27/2), giá xăng trong nước được dự báo sẽ đồng loạt giảm, trong đó, giá xăng dự kiến quay đầu giảm từ 100-150 đồng/lít.

Bộ Công Thương quyết liệt hành động hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 12%

Hoạt động thương mại trong nước tiếp tục khai thác hiệu quả sức mua của thị trường (Ảnh: Thanh Hà).
(PLVN) -   Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng bán lẻ và doanh thu tiêu dùng 12% trong năm 2025, Bộ Công Thương đang triển khai đồng bộ các giải pháp kích cầu tiêu dùng, ổn định nguồn cung và tối ưu hóa chuỗi phân phối. Bằng cách thúc đẩy sức mua, phát triển hạ tầng thương mại và đẩy mạnh chuyển đổi số, thị trường nội địa tiếp tục giữ vai trò trọng yếu trong tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất.