Thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến cho học sinh THPT: Sân chơi bổ ích cho học sinh

Thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến cho học sinh THPT: Sân chơi bổ ích cho học sinh
(PLO) - Năm 2016, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo, Công ty Cổ phần Tập đoàn giáo dục Egame đã tổ chức thành công cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến (với tên gọi Luật gia tưởng lai) cho học sinh THPT trên địa bàn 3 tỉnh, thành phố. Đây là những cuộc thi được đánh giá tạo được sân chơi bổ ích cho học sinh và hứa hẹn sẽ được phát triển trong các năm tiếp theo.

Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh; cung cấp kiến thức pháp luật cơ bản, bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống pháp lý, xây dựng, hình thành thói quen chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật; nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành và bảo vệ pháp luật; giảm thiểu vi phạm pháp luật… là mục đích mà cuộc thi nói trên hướng tới để tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa ngoài giờ lên lớp.

Với phương châm kết hợp giữa chơi với học, cuộc thi đề ra yêu cầu phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh; tạo không khí học tập, tìm hiểu pháp luật sôi nổi, thu hút sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường và toàn xã hội. Cuộc thi được tổ chức thí điểm tại tất cả các trường THPT trên địa bàn 03 tỉnh, thành phố: Đồng Tháp, Hà Nội và Hồ Chí Minh trong năm 2016. Cuộc thi được tổ chức theo 2 cấp: Cấp trường và cấp tỉnh. Tại cấp trường, mỗi trường lựa chọn 03 học sinh đạt điểm số cao nhất theo thứ tự từ cao xuống thấp để trao giải và tham gia dự thi cấp tỉnh, thành phố. Mỗi tỉnh, thành phố chọn 25 học sinh đạt điểm số cao nhất theo thứ tự từ cao xuống thấp để xét trao giải thưởng. 

Có thể nói, với các nội dung pháp luật gần gũi, nội dung cuộc thi gói trong các kiến thức pháp luật được giảng dạy trong nhà trường theo chương trình THPT, có mở rộng, cập nhật một số kiến thức pháp luật mới phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh THPT được nhiều học sinh nhận xét “không quá khó”. Vì vậy, số lượng học sinh thi tại ba địa phương rất cao.

Tại Hà Nội đã có 13.168 thí sinh đăng ký với 9.563 thí sinh dự thi, chiếm 72,62%. Tổng kết cuộc thi, Ban tổ chức đã chọn được 240 em đạt giải cấp trường và dự thi online cấp thành phố, trong số đó có 156 em có số điểm từ 100 điểm trở lên. Trên cơ sở kết quả vòng loại online cấp thành phố của 240 thí sinh, Ban Tổ chức đã lựa chọn 60 thí sinh có số điểm cao nhất để dự thi vòng chung kết cấp thành phố. Kết quả, đã có 52 em dự thi, Ban Tổ chức trung ương đã lựa chọn 25 thí sinh có số điểm cao nhất để trao giải gồm: 15 giải khuyến khích, 6 giải ba, 3 giải nhì, 1 giải nhất.

Tại tỉnh Đồng Tháp có 13.339 em tham gia dự thi, nhiều huyện dù điều kiện về công nghệ còn khó khăn nhưng cũng có đông đảo các em học sinh tham gia. Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi cho rằng, cuộc thi mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực, đó không chỉ là hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiệu quả trong nhà trường, cần tiếp tục phát triển trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Còn tại TP Hồ Chí Minh, ngay trong ngày đầu phát động, hàng ngàn học sinh đã hào hứng tham gia cuộc thi. Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM Trần Văn Bảy cho biết, cuộc thi này là sáng kiến phối hợp giữa ngành Tư pháp và ngành Giáo dục nhằm tăng cường hơn nữa công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường thông qua các hoạt động ngoại khóa. Đây cũng chính là một trong nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (ngày 9/11 hàng năm) mà các cơ quan hưởng ứng.

Còn theo đánh giá của Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp Đỗ Xuân Lân đánh giá cuộc thi là bước khởi đầu cho hướng đi mới, qua đó nhằm triển khai hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho các em học sinh trong nhà trường. Từ đó, tạo sự thân thiện, gần gũi giúp các em tự giác trong việc trang bị kiến thức để chủ động nắm bắt và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. 

Mặc dù năm 2016 cuộc thi mới được tổ chức tại 3 tỉnh, thành phố song đã thu hút được sự quan tâm, tham gia đông đảo của các em học sinh tại các địa bàn thí điểm. Trong bối cảnh chúng ta đang đẩy mạnh việc dạy và học pháp luật trong nhà trường, đổi mới hình thức tuyên truyền pháp luật thì việc nghiên cứu nhân rộng mô hình nói trên là rất cần thiết, góp phần vào việc nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho các em học sinh. 

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.