Nhớ một thời làm giàu bằng nghề buôn trầu ở đất An Khê

(ảnh minh họa).
(ảnh minh họa).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vùng đất An Khê xưa với điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi đã trồng rất nhiều cau, trầu. Theo sử sách ghi lại, Nguyễn Nhạc trước khi trở thành thủ lĩnh của nghĩa quân Tây Sơn cũng đã đi buôn trầu nên dân gian gọi là “anh Hai Trầu”.. 

Nghề buôn nối tình hai miền Kinh - Thượng

Vùng đất An Khê xưa bao gồm thị xã An Khê và 3 huyện Đak Pơ, Kbang, Kông Chro, tỉnh Gia Lai ngày nay. Nơi đây được xem là “địa lợi” của 3 anh em nhà Tây Sơn trong buổi đầu chiêu binh tụ nghĩa. Từ căn cứ này, họ đã tích trữ quân lương, hiệu triệu nhân dân phất cờ khởi nghĩa, thần tốc lập nên những chiến công hiển hách, lưu danh trong sử vàng dân tộc.

Ông Trần Trung Thông, Chuyên viên nghiên cứu lịch sử ở Bảo tàng Quang Trung (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) cho biết: “Trước khởi nghĩa Nguyễn Nhạc là người buôn bán trầu dọc Sông Kon. Trầu thì từ Thượng nguồn đưa xuống, Cá chuồn mắm muối gửi lên. Trong giai đoạn buôn bán như vậy Nguyễn Nhạc kết thân với rất nhiều người giàu và nghèo. Theo một số tài liệu lịch sử chép: Khi khởi nghĩa, ông được đồng bào Tây Nguyên giúp sức, trong đó có sự tham gia của những nông dân nghèo mà Nguyễn Nhạc giúp đỡ và những tiểu thương giàu có cùng buôn bán với ông”.

Nhiều vị cao niên tại thị trấn kể lại, những năm 1900, nhiều người Kinh đã đưa cả gia đình lên vùng đất An Khê để lập nghiệp bằng nghề buôn bán trầu, khi đó đồng bào dân tộc như Gia Rai, Ba Na, Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Cơ Ho...chưa đông đúc.

“Thời các ông và bố tôi rất ít ai gọi vùng đất này là An Khê, người dân chỉ gọi là vùng Thượng đạo để phân biệt với vùng Hạ đạo ở dưới đèo. Gia đình tôi từ cụ nội đến bố tôi đều đi buôn trầu. Các cụ thường vào làng của đồng bào Gia Rai, Ba Na mua trầu mang về bán ở dưới vùng Hạ đạo. Cả xóm tôi xưa kia đều sống, làm giàu bằng nghề này”, cụ Ba Cảnh (Tổ dân phố 14, phường Tây Sơn và 16 phường An Phú, Thị trấn An Khê) cho hay. 

 

Trong ký ức của những người như cụ Ba Cảnh thì trầu của người Thượng khi đó rất đắt, chỉ có những người buôn bán lâu năm, uy tín thì mới được những người buôn kỳ cựu như bố cụ Ba Cảnh chia trầu cho để mang về xuôi. Nhiều người buôn trầu từ dưới xuôi lên phải nằm đợi thêm vài ngày mới có trầu mang về xuôi. 

Trầu ở vùng Thượng đạo xưa kia tập trung nhiều nhất ở ba nguồn chính: nguồn Ốc Bưu (vùng Nam An Khê ngày nay), nguồn Tầu Dầu (vùng Đak Pơ) và một nguồn ở khu vực Quảng Ngãi. Ngày xưa, để mua được trầu ngon, những người buôn trầu thường phải hẹn trước với người Thượng. Lịch hẹn khi đó được tính bằng một sợi dây. Ví như, nếu hẹn 15 đêm ông thắt 15 nút buộc. Mỗi nút tương ứng với một đêm và dặn người trồng trầu mỗi đêm nhớ mở ra một nút để đúng hẹn, sẽ có trầu hái sẵn chỉ việc đến lấy. 

Người Thượng ở vùng đất An Khê rất uy tín, nếu đã hẹn với ai thì họ không bao giờ lỗi hẹn. Dù cho có được các lái buôn khác đến trả giá trầu cao hơn thì họ cũng không bao giờ bán mà chỉ để lại cho người đã hẹn trước.  Người ta tính trầu bằng cách xếp 10 lá thành một xếp, 10 xếp thành một trăm, 10 trăm thành một thiên, 10 thiên là một ràng. Lá trầu nguồn từ vùng An Khê được xem là loại trầu ngon bậc nhất, không nơi nào sánh bằng. 

Những người sành ăn trầu nhận xét rằng, ăn trầu nguồn - trầu của người Thượng mà phần nhiều là trầu rừng thì ngon hơn trầu nhà. Trầu của người Thượng dẻo và thơm hơn trầu nhà rất nhiều. Người ăn khi nhai miếng trầu xong nhổ miếng bã trầu cũng đẹp.

Tục ăn trầu từ lâu đã xuất hiện ở Việt Nam
Tục ăn trầu từ lâu đã xuất hiện ở Việt Nam 

Nghề buôn trầu phát triển nhất vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Hoạt động buôn bán này góp phần tạo mối quan hệ giao thương buôn bán tấp nập giữa hai vùng, sản vật từ thượng đạo mang xuống và từ hạ đạo mang lên. Hoạt động buôn bán này cũng bị Pháp kiểm soát gắt gao. Những người đi buôn ở vùng này thời đó sẽ được cấp một thẻ căn cước, chụp hình, đóng dấu nổi. Mỗi năm phải nộp thuế môn bài mấy đồng bạc. Nếu chẳng may bị Pháp kiểm tra mà không có thẻ này thì sẽ bị phạt rất nặng. 

Nghề buôn trầu ở vùng đất An Khê này lụi tàn dần cho đến 9 năm chống Pháp thì hầu như chấm dứt hẳn. Có lẽ những năm tháng khó khăn trong cuộc kháng chiến trường kỳ, chẳng ai còn nghĩ tới thú thưởng trầu. 

Tục ăn trầu của người Việt

Ăn trầu là một phong tục cổ truyền của người Việt Nam có từ thời Hùng Vương. Miếng trầu gắn liền với một câu chuyện cổ tích Trầu Cau đầy tình anh em, vợ chồng.

Miếng trầu xuất hiện nhiều trong đời sống sinh hoạt của người dân Việt. Như người xưa từng nói “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, trầu dùng để mời khách đến chơi nhà. Mâm cỗ cúng gia tiên cũng không thể thiếu được miếng trầu. Tiệc cưới có đĩa trầu để chia vui. Miếng trầu, còn là tượng trưng cho tình yêu lứa đôi; miếng trầu đi đầu, tác hợp cho lứa đôi, là sợi dây kết chặt mối lương duyên trai, gái thành vợ thành chồng. Để đưa mâm lễ sang thưa chuyện nhà gái, nhà trai không thể thiếu được lá trầu, quả cau.

Người xưa ăn trầu còn là để bảo vệ hàm răng của mình, chất chát của trầu cau làm cho lợi răng co lại ôm sát lấy chân răng, làm hàm răng cứng chặt lại không lung lay. Còn trong y học cổ truyền, người Việt Nam xưa đã dùng trầu cau như một thứ thuốc chống bệnh sốt rét khi vào rừng sâu săn bắn hoặc xuống biển mò ngọc trai.

Nhiều người hiện nay nghĩ rằng tục ăn trầu chỉ có ở người Kinh nhưng từ ở vùng đất An Khê xưa, nơi mà vua Nguyễn Nhạc đã sử dụng nghề buôn trầu làm cái cớ để đi sâu vào vùng thượng đạo xem xét địa thế, liên kết với các tù trưởng Ba Na tính chuyện bày binh bố trận sau này.

Hiện tại người buôn trầu cau là những đại lý lớn.
 Hiện tại người buôn trầu cau là những đại lý lớn. 

Theo lời của nhiều cụ cao niên tại các bản, làng Ba Na truyền lại, ngày xưa người dân ở đây nghe lời Nguyễn Nhạc bảo đi lấy trầu rừng về đổi muối, đổi dao thì đồng bào rất mừng. Công việc kéo dài đến cả gần chục mùa rẫy. Từ sự trao đổi hàng hóa tiến đến sự thân tình, họ học theo ông nhuộm răng đen rồi ăn trầu…

Cũng từ đó mà đồng bào Ba Na bắt đầu học cái thói quen ăn trầu của những người Kinh dưới vùng Hạ thượng mang lên. Theo trí nhớ của nhiều già làng, trước đây nhà người Ba Na nào cũng có một hàng cau, giàn trầu. Cũng như người Kinh, đám cưới, đám ma, bỏ mả hay những việc hiếu hỉ đều phải có miếng trầu. Nhưng rồi theo thời gian, câu chuyện trầu cau cứ phai nhạt dần. Bây giờ ở các làng chỉ có một vài cụ bà cao niên là còn giữ thói quen này, cánh đàn ông đã bỏ từ lâu. 

PGS. TS Nguyễn Khắc Sử, Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cho biết: “Các tộc người bản địa ở An Khê, trong đó có người Ba Na - những cư dân nói ngôn ngữ Môn Khê Me, họ chính là chủ nhân của một giai đoạn rất dài cho văn hóa ở khu vực này. Người kinh lên đây tiếp xúc, giao thoa với nhau tạo nên tình đoàn kết Kinh - Thượng mẫu mực cho giai đoạn đầu tiên và là sức mạnh tinh thần cho toàn bộ các cuộc khởi nghĩa nông dân nhà Tây Sơn”.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.