Nghề khảm trai làng Chuôn Ngọ - (Kỳ 2:) Khi khảm trai Chuôn Ngọ xuất ngoại

Nghề khảm trai làng Chuôn Ngọ - (Kỳ 2:) Khi khảm trai Chuôn Ngọ xuất ngoại
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nổi tiếng từ gần 1000 năm trước, nghề khảm trai được người làng Chuôn Ngọ (huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) gìn giữ và sáng tạo để sản phẩm truyền thống của mình không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn vươn ra thế giới...

* Kỳ 1: Nghề khảm trai làng Chuôn Ngọ: Nghìn năm còn lưu giữ nét tinh hoa

Từ xa xưa, làng Ngọ đã có nhiều nghệ nhân nổi tiếng tài hoa, một số nghệ nhân còn được triệu vào kinh thành Huế để làm đồ khảm cho nhà vua như cụ Nguyễn Văn Phú, cụ Lý Mục… Cuối thời nhà Nguyễn, nghề khảm trở nên nổi tiếng hơn nhờ việc khảm truyền thần.

Theo lời kể của các cụ cao niên, người đầu tiên vẽ ảnh truyền thần trên vỏ khảm nền đồng là cụ Bát Nhượng (quê ở Hà Nam). Sau đó cụ Lý Thực ở làng Ngọ kế nối được, rồi đến cụ Cửu Phú, cụ Nhiêu Mính, cụ Phó Loan, tiếp nữa có các nghệ nhân Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Văn Nhiên, Trần Bá Chuyển, Nguyễn Văn Mỹ là những nghệ nhân khảm truyền thần nổi tiếng ở Chuôn Ngọ.

Ngày nay, nghệ nhân Trần Bá Dinh được coi là những người nối nghề xuất sắc của làng Chuôi Ngọ. Làm nghề từ thở niên thiếu, đến nay khi đã ngoài 70 tuổi, ông đã có hơn 50 tuổi nghề. Từ những năm 20 tuổi, nghệ nhân Dinh đã có những sản phẩm tinh xảo. Ông đã nhiều lần được đặt làm tranh chân dung Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước như đồng chí Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười…. 

Hộp gỗ khảm trai triều Nguyễn (Hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Hộp gỗ khảm trai triều Nguyễn (Hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Ông từng kể lại những kỷ niệm như: Năm 1968, để chuẩn bị cho Bác Hồ sang thăm Cu Ba, các đồng chí thuộc Văn phòng của Bác đã đặt ông làm bức ảnh chủ tịch Fidel Castro. Đang làm thì ông bị ốm, ông đã được Bác Hồ gửi tặng 1kg đường và 10 gói chè để động viên. Nhận được quà của Bác, ông thấy khỏe ra, quên hết mệt mỏi và đã hoàn thành kịp thời hạn bức chân dung Ngài Chủ tịch, kịp để Bác đi thăm Cu Ba.

Sản phẩm khảm trai Chuôn Ngọ ngày nay có 2 mảng: Khảm trai trực tiếp trên các sản phẩm từ gỗ, đồng, đồi mồi và khảm trai trên các sản phẩm sơn mài. Những sản phẩm độc đáo mang đậm nét truyền thống của Chuôn Ngọ đã làm say sưa tỉ mỉ, được người dân trong và ngoài nước rất ngưỡng mộ. Sản phẩm khảm trai của người dân Chuôn Ngọ đã từng tham gia rất nhiều cuộc thi, triển lãm trong nước có mặt ở các điểm du lịch, các thị trường lớn của đất nước và thế giới.

Một tác phẩm nghệ thuật khảm trai của nghệ nhân làng Chuôn Ngọ.
Một tác phẩm nghệ thuật khảm trai của nghệ nhân làng Chuôn Ngọ. 

Trước đây, người thợ làng Chuôn Ngọ chủ yếu làm hoành phi, câu đối trong nhà thờ, đình đền, trang trí họa tiết trên sập gụ, tủ chè hay chế tác ra những bức tranh treo tường phỏng theo tích truyện Tam Quốc, những bộ “thông, trúc, cúc, mai”...

Theo thời gian và xu thế hội nhập, những người nghệ nhân khảm trai nơi đây đã từng bước nâng cao tay nghề để sáng tạo ra những mẫu tranh tinh xảo, kỹ thuật hơn như phong cảnh non nước, khắc họa chân dung. Nhờ vậy, sản phẩm của làng nghề Chuyên Mỹ phát triển ngày càng đa dạng và phong phú về mẫu mã, đáp ứng được nhu cầu trong nước, vươn xa ra thị trường quốc tế như Anh, Nga, Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản. 

Trải qua gần nghìn năm hình thành và phát triển, bằng đôi bàn tay khéo léo, sự tinh tế, lòng say mê nghề, những sản phẩm khảm trai của người làng Chuôn Ngọ đã chinh phục người xem, người mua khắp mọi miền Tổ quốc và du khách quốc tế. Những bức tranh khảm hiện lên với màu sắc lung linh, tự nhiên, mỗi góc nhìn lại cho ra những mảng màu khác nhau đã tạo nên sự hấp dẫn riêng biệt của nghệ thuật khảm.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.