Làm việc đêm, người lao động được tính lương thế nào?

Làm việc đêm, người lao động được tính lương thế nào?
(PLO) - Một trong những nội dung mới của Bộ luật Lao động 2012 (BLLĐ) là quy định về tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm. Tuy nhiên, từ khi BLLĐ có hiệu lực (ngày 1/5/2013) cho đến nay, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về nội dung này. 
Bộ luật Lao động cũ quy định tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được quy định tại Điều 61. Theo Thông tư 13/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy định trên thì đối với lao động trả lương theo thời gian (trả lương theo tháng, tuần, ngày, giờ), tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính bằng tiền lương giờ thực trả nhân với 150, 200 hoặc 300% và nhân với số giờ làm thêm vào ban đêm.
Trong đó, tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của tháng mà người lao động làm thêm giờ (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác không có tính chất lương) chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không kể số giờ làm thêm).
Với Bộ luật Lao động hiện hành, cách tính trên đã có sự thay đổi, cụ thể hơn nhằm phù hợp điều kiện hiện nay và có lợi cho người lao động hơn. Theo Điều 97 BLLĐ hiện hành, người lao động làm thêm giờ được trả lương như sau: 
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Ngoài ra, Bộ luật này quy định, người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. 
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.
Như đã biết, làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động (Khoản 1 Điều 106 BLLĐ). Làm việc vào ban đêm là làm việc trong thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau (Điều 105 BLLĐ). 
Như vậy, làm thêm giờ trong khoàng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau là làm thêm giờ vào ban đêm. Để tính lương làm thêm giờ vào ban đêm cho người lao động, trước hết cần tính trong một giờ làm thêm vào ban đêm, người lao động được trả bao nhiêu, sau đó nhân với số giờ làm thêm.
Lấy trường hợp làm thêm vào ban đêm ngày thường, hiện nay có một số cách hiểu và cách tính. Nếu gọi “L” là đơn giá tiền lương (hay tiền lương giờ thực trả theo cách gọi của Thông tư 13/2003/TT-BLDTBXH) thì tiền lương làm thêm vào ban đêm vào ngày thường trong một giờ có thể được tính (ít nhất) theo một trong các cách sau đây:
Cách 1: Theo điểm a khoản 1 Điều 97 BLLĐ (làm thêm giờ vào ngày thường), người lao động được hưởng L x 150%; theo khoản 2 Điều 97 BLLĐ (làm việc vào ban đêm), người lao động được hưởng thêm: L x 30%. Theo khoản 3 Điều 97 BLLĐ (làm thêm giờ vào ban đêm), người lao động được hưởng thêm: L x 20%. Như vậy, theo cách hiểu này, 01 giờ làm thêm vào ban đêm của người lao động được tính lương là: (L x 150%) + (L x 30%) + (L x 20%). Cách tính này cho ra kết quả 01 giờ làm thêm vào ban đêm vào ngày thường tương đương 200% đơn giá tiền lương: L x 200%.
Cách 2: Dựa theo hướng dẫn của Thông tư 13/2003/TT-BLĐTBXH nêu trên, “áp dụng tương tự” vào Điều 97 BLLĐ hiện hành thì tiền lương làm thêm vào ban đêm vào ngày thường trong 01 giờ được tính theo công thức: L x 120% x 130% x 150%. Cách tính này này cho ra kết quả 01 giờ làm thêm vào ban đêm vào ngày thường tương đương 234% đơn giá tiền lương: L x 234%.
Cách 3: Vẫn dựa theo hướng dẫn của Thông tư 13/2003/TT-BLĐTBXH, có được công thức tương ứng với khoản 1 và khoản 2 Điều 97 BLLĐ mới: L x 130% x 150%. Theo khoản 3 Điều 97 BLLĐ, người lao động được tính thêm L x 20%. Do đó, tiền lương làm thêm trong 01 giờ vào ban đêm vào ngày thường là: L x 130% x 150% + (L x 20%). Cách tính này này cho ra kết quả 01 giờ làm thêm vào ban đêm vào ngày thường tương đương 215% đơn giá tiền lương: L x 215%.
Cách 4: Cách này phân tích cách tính của hướng dẫn của Thông tư 13/2003/TT-BLĐTBXH để vận dụng tính theo quy định mới. Sở dĩ Thông tư 13/2003/TT-BLĐTBXH đưa ra công thức tính lương làm thêm vào ban đêm (trong 01 giờ) là L x 130% x 150% là bắt nguồn từ công thức: (L + L x 30%) x 150%, trong đó (L + L x 30%) (tương đương: L x 130%) tương ứng với quy định tại khoản 2 Điều 61 BLLĐ cũ: “người lao động làm việc vào ban đêm quy định tại Điều 70 của Bộ luật này, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương”, sau đó mới nhân tiếp 150% hoặc 200% hoặc 300% theo khoản 1 Điều 61 BLLĐ cũ.
Với cách tính này, theo BLLĐ mới, tiền lương làm thêm trong 01 giờ vào ban đêm vào ngày thường là: (L + L x 20% + L x 30%) x 150% = L x 150% x 150%. Công thức này có một số biến thể như: L x 130% x 150% + (L x 20% x 150%) = (L x 150%) +  (L x 150% x 30%) + (L x 150% x 20%). Cách tính này này cho ra kết quả 01 giờ làm thêm vào ban đêm vào ngày thường tương đương 225% đơn giá tiền lương: L x 225%.
Trong các cách tính trên, cách tính thứ tư là hợp lý hơn cả, phù hợp với tinh thần của Thông tư 13/2003/TT-BLĐTBXH về cách tính lương làm thêm vào ban đêm cho người lao động. Theo đó, công thức chung để tính lương làm thêm vào ban đêm cho người lao động có thể được tính bằng cách lấy tiền lương giờ thực trả nhân với 50%, tiếp tục nhân với 150% hoặc 200, hoặc 300% và cuối cùng nhân với số giờ làm thêm vào ban đêm.
Tuy nhiên, các cách tính trên chỉ mang tính chất tham khảo và mang tính tạm thời vì chưa có hướng dẫn chính thức từ cơ quan có thẩm quyền. Thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã bị “vướng” ở chuyện tính tiền làm thêm ban đêm cho người lao động sao cho đúng, cho hợp lý. 
Để tránh lúng túng trong việc trả lương cho người lao động làm thêm vào ban đêm, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động, người sử dụng lao động có thể lựa chọn cách tính phù hợp nhất (có thể là cách thứ tư nêu trên) để tạm tính cho người lao động và thông tin rõ cho người lao động biết cách tính đó chỉ là tạm tính trong thời gian chờ hướng dẫn chính thức từ cơ quan có thẩm quyền, khi có hướng dẫn chính thức sẽ xem xét lại. 
Về phía các cơ quan có thẩm quyền (Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và xã hội), cần sớm ban hành hướng dẫn về vấn đề này áp dụng thống nhất, sớm đưa pháp luật vào đời sống.

Tin cùng chuyên mục

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Đọc thêm

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?

Đừng dại bán xe không khai báo

Phương tiện đã bán chưa sang tên đổi chủ gây tai nạn giao thông, việc thông báo chuyển nhượng giúp tránh trách nhiệm liên đới của người bán xe.
(PLO) - Từ ngày 1/6, khi bán hoặc cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo ngay bằng văn bản đến cơ quan đã cấp đăng ký xe để theo dõi, nếu không sẽ bị liên đới và xử lý hành chính khi chiếc xe đã chuyển quyền sử dụng gây tai nạn... 

Từ 1/6 tới, xe máy điện cũng phải đăng ký

Hình minh họa (internet)
(PLO) - Thông  tư số 15/2014/TT-BCA khẳng định, từ ngày 1/6 tới, xe máy điện phải đăng ký mới được phép lưu thông. Thế nhưng, nhiều cửa hàng không biết gì về quy định này. Còn khách không mấy người biết loại xe mình mua là xe máy điện hay xe đạp điện. 

Quy trình giám định nghi can hiếp dâm

Hình minh họa (internet)
(PLO) - Khi xảy ra hành vi xâm hại tình dục, để có căn cứ khởi tố, truy tố và xét xử bị cáo về tội danh gì thì cần phải có kết luận giám định pháp y và những vật chứng có liên quan để làm căn cứ, khẳng định ai là người thực hiện hành vi và phạm tội gì. Công việc giám định pháp y đối với các tội xâm hại tình dục đã không còn là “bí mật” nếu hiểu về nội dung Thông tư 47/2013/TT-BYT.

Pháp luật "xây hành lang" cho “oshin”

Hình minh họa (internet)
(PLO) - Năm 1994, bộ phim “Oshin” kể về chuyện đời cơ cực của một người giúp việc nhà được chiếu tại Việt Nam đã tạo nên một “từ vay mượn” mới. Câu chuyện người giúp việc cùng những rắc rối pháp lý nảy sinh trên thực tế do không có luật điều chỉnh cụ thể đã tròn 20 năm. 

Nơm nớp sợ đi tù sau khi mua dâm ở nước ngoài

Nơm nớp sợ đi tù sau khi mua dâm ở nước ngoài
(PLO) - Quá quen thuộc đến nhàm chán với những cuộc chơi bời trong nước, anh Nguyễn D. (29 tuổi, trú tại TP.Hồ Chí Minh) rủ đám bạn ra nước ngoài “xả xui” trong các sòng bài, rồi sà vào “phố đèn đỏ” vui vẻ cùng em út. 

Hoang báo mất 900 triệu trên máy bay, nữ khách có phải hầu tòa?

Tung tin bị đánh thuốc mê trên máy bay gây ảnh hưởng lớn tới ngành hàng không. (Hình chỉ mang tính minh họa - Internet)
(PLO) - Ngày 8/4, chuyến bay từ Vinh đi TP.HCM của hãng hàng không Jetstar Pacific đã thu hút sự chú ý bởi thông tin một nữ hành khách khai báo bị chuốc thuốc mê đánh cướp 900 triệu. Sau khi xác minh đây chỉ là “chiêu bài”, liệu nữ khách này có phải hầu tòa như nhiều người từng thích “làm trò” trên máy bay?

Vụ Dương Chí Dũng: bị cáo chối tội, gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả, xử lý thế nào

Ảnh nguồn Internet
(PLO) - Cho đến nay, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc vẫn chưa thay đổi nội dung kháng cáo kêu oan về tội “Tham ô tài sản”, nghĩa là các bị cáo này vẫn cho rằng họ bị kết án tử hình oan. Trong khi các bị cáo vẫn đang tiếp tục kêu oan thì gia đình họ lại tự nguyện nộp tiền để khắc phục một phần hậu quả với mong muốn các bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ mới. Trường hợp này Tòa án sẽ xem xét, cân nhắc thế nào?