Công chứng và chứng thực - hiểu thế nào cho đúng?

Công chứng và chứng thực - hiểu thế nào cho đúng?
(PLO) - Công chứng và chứng thực, khi nào áp dụng  một trong hai thủ tục này, lựa chọn đúng loại hình thủ tục thì sẽ phải “gõ cửa” cơ quan nào? Bạn đọc sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức bằng cuộc nói chuyện với Thạc sỹ luật Nguyễn Thế Anh (Trung tâm truyền thông Pháp luật Việt Nam).

- Xin ông cho biết khái niệm “công chứng” và “chứng thực”.

“Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.
“Chứng thực” là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính, hoặc chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực .
- Có cách nào phân biệt công chứng và chứng thực?
Thứ nhất, về thẩm quyền, công chứng do cơ quan bổ trợ Tư pháp thực hiện (phòng công chứng, văn phòng công chứng); chứng thực do cơ quan hành chính Nhà nước, cụ thể là UBND cấp xã, huyện thực hiện.
Thứ hai, chứng thực là chứng nhận sự việc, không đề cập đến nội dung; trong khi công chứng bảo đảm nội dung của một hợp đồng, một giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro. Hoạt động công chứng mang tính pháp lý cao hơn.
- Ông có thế giải thích rõ hơn về giá trị pháp lý?
Giá trị pháp lý của văn bản công chứng:
“1. Có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác.
2. Có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu”.
Gía trị pháp lý của văn bản được chứng thực:
“1. Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.
2. Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản”.
- Khi nào thì gọi là “phòng công chứng” và “văn phòng công chứng”?
Phòng công chứng do Uỷ ban tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Người đại diện theo pháp luật là Trưởng phòng, phải là công chứng viên và do Chủ tịch Uỷ ban tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập, được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.
- Liên quan đến thủ tục chứng thực, có những thuật ngữ nào mà người dân cần biết để thực hiện?
1. “Bản chính" là bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu tiên có giá trị pháp lý để sử dụng, là cơ sở để đối chiếu và chứng thực bản sao.
2. "Bản sao" là bản chụp, bản in, bản đánh máy, bản đánh máy vi tính hoặc bản viết tay có nội dung đầy đủ, chính xác như sổ gốc hoặc bản chính.
3. “Sổ gốc" là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản chính lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính, trong đó có ghi đầy đủ những nội dung như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.
4. “Cấp bản sao từ sổ gốc" là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc phải có nội dung đúng với nội dung ghi trong sổ gốc.
5. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
6. "Chứng thực chữ ký" là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực.
 - Có nhiều người hiểu rằng thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chữ ký phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực?
Cách hiểu như vậy là sai. Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chữ ký quy định không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực. Nói cách khác là người dân chứng thực ở đâu cũng được.
- Những hợp đồng, giao dịch nào theo quy định của pháp luật bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng?
Hiện nay, các giao dịch, hợp đồng bắt buộc phải công chứng được quy định rải rác từ các luật chuyên ngành, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định một cách có hệ thống. Tuy nhiên, căn cứ vào luật thực định, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là các loại tài sản, kể cả quyền sử dụng đất mà có liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu thì đều bắt buộc phải công chứng.
Ví dụ: Hợp đồng mua bán nhà ở (trừ trường hợp bên bán nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở); hợp đồng thuê nhà từ 6 tháng trở lên; Hợp đồng thế chấp nhà ở; Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh,  quyền sử dụng đất…
- Hậu quả pháp lý trong trường hợp giao dịch, hợp đồng không thực hiện công chứng theo quy định của pháp luật?
Giao dịch, hợp đồng không tuân thủ hình thức về công chứng sẽ bị Tòa án tuyên vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.
- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Tin cùng chuyên mục

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Đọc thêm

Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng đổi mới và phát triển

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Ngày 3/11/2024, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức gặp mặt truyền thống 45 năm ngày thành lập (10 /11/1979 – 10/11/2024 ) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau 45 năm thành lập, Khoa Pháp luật kinh tế đã chủ động, sáng tạo, phát triển không ngừng, có nhiều đóng góp trong thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Nhà trường.

Khánh Hòa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024

Quang cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) -  Ngày 1/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL năm 2024 cho khoảng 260 đại biểu là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương như: Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa.

Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật

Quang cảnh hội thảo (Ảnh: P. Dương)
(PLVN) - Sáng 1/11, tại thành phố Thanh Hóa, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Tiến sĩ Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì hội thảo.

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền và quyết tâm “ Hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua”

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền
(PLVN) - Những năm gần đây, Sở Tư pháp tỉnh Nam Định đã khẳng định được vị trí, vai trò trong phong trào thi đua của Ngành Tư pháp; liên tục trong các năm nhận được Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh. Để có được thành tích đó phải kể đến sự nỗ lực của các cán bộ tư pháp; trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của người đứng đầu Sở Tư pháp - Giám đốc Sở Trần Thị Thúy Hiền.

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên mới

GS. Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ – Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT
(PLVN) - Không nên nghĩ chúng ta đang chảy máu chất xám, nguồn lực khoa học công nghệ (KHCN) cho thế giới, mà nên nghĩ theo hướng, chúng ta phải hợp tác sâu rộng để học hỏi thế giới, để Việt Nam có thể phát triển cùng thế giới. Phải có chính sách đột phá để thu hút “hiền tài” tới Việt Nam sống và làm việc, cống hiến cho Việt Nam.

Thiết lập quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Qatar

Thiết lập quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Qatar
(PLVN) -Trong khuôn khổ tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Nhà nước Qatar, tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia từ ngày 27/10 đến 1/11/2024, vào ngày 31/10/2024, Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh và Bộ trưởng Tư pháp Nhà nước Qatar Ibrahim bin Ali Al Mohannadi đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về pháp luật giữa Bộ Tư pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Bộ Tư pháp Nhà nước Qatar.

Kiểm tra công tác phổ biến pháp luật tại Thông tấn xã Việt Nam

Kiểm tra công tác phổ biến pháp luật tại Thông tấn xã Việt Nam
(PLVN) - Ngày 31/10, Đoàn Kiểm tra Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do bà Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ viên Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).

Ngành Giáo dục & Đào tạo hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng thầy trò Trường THCS Thanh Xuân.
(PLVN) - Ngày 31/10, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024 tại Trường THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) kết nối trực tuyến đến các điểm cầu của tất cả các trường học trên địa bàn quận. 

Bảo đảm chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp

Quang cảnh buổi họp.
(PLVN) -Sáng 31/10, Thứ trưởng Mai Lương Khôi, Tổ trưởng Tổ soạn thảo chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo về dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Cà Mau - Bạc Liêu: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật

Cà Mau - Bạc Liêu: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật
(PLVN) -  Nhiều hoạt động sôi nổi, tích cực và hiệu quả với các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị địa phương đã và đang được chính quyền, Sở, ngành hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 năm nay.

Bộ Tư pháp tập huấn kiến thức pháp luật về quyền dân sự, chính trị tại Thanh Hóa

Toàn cảnh hội nghị (Ảnh: Phạm Dương).
(PLVN) - Chiều 31/10, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp Thanh Hóa tổ chức hội nghị tập huấn nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho gần 150 đại biểu tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

Phát huy vai trò cơ quan ngôn luận của Bộ trong công tác truyền thông chính sách

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Chiều 30/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Báo Pháp luật Việt Nam và Tạp chí Dân chủ và Pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ quý III và nhiệm vụ trọng tâm đến hết năm 2024. Tham dự buổi làm việc có Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phan Thị Hồng Hà, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Lê Thu Anh.