Lao động Việt nguy cơ bị “giật” việc từ ASEAN

Lao động Việt nguy cơ bị “giật” việc từ ASEAN
(PLO) - Khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập, các nước  trong khu vực sẽ cho phép tự do luân chuyển lao động trong 8 ngành: kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sỹ, bác sỹ, y tá, điều tra viên và du lịch. 
Đây vừa là thời cơ nhưng cũng là thử thách cho TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung khi nguồn lao động chất lượng cao, kỹ năng ngoại ngữ… chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường mang tính cạnh tranh cao.  
Đó là nhận định của nhiều đại biểu tại Hội thảo khoa học “Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách chức cho thị trường lao động TP.HCM” do Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức ngày 25/8.
Theo Tiến sĩ Trần Văn Thận, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, lâu nay chúng ta vẫn giới thiệu đội ngũ lao động trong nước là cần cù, chịu khó, giá rẻ…, còn yêu cầu về tay nghề và kiến thức chuyên môn chưa  bao giờ là ưu điểm. 
Khi cho phép luân chuyển 8 ngành nghề trên, cơ hội dành cho lao động Việt Nam sẽ càng bị thu hẹp bởi các yêu cầu khắt khe về chuyên môn, ngoại ngữ, nếu người lao động không ý thức rõ “mối nguy” này sẽ bị  thua ngay trên “sân nhà”.
ThS. Lưu Đình Vinh, Trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM chỉ ra, năng suất  lao động và kỹ năng lao động là “điểm nghẽn” nguồn nhân lực TP.HCM khi gia nhập AEC. Theo công bố của Tổ chức Lao động Quốc tế thì năng suất lao động Việt Nam nói chung và của TP.HCM nói riêng thuộc nhóm thấp nhất ở châu Á – Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. 
Nguyên nhân do công tác đào tạo không gắn với nhu cầu của xã hội. Ngoài ra, năng suất lao động còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác cũng rất quan trọng,  như trình độ khéo léo, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, yếu tố tác phong công nghiệp…
Tại TP.HCM, nhiều khảo sát của các tổ chức quốc tế cho thấy kỹ năng tiếng Anh của người lao động ở mức trung bình thấp. Mỗi năm, TP có khoảng 55.000 sinh viên và học viên ra trường nhưng phần đông khó tìm được việc làm do thiếu kỹ năng mềm, yếu kém về kỹ năng làm việc và kinh nghiệm thực tế. Được biết, nguồn nhân lực bậc cao của TP mới đáp ứng 30-40% nhu cầu.
Nhiều đại biểu kiến nghị, để xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao, TP cần định hướng hoạt động của các trường đào tạo, dạy nghề phù hợp với xu thế phát triển thị trường lao động theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với các tiêu chuẩn chất lượng nghề nghiệp quốc tế, từ năng lực thực hành nghề chuyên môn; kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm; kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm lao động; năng lực ứng dụng tin học và sử dụng tốt một ngoại ngữ…

Tin cùng chuyên mục

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

(PLVN) -  Hiện tình hình kinh doanh của các tiểu thương tại khu bách hóa tổng hợp (chợ Vĩnh Long) ngày càng ế ẩm. Trước tình trạng này, nhiều người chọn cách bỏ lô sạp tìm việc khác, lại có người kiên trì tìm cách bán hàng online để phù hợp thị trường, nhưng kết quả không như mong đợi vì còn rất nhiều cái khó.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.