Hạ tầng chung Ngân hàng mở - Kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Quanh cảnh Hội thảo “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”.
Quanh cảnh Hội thảo “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhanh chóng bắt nhịp xu thế toàn cầu, tại Việt Nam, các ngân hàng đang tích cực đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số, chia sẻ dữ liệu ngân hàng cho các bên thứ ba (TPP) thông qua việc sử dụng Open API. Tuy nhiên, hiện triển khai giữa các bên còn gặp nhiều khó khăn.

Tại hội thảo “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” trong khuôn khổ sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2024 được diễn ra chiều ngày 8/5/2024, các ý kiến đều chung nhận định xu hướng chuyển dịch mô hình kinh doanh truyền thống của ngân hàng sang ngân hàng mở, hướng tới cung cấp trải nghiệm tối ưu cho khách hàng cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh, tính hiệu quả của các tổ chức trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là xu thế tất yếu.

Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, khác với mô hình ngân hàng truyền thống là khép kín, khó chia sẻ và tích hợp dữ liệu với bên ngoài thị trường (chủ yếu chỉ có các ngân hàng truyền thống), tính linh hoạt thấp, ít có sự liên thông giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ cho khách hàng..., thì với mô hình ngân hàng mở, hệ sinh thái hợp tác nơi các ngân hàng, fintech và các bên thứ ba khác kết nối và chia sẻ dữ liệu qua API, dữ liệu được chia sẻ cho phép phát triển các sản phẩm và dịch vụ đổi mới sáng tạo phục vụ việc cá nhân hóa nhu của khách hàng. Đặc biệt, hệ sinh thái mở, có nhiều tổ chức fintech, bên thứ ba tham gia thị trường và hợp tác với ngân hàng., khách hàng là trung tâm, nhiều lựa chọn hơn, dịch vụ được cá nhân hóa tốt hơn.


Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN Phạm Anh Tuấn

Ông Nguyễn Hoàng Long - Phó Tổng Giám đốc NAPAS chia sẻ, ngân hàng mở (Open banking) là mô hình kết nối, xử lý các giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) cho phép các Bên thứ ba cung cấp dịch vụ (TPP - Third-party provider) được quyền truy cập thông tin dữ liệu ngân hàng của khách hàng dựa trên sự chấp thuận của khách hàng.

Theo đại diện NAPAS, hiện trên thế giới xu hướng hạ tầng chung về Ngân hàng mở ngày càng tăng, hạ tầng chung giúp thúc đẩy phát triển nhanh hơn kết nối tự phát, hạ tầng chung được cấp phép hoặc vận hành bởi các tổ chức/Hiệp hội lớn có uy tín, chẳng hạn như Ấn Độ (UPI/NPCI), Hàn Quốc (KFTC), Thuỵ Sỹ (Six Group) được bảo trợ bởi NHTW và Hiệp hội Ngân hàng/Fintech hoặc mô hình tại Anh được cấp phép bởi FCA và được bảo trợ bởi CMA và NHTW.

Theo nghiên cứu của nhà cung cấp dịch vụ tư vấn và công nghệ tài chính mở Konsentus, 68 quốc gia đã hoặc đang phát triển Ngân hàng mở. Tại Châu Á, các dịch vụ ngân hàng mở đã phát triển rất mạnh ở Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Nhật Bản…

Nhanh chóng bắt nhịp xu thế toàn cầu, tại Việt Nam, các ngân hàng cũng tích cực đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số, chia sẻ dữ liệu ngân hàng cho các bên thứ ba (TPP) thông qua việc sử dụng Open API.

Theo đó, từ 2020 đến nay, hàng loạt ngân hàng đã nhập cuộc phát triển mô hình này: Vietinbank, BIDV, OCB, MB… Trong đó, VietinBank đã cho ra mắt ứng dụng VietinBank iConnect từ năm 2019.

Đại diện NAPAS chia sẻ tại Hội thảo

Đại diện NAPAS chia sẻ tại Hội thảo

Theo thống kê, mỗi tháng có trên 55 triệu giao dịch tài chính được thực hiện qua nền tảng này. Hay ứng dụng BIDV Open API của ngân hàng BIDV mới được “trình làng” vào ngày 29/11/2023, cung cấp 15 gói API với 04 nhóm dịch vụ được sử dụng nhiều nhất gồm Dịch vụ thanh toán; Dịch vụ thu hộ; Thanh toán trực tuyến; Tiện ích (Thông tin ngân hàng; BIDV QRcode).

“Tuy nhiên, các ngân hàng và các TPP đang tự chủ động tìm kiếm, lựa chọn đối tác kết nối phù hợp theo nhu cầu và tương tác trực tiếp để tích hợp, triển khai; đồng thời tùy chỉnh kết nối dựa trên yêu cầu cụ thể và thống nhất giữa 2 bên. Việc triển khai giữa các bên còn gặp nhiều khó khăn.

Theo đó, mỗi ngân hàng phải xây dựng và vận hành tiêu chuẩn, kết nối riêng, tăng chi phí vận hành, tốn kém nguồn lực. Ngân hàng cần thực hiện toàn bộ quy trình triển khai với TPP: từ KYC, onboarding, kết nối kỹ thuật….; TPP sử dụng nhiều tiêu chuẩn, kết nối với các ngân hàng. Mỗi kết nối phải rà soát, vận hành các bộ tài liệu pháp lý khác nhau. Ngân hàng mở nhiều kết nối đến TPP và không cùng tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu…” - ông Long chia sẻ.

Kiến nghị hoàn thiện cơ chế cho ngân hàng mở

Kiến nghị hoàn thiện cơ chế cho ngân hàng mở

Theo đại diện NAPAS, hạ tầng chung về Ngân hàng mở sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Khách hàng sẽ được tối ưu hóa trải nghiệm, tiếp cận nhiều nguồn thông tin và dịch vụ, xử lý các nhu cầu tài chính nhanh, cá nhân hóa dịch vụ, chia sẻ dữ liệu an toàn, nhiều ưu đãi, giảm chi phí.

Đối với các ngân hàng và công ty Fintech, hạ tầng chung về Ngân hàng mở sẽ giảm sự phức tạp trong triển khai pháp lý, giảm rủi ro an ninh, tiết kiệm chi phí và nguồn lực, tăng khả năng mở rộng dịch vụ, thêm cơ hội tiếp cận khách hàng, bán chéo sản phẩm dịch vụ…;

Về phía cơ quan quản lý, hạ tầng chung về Ngân hàng mở cũng giúp dễ dàng hơn trong giám sát thị trường, thúc đẩy hệ sinh thái số, triển khai chủ trương phát triển kinh tế số, tạo ra nền tảng cho sự phát triển của tài chính mở…

"Trong thời gian tới, với sự chung tay của toàn thị trường, dưới sự định hướng của NHNN, việc triển khai ngân hàng mở/ open banking sẽ mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng…" - Đại diện NAPAS nhận định.

Đồng thời, ông Nguyễn Hoàng Long cho rằng các đơn vị cung cấp hạ tầng thanh toán như NAPAS cũng đã sẵn sàng chuẩn bị những cơ sở, sản phẩm dịch vụ để đón kịp và phục vụ ngân hàng và các bên thứ 3 cung cấp dịch vụ trên hạ tầng ngân hàng mở nhằm triển khai thực hiện các giải pháp và xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiên cứu ứng dụng trong thanh toán không dùng tiền mặt để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, gia tăng trải nghiệm khách hàng; nâng cao hiệu quả của quá trình chuyển đổi số…

Đọc thêm

Giải pháp để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng

Giải pháp để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng
(PLVN) - Cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc mở rộng phạm vi, đối tượng của bảo hiểm tiền gửi (BHTG) tham gia vào xử lý các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém theo Luật Các TCTD năm 2024, đã đặt ra những yêu cầu mới trong việc nâng cao năng lực tài chính của BHTGVN để tham gia hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại các TCTD.

Mặt bằng lãi suất ngân hàng giữ ổn định

Dự báo mặt bằng lãi suất ổn định trong năm 2024. (Ảnh: TCTC)
(PLVN) - Theo kết quả điều tra của Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước), tính chung cả năm 2024, các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ (0,1 điểm phần trăm) và mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhẹ (0,09 điểm phần trăm) so với cuối năm 2023.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – 25 năm vun đắp niềm tin

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – 25 năm vun đắp niềm tin
(PLVN) -  Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một cam kết của Chính phủ trong việc bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng. Là cơ quan chuyên trách triển khai chính sách BHTG, 25 năm qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã không ngừng hoàn thiện, vun đắp niềm tin nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả chính sách BHTG.

Tổng kết Chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Hoàng Minh Tế phát biểu tại lễ tổng kết.
(PLVN) - Ngày 06/11, tại Hà Nội, NHCSXH và Quỹ Châu Á tổ chức lễ tổng kết Chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam. Chương trình nằm trong khuôn khổ của dự án “Dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động - Tài chính toàn diện và tạo quyền năng kinh tế cho người thu nhập thấp và phụ nữ ở Việt Nam” giai đoạn II.

Phó Tổng giám đốc VIB đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu

Phó Tổng giám đốc VIB đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu
(PLVN) - Ông Hồ Vân Long thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (mã VIB-HOSE). Các giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 07/11 đến hết ngày 6/12/2024 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'
(PLVN) - Biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia” đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao cho đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong khuôn khổ “Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam” được tổ chức vào ngày 04/11/2024 tại TP Hà Nội.

Chiến lược bền vững, vì con người tạo nên thương hiệu quốc gia của TPBank

Chiến lược bền vững, vì con người tạo nên thương hiệu quốc gia của TPBank
(PLVN) - Hai năm liên tiếp TPBank được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam là minh chứng rõ nét cho định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng đúng đắn của TPBank, không chỉ đem tới cho khách hàng vô vàn tiện ích ngân hàng trong kỷ nguyên số mà còn trở thành một trong những doanh nghiệp đóng góp rất lớn cho nền kinh tế.

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội
(PLVN) - Ngày 04/11, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (04/11/1994 - 04/11/2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất do Đảng, Nhà nước trao tặng.

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Agribank chính thức ra mắt Giải pháp Open Smartbank

Đại diện lãnh đạo Agribank - VNPAY chính thức bấm nút ra mắt Giải pháp OSB.
(PLVN) -  Chiều ngày 01/11/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chính thức ra mắt Giải pháp Open Smartbank (OSB). Theo đó, Agribank phát triển dịch vụ Tài khoản Plus – một bước đột phá mới trong việc cá nhân hóa và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Hạn mức trả tiền bảo hiểm – công cụ tối ưu bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Hạn mức BHTG tại Việt Nam qua các thời kỳ
(PLVN) - Chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) hướng tới mục tiêu bảo vệ số đông người gửi tiền nhỏ, là các cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG, không có điều kiện tham gia sản xuất - kinh doanh, có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận thông tin về tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (TCTD). Một trong những nội dung chính sách BHTG mà người dân quan tâm khi gửi tiền tại các TCTD là hạn mức trả tiền bảo hiểm.

Công tác chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng phục vụ khách hàng

Công tác chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng phục vụ khách hàng
(PLVN) - Bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ về chương trình chuyển đổi số (CĐS) Quốc gia và ngành Ngân hàng, chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến 2025, định hướng 2030 và chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đến 2030, NHCSXH đã đặt CĐS là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý điều hành, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại hệ thống NHCSXH.

Kiểm tra tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi góp phần bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Cán bộ Kiểm tra của BHTGVN tiến hành kiểm tra đối chiếu, xác minh việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng.
(PLVN) - Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội trong nước đang trên đà phát triển tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá, lãi suất có xu hướng ổn định. Trong bối cảnh đó, với việc triển khai một cách hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ kiểm tra, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền cũng như nâng cao niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính – ngân hàng.