Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Hệ thống hạ tầng chuyên nghiệp, phù hợp với xu thế

Theo đại diện PVN, không nằm ngoài quy luật thế giới, chuyển dịch năng lượng đang tác động đến các lĩnh vực hoạt động của ngành Dầu khí Việt Nam. Trong bối cảnh sản lượng khai thác dầu khí suy giảm, để tiếp tục thực hiện vai trò của một doanh nghiệp trụ cột trong thực hiện chiến lược năng lượng, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, PVN đã nghiên cứu, xây dựng lộ trình phát triển mới trong tương lai.

Cụ thể, PVN đã xây dựng chiến lược tổng thể phát triển bền vững đến năm 2045, chú trọng vào đổi mới công nghệ và chuyển dịch năng lượng. “Xu hướng dịch chuyển sang năng lượng xanh của PVN thông qua nâng cao tỷ trọng khí, sản xuất hydrogen và phát triển điện gió ngoài khơi”, lãnh đạo PVN cho biết, đồng thời cho rằng, những năm qua, Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình chuyển dịch năng lượng bằng việc sản xuất và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thay thế.

Theo ông Lê Ngọc Sơn, Tổng Giám đốc PVN, định hướng từ năm 2025 - 2030, đơn vị này sẽ triển khai thí điểm các dự án sản xuất hydrogen “sạch”; tìm kiếm các nguồn tài chính để triển khai các dự án năng lượng “sạch”; tìm kiếm khách hàng có nhu cầu trong nước và khu vực để phát triển thị trường; cải hoán hạ tầng vận chuyển, xử lý, tồn trữ, phân phối khí. Từ năm 2030 - 2045, Tập đoàn này sẽ sản xuất thương mại hydrogen “sạch” sử dụng cho các nhà máy lọc dầu, nhà máy đạm và phát triển các dự án sản xuất nhiên liệu, nguyên vật liệu và xuất khẩu hydrogen “sạch” cho các thị trường trong khu vực, thế giới...

Lãnh đạo PVN cho rằng, để hoàn thành những mục tiêu trên, với chuỗi giá trị dầu khí đang có, đơn vị đang có nhiều lợi thế cạnh tranh trong quá trình chuyển dịch năng lượng. Cụ thể, PVN và các đơn vị thành viên đang có một cơ sở hạ tầng chuyên nghiệp, phù hợp để thích ứng với chuyển dịch năng lượng.

Hiện tại, PVN đang sở hữu toàn bộ hệ thống giàn khoan, khai thác dầu khí cũng như toàn bộ hệ thống phân phối khí, các nhà máy lọc hóa dầu, một số nhà máy điện tại Việt Nam. Chuỗi giá trị dầu khí của PVN có nhiều tương đồng với các định hướng chuyển dịch năng lượng như kinh nghiệm xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình trên biển sẽ đóng góp lớn cho các dự án điện gió ngoài khơi; hydrogen cũng đang được PVN sản xuất và sử dụng tại các nhà máy chế biến dầu khí.

Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, tài chính dồi dào

Lãnh đạo PVN cũng cho rằng, nguồn nhân lực của PVN có vai trò cốt lõi, là lợi thế quan trọng để Tập đoàn này thực hiện thành công chuyển dịch năng lượng. Hiện toàn Tập đoàn này có gần 60.000 người lao động được đánh giá là có chất lượng cao nhờ kinh nghiệm trong việc quản lý và vận hành các hoạt động khai thác dầu khí và các nguồn năng lượng truyền thống khác trong suốt nhiều năm. “Người lao động dầu khí đã được đào tạo và trang bị kiến thức về công nghệ, quản lý dự án, quản lý rủi ro, tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và môi trường”, lãnh đạo PVN tự tin.

Một trong những lợi thế khác của PVN trong quá trình chuyển dịch năng lượng là nguồn tài chính mạnh và ổn định. Tập đoàn này được đánh giá có mức độ độc lập về tài chính cao, tình hình tài chính lành mạnh, được xếp hạng tín dụng cao bởi các tổ chức đánh giá quốc tế. “PVN là nhà sản xuất dầu khí lớn nhất của Việt Nam với chuỗi giá trị hoạt động hoàn chỉnh từ thượng nguồn, trung nguồn đến hạ nguồn, bảo đảm doanh thu ổn định trong tất cả các lĩnh vực. Ngoài ra, công tác thu xếp vốn cho các dự án đầu tư vào các nguồn năng lượng mới, năng lượng “sạch” hoàn toàn có thể đáp ứng được”, lãnh đạo PVN nhận định.

PVN đang triển khai hàng loạt dự án chuyển dịch năng lượng

Dự án kho cảng chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG - loại nguyên liệu thân thiện hơn với môi trường) tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ do PV GAS (đơn vị của PVN) thực hiện đã khánh thành cuối năm ngoái. Hiện đã nhập khẩu được ba chuyến tàu chở LNG đến Việt Nam để phục vụ cho sản xuất điện, công nghiệp. Theo kế hoạch, PV GAS sẽ xây dựng hàng loạt kho chứa LNG khác dọc khắp cả nước. Ngoài ra, PVN đang xây dựng hai nhà máy điện là Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, sử dụng khí LNG.

Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), đơn vị thuộc PVN đang hợp tác với đối tác, thực hiện 3 dự án điện gió ngoài khơi ở nước ngoài. PTSC cũng đang phối hợp với phía Singapore, nghiên cứu xây dựng nhà máy điện gió tại Việt Nam để xuất điện sang nước này. PTSC đang là đơn vị duy nhất tại Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển phục vụ các dự án điện gió ngoài khơi.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản đang có sự chuyển biến khi các “điểm nghẽn” pháp lý đang được tháo gỡ. (Ảnh minh họa: VGP)

Vì sao tăng trưởng GDP tăng vượt mục tiêu?

(PLVN) - Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6 - 6,5% đề ra. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh thế giới biến động khó lường. Vậy đâu là động lực dẫn đến mức tăng trưởng này?

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.