Khởi nghiệp không được mơ hồ về kiến thức pháp luật

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Sự kiện chủ quán cà phê Xin Chào bị truy tố về tội kinh doanh trái phép cho thấy nhiều người chưa quan tâm nhiều đến các quy định pháp lý khi khởi nghiệp (start-up). Vụ việc này không còn mới nhưng vẫn luôn nóng hổi bởi một khi bắt tay vào khởi nghiệp thì không được phép mơ hồ về kiến thức pháp luật. Có như vậy, pháp lý sẽ trở thành công cụ thay vì rào cản và nguyên cớ của những rủi ro tiềm ẩn về sau. 

Tinh thần và kết quả khởi nghiệp năm 2016 vừa qua đã lên cao nhất trong lịch sử với kỷ lục thành lập khoảng 110 nghìn doanh nghiệp, sau khi có Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 khẳng định cụ thể về quyền tự do kinh doanh. Điều đó đã minh chứng rõ ràng rằng, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đầy hứng khởi và tự tin hưởng ứng lời chủ trương khuyến khích “khởi nghiệp” của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Quán triệt chủ trương này, với chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Thực tế cho thấy, bên cạnh những start-up chỉ quan tâm đến ý tưởng và vốn thì cũng có một bộ phận không nhỏ start-up Việt đang rất quan tâm đến pháp lý cho dự án của mình. Nhưng dường như họ chưa định hình được pháp lý chính thức xuất hiện khi nào hay không biết bắt đầu từ đâu và vấn đề nào thực sự gắn với dự án khởi nghiệp.

Qua tham khảo ý kiến, các chuyên gia đều cho rằng, pháp lý chưa bao giờ là điều xa vời, pháp lý luôn gắn với từng dự án khởi nghiệp ngay từ những bước đầu tiên. Theo LS. Đinh Thị Quỳnh Như cho biết, các start-up cần nhớ rằng các quan hệ pháp lý luôn gắn liền với dự án trong giai đoạn này. “Chúng tôi đã gặp rất nhiều trường hợp nhà đầu tư ngán ngẩm với những “lỗ hổng” pháp lý trong dự án, những rắc rối kiện tụng do việc “bỏ rơi” pháp lý đâu đó trong vòng đời dự án. Mong rằng các start-up không quên mang theo hành trang pháp lý cho quá trình khởi nghiệp của mình. Chỉ khi gắn pháp lý vào vòng đời khởi nghiệp, các start-up mới bớt rối, để dành thời gian, chi phí, con người vào những hoạt động khác cho sự phát triển của dự án” – LS Như chia sẻ.

Tư vấn về pháp lý khi bắt đầu khởi nghiệp, LS. Nguyễn Đức Chánh lưu ý, những start-up trước tiên cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp hiện bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Sau đó đến chọn tên cho doanh nghiệp của mình; lựa chọn ngành nghề kinh doanh để đăng ký; xác định địa chỉ đặt trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp bằng hợp đồng thuê, cho mượn hoặc là tài sản của doanh nghiệp; xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh… và thực hiện một số công việc như tiến hành làm con dấu và đăng ký mẫu dấu, bố cáo trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh…

Đặc biệt, theo LS. Chánh, tuy mới thành lập doanh nghiệp song để tránh rắc rối về sau thì cần xây dựng các thỏa thuận của các sáng lập viên về góp vốn, sử dụng vốn, quyền sở hữu tài sản, phân chia lợi ích…; xây dựng pháp lý nội bộ, pháp lý với người lao động và pháp lý với đối tác như nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh doanh thương mại… “Chỉ khi nào hoàn thiện các vấn đề pháp lý thì mới có thể yên tâm thực hiện ý tưởng kinh doanh, tập trung vào vấn đề sản xuất – kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Vì nếu xảy ra tranh chấp, sẽ mất rất nhiều công sức, thời gian... thậm chí có thể dễ đến sự thất bại trong khởi nghiệp” – LS. Chánh nhấn mạnh.

Luật sư Trương Thanh Đức – Chủ tịch Công ty Luật Basico lại có cách ví von rất sống động: “Nếu start-up không quan tâm đến tính pháp lý ngay từ đầu tiên, thì rất có thể rơi vào tình trạng trớ trêu tay trắng, kiểu như trót đi vào đường cấm hay xây dựng xong một ngôi nhà mới ngã ngửa trước nguy cơ bị phá dỡ vì không được phép”. LS. Đức phân tích, ở giai đoạn khởi nghiệp có nhiều vấn đề cần giải quyết, nhưng riêng vấn đề pháp lý, thì có tính chất nền tảng mà các nhà khởi nghiệp cần hết sức chú ý, vì vấn đề pháp lý hiện nay là một loại rủi ro rất lớn trong kinh doanh. Sai lầm về pháp lý dễ dẫn đến đổ bể ý tưởng và thành quả khởi nghiệp. Mọi việc liên quan đến start-up, từ việc thành lập, quản lý, điều hành nội bộ, hoạt động kinh doanh và việc thanh lý, giải thể, phá sản dự án hay doanh nghiệp, đều phải tuân thủ rất nhiều quy định của pháp luật.

Yếu tố pháp lý gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu từ khi đăng ký kinh doanh hay được cấp phép và thậm chí trong nhiều trường hợp còn phải sớm hơn. “Ví dụ, yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường, khi nào thì phải hoạt động rồi mới phải quan tâm, khi nào thì phải được giải quyết ngay từ trước khi triển khai dự án, chứ không phải để đến lúc vận hành dây chuyền sản xuất hay xảy ra sự cố thì mới quan tâm đến yếu tố pháp lý” – LS. Đức dẫn chứng. 

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.