Khám phá Tết tháng bảy ở huyện vùng cao biên giới

Những ngôi nhà cổ kính của đồng bào dân tộc Dao ở huyện Bình Liêu
Những ngôi nhà cổ kính của đồng bào dân tộc Dao ở huyện Bình Liêu
(PLO) - “Chêết ngụt xêếp xí”, “sặt nhịt sặp xây”, “sliet ha chiêp phăy chit”, tức là ngày Tết 14/7 âm lịch của các dân tộc Tày, Sán Chỉ, Dao trên địa bàn huyện biên giới Bình Liêu (Quảng Ninh). Vào ngày này, đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây lại bày các mâm cỗ để cúng tổ tiên, cầu một vụ mùa bội thu, cầu cho con cháu mạnh khỏe, học hành giỏi giang, bình an, may mắn.

Đây là một cái tết của các gia đình, các dòng họ nơi huyện miền biên giới Bình Liêu được sum họp, tuy nhiên mỗi dân tộc lại có một cách thức tổ chức với những nét độc đáo riêng, hiếm nơi nào có được.  

Đến với các bản làng trong những ngày này (ngày 14, 15/7 âm lịch) đâu đâu cũng thấy sực nức hương thơm của gạo nếp từ những chiếc bánh nếp được gói trong lá chuối, bánh chưng đang nghi ngút khói trên bếp lửa hồng. Theo tiếng Tày, Tết rằm tháng Bảy gọi là “chêết ngụt xêếp xí”, được tổ chức vào ngày 14 âm lịch. Vào ngày này, phụ nữ người Tày thường làm phở hoặc làm bánh và mang gà, ngan, hoặc cả sáy, đến nhà bố mẹ đẻ để tỏ lòng biết ơn. Mâm cỗ của người Tày khá thịnh soạn gồm gà, thịt lợn, rượu, phở… 

Theo những cụ cao niên ở trong bản người Tày kể lại: Ngày xưa công việc đồng áng bận rộn nên người Tày lấy ngày 14 tháng 7 âm lịch hay còn gọi là “chêết ngụt xêếp xí” để tổ chức sum họp gia đình, cũng như báo với tổ tiên về kết quả của vụ chiêm, và cầu mong tổ tiên phù hộ một vụ mùa bội thu. Bởi, ngày xưa nguồn nước tưới cho cây lúa phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nhiều hộ gia đình chỉ cấy được vụ mùa nên đây là vụ quan trọng nhất quyết định năng suất cả năm. 

Vào ngày này, những người phụ nữ Tày sẽ gác lại mọi công việc để chuẩn bị cỗ Tết cho thịnh soạn. Trong đó, không thể thiếu món phở gật gù truyền thống làm từ gạo tẻ do bà con tự làm ra và bánh “Peẻng Xì” – một loại bánh gần giống với bánh dày. 

Bà Bế Thị Hoa – Khu Bình Quân (thị trấn Bình Liêu) cho biết: “Ngày xưa vào Tết 14 tháng 7, nhà nào cũng dậy thật sớm để tráng phở, còn những người có sức khỏe thì giã bánh nên khắp bản đâu đâu cũng vui lắm. Bây giờ kinh tế phát triển, bọn trẻ cũng làm Tết nhưng không tự tráng phở nữa vì chỉ cần bỏ ra vài chục nghìn lên chợ mua là thoải mái ăn. Còn bánh dày thì càng hiếm người làm và ít khi bán ở chợ”. Đối với người Tày việc cúng trong ngày 14 tháng 7 (âm lịch) không bắt buộc, nhà nào có điều kiện thì làm, không có điều kiện thì thôi. 

Bà Hoa người dân tộc Tày làm bánh cho ngày Tết 14/7 (âm lịch)
Bà Hoa người dân tộc Tày làm bánh cho ngày Tết 14/7 (âm lịch)

Đối với người Sán Chỉ, Tết 14 tháng 7 (âm lịch) (sặt nhịt sặp xây) được tổ chức trong khuôn khổ gia đình hoặc dòng tộc. Đây là một hoạt động có ý nghĩa văn hóa truyền thống và là quy định bắt buộc của tộc người này.

Vào ngày này, cả làng, bản, dòng tộc làm lễ cúng gia tiên và thổ địa kính cẩn báo với các bậc linh thiêng về công việc đồng áng cấy cày vụ mùa đã xong xuôi, tiết Hạ đã qua và chuyển sang tiết Thu, nhà nông sắp sửa làm những công việc mới của tiết Thu và cầu mong mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa. 

Tết được các thành viên trong gia đình chuẩn bị từ hôm trước. Vào ngày 13 âm lịch, những người phụ nữ trong gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị làm bánh nếp “chíu dịp ẹt” (bánh lá chuối). Người phụ nữ Sán Chỉ nào cũng biết làm bánh và dù công việc bận rộn đến đâu cũng phải thu xếp thời gian để làm bánh trong ngày rằm tháng Bảy. 

Để có được chiếc bánh thơm ngon, ngoài bột phải xay nhuyễn thì các nguyên liệu khác kèm theo cũng được chuẩn bị chu đáo. Điều đặc biệt nhân bánh“chíu dịp ẹt” của người Sán Chỉ không nằm bên trong bánh mà nằm ở bên ngoài.

Bột sau khi say nhuyễn sẽ được đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ nhào thật dẻo rồi lăn đều qua lớp đường và lạc, đem gói trong lá chuối thành từng cặp bánh một, rồi cho lên đồ, hoặc hấp cách thủy, nên giữ được độ dẻo của bánh và thơm mùi thơm của lá chuối. 

Theo tục lệ của đồng bào Sán Chỉ, những chiếc bánh đầu tiên lấy ra được dâng lên thắp hương tổ tiên trước, với mong muốn cầu chúc sức khỏe, an lành, thịnh vượng đến với tất cả các thành viên trong gia đình, dòng họ sau đó các thành viên trong gia đình mới được thưởng thức. Việc cúng có luật định khá nghiêm ngặt. 

Theo ông La Văn Đạo ở thôn Pắc Liềng, xã Tình Húc: “Việc sửa soạn mâm cúng tổ tiên của người Sán Chỉ phải do người đàn ông trong gia đình thực hiện. Đối với gia đình tôi thường mời thầy đến cúng để thông báo với tổ tiên. Vật cúng quan trọng và không thể thiếu của người Sán Chỉ là “chíu dịp ẹt” (bánh lá chuối). Mỗi bát “chíu dịp ẹt” tượng trưng cho một người mà mình thờ cúng. Nhà tôi mỗi năm cúng 4 bát bánh để tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên”.

Còn đối với người Dao Thanh Phán Tết “sliet ha chiêp phăy chit” (14 tháng 7 âm lịch) được coi là Tết quan trọng nhất trong năm (Đây được coi là Tết Nguyên Đán của người Dao). Ông Triệu Chăn Dào – thôn Ngàn Mèo Trên, xã Lục Hồn cho biết: “Nếu vào ngày này, mưa thuận gió hòa, không có sấm chớp thì mùa màng sẽ bội thu. Do đó, mâm cỗ của dân tộc chúng tôi  to hay nhỏ đều phụ thuộc vào sấm chớp. Tết “sliet ha chiêp phăy chit” là dịp người Dao cúng mừng việc cấy xong và xin tổ tiên bảo vệ ruộng, nương, cầu cho mùa màng bội thu, con cháu dồi dào sức khỏe, may mắn. Cỗ cúng trong ngày Tết gồm: bánh chưng, gà, rượu…”.  

Mỗi sản vật được dâng lên thờ cúng tổ tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ của từng tộc người trên địa bàn huyện biên giới Bình Liêu trong ngày rằm tháng bảy dù có khác nhau nhưng tất cả đều hàm chứa những giá trị văn hóa tín ngưỡng đặc sắc riêng của từng dân tộc và mang tính nhân văn sâu sắc. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.