Huy động nhân dân tham gia để văn bản không “chết yểu“

(PLO) - Hệ thống pháp luật vẫn còn hạn chế do tình trạng lạm phát và nợ văn bản hướng dẫn, còn tình trạng văn bản ban hành thiên về tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý, đẩy khó khăn cho cá nhân, tổ chức. VB hướng dẫn “vượt” luật hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản cấp trên, các cơ quan khác.
Hội nghị ấy ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TƯ
Hội nghị ấy ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TƯ  
Sáng nay (9/12), Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW tổ chức Hội nghị lấy ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Nguyễn Doãn Khánh – Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường - Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì Hội nghị.

Theo Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW, “NQ đã được nghiêm túc thực hiện, đi vào cuộc sống, huy động được toàn hệ thống chính trị và xã hội tham gia vào công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật”.
Qua đó, công tác xây dựng và thi hành pháp luật đã đạt những kết quả quan trọng, nhiều chủ trương lớn đã được triển khai trên thực tế và có tác động tích cực trên nhiều lĩnh vực, mang lại những chuyển biến sâu sắc trong phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nướ, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật vẫn còn hạn chế do tình trạng lạm phát và nợ VB hướng dẫn, còn tình trạng VB ban hành thiên về tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý, đẩy khó khăn cho cá nhân, tổ chức. VB hướng dẫn “vượt” luật hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản cấp trên, các cơ quan khác.
Theo Ban Chỉ đạo, một trong những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong công tác hoàn thiện pháp luật là việc tiếp thu ý kiến đóng góp còn hình thức, chưa thực hiện nghiêm túc, chưa lấy ý kiến rộng rãi của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản nên sau khi ban hành đã không đi vào cuộc sống, thậm chí gây phản ứng xã hội, phải sửa đổi ngay.

Còn tình trạng chính sách không phù hợp với thực tiễn hoặc có khoảng trống nhưng chưa được điều chỉnh. Chưa quan tâm nhiều đến cơ chế, điều kiện đảm bảo thi hành pháp luật. Ý thức chấp hành pháp luật, ngay cả của cán bộ, công chức thiếu đồng bộ…

Trên cơ sở những kết quả và tồn tại trong quá trình thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TƯ 10 năm qua, để tiếp tục thực hiện Nghị quyết, Ban Chỉ đạo xác định giai đoạn 2016-2020 tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xây dựng pháp luật cũng như công tác tổ chức thi hành pháp luật. 

Trong đó, phát huy dân chủ trong hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật, tổ chức tốt việc lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động của VB. Có cơ chế huy động sự tham gia của tổ chức, cá nhân vào xây dựng, hoàn thiện VBQPPL để tránh tình trạng VB thiếu tính khả thi, thậm chí  phải ban hành lại ngay khi có hiệu lực...
Tăng cường các điều kiện bảo đảm cho công tác xây dựng pháp luật, tăng cường năng lực cho các thiết chế xây dựng và thi hành pháp luật. Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý về án lệ. Phát hiện, xử lý kịp thời các VBQPPL trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không có tính  khả thi, khó thực hiện, tăng cường công tác giải thích áp dụng pháp luật của UBTVQH, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu kết nối VBQPPL do TƯ và địa phương ban hành để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của VBPL.
Đổi mới, gắn kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với xây dựng, thi hành pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng cử nhân luật, nguồn bổ nhiệm các chức danh tư pháp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật. Phát triển đồng bộ các dịch vụ pháp lý có sự quản lý của Nhà nước. Đổi mới tư duy về hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp…
Trong tổng số 257 luật, pháp lệnh đã ban hành trong 10 năm thực hiện NQ 48 có 74 VB (chiếm 28,8%) trong lĩnh vực pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị, về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; 83 VB (chiếm 32,3%) trong lĩnh vực pháp luật kinh tế, tài chính, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; 54 VB (chiếm 21%) trong lĩnh vực pháp luật về văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, y tế, văn hóa- thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội; 46 VB (chiếm 17,9%) thuộc lĩnh vực pháp luật về quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và hội nhập quốc tế.

Chính phủ ban hành 3.169 nghị định, Thủ tướng Chính  phủ ban hành 1.566 quyết định, các bộ, ngành ban hành 6.483 thông tư và thông tư liên tịch. HĐND và UBND các cấp cũng ban hành 204.711 nghị quyết; 151.496 quyết định và 24.662 Chỉ thị. Hội đồng thẩm phán TANDTC và Chánh án TANDTC ban hành 28 VB, phối hợp ban hành 45 thông tư liên tịch. VKSNDTC chủ trì và phối hợp soạn thảo trình QH, UBTVQH ban hành.

Đọc thêm

Quy định chặt chẽ tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 6/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ soạn thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản. Thứ trưởng Mai Lương Khôi chủ trì cuộc họp.

Bạc Liêu: Trao giải cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về nông thôn mới và chuẩn tiếp cận pháp luật”

Bạc Liêu: Trao giải cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về nông thôn mới và chuẩn tiếp cận pháp luật”
(PLVN) - Trong không khí cả nước nói chung, tỉnh Bạc Liêu nói riêng đang sôi nổi tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11. Ngày 6/11, Sở Tư pháp Bạc Liêu long trọng tổ chức lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về nông thôn mới và chuẩn tiếp cận pháp luật” năm 2024.

longformSoạn thảo “luật khung”, “luật chi tiết” trong bối cảnh Việt Nam hiện nay

TS. Nguyễn Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Nên ban hành “luật khung” hay “luật chi tiết” trong bối cảnh Việt Nam hiện nay? Tại Nghị quyết số 27-NQ/TW đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng tăng cường xây dựng các đạo luật có nội dung cụ thể, hiệu lực trực tiếp; khắc phục tình trạng luật thiếu tính ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn có những quan điểm khác nhau, các tranh luận về chủ đề này. 

longformBộ pháp điển sẽ giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh
(PLVN) - Ngày 5/11, Bộ Tư pháp đã công bố Bộ pháp điển Việt Nam sau 10 năm triển khai thực hiện. Trao đổi với Báo chí, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, với 45 chủ đề được sắp xếp khoa học, công phu, Bộ Pháp điển Việt Nam sẽ là công cụ tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật cực kỳ hữu ích cho người dân, doanh nghiệp.

Hội nghị quán triệt công tác Thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) -Sáng 05/11, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tổ chức Hội nghị quán triệt công tác thẩm định giá tài sản thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tăng cường chấn chỉnh, quản lý, theo dõi công tác thẩm định giá, bán đấu giá tài sản trên địa bàn Thành phố. Ông Nguyễn Văn Hòa - Cục trưởng Cục THADS TP.HCM chủ trì Hội nghị

longformTư duy lập pháp ở Việt Nam - thực tiễn và yêu cầu đổi mới

PGS. TS Đinh Dũng Sỹ: "Làm luật không nên quá xúc động. Làm luật cũng không nên quá nóng vội" ( Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Về đổi mới tư duy lập pháp, trong mấy năm gần đây chúng tôi đã có một số bài viết liên quan đến chủ đề này.Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin tiếp tục hệ thống và phát triển một bước những nhận thức và quan điểm của cá nhân về đổi mới tư duy lập pháp trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
(PLVN) - Ngày 5/11, Ban Chỉ đạo 35 Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp tham dự và phát biểu khai mạc lớp bồi dưỡng.

Quyết tâm đổi mới tư duy trong xây dựng luật

Quyết tâm đổi mới tư duy trong xây dựng luật
(PLVN) - Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quy luật phát triển tất yếu, là nguyện vọng và sự lựa chọn của Nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố then chốt để bảo đảm tính Đảng, tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng và vận hành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
(PLVN) -Thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 và Đề án về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 năm 2024, chiều ngày 04/11/2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26/4/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất tại Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Đồng chí Phùng Huy Thọ - Đấu giá viên, phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc điều hành cuộc bán đấu giá
(PLVN) - Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TNMT ngày 18/9/2024 của Phòng Tài nguyên và Môi Trường về việc phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện đấu giá QSD đất đối với 05 thửa đất thuộc dự án: Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên; Hợp đồng dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất số 24/2024/HĐ-DVĐGQSDĐ ngày 23/9/2024 ký giữa Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc với Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Vĩnh Yên. Vừa qua, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức bán đấu giá thành công 5/5 ô đất với tổng giá khởi điểm là 17.316.000.000 đồng.