Cơ chế “xin - cho” là “mảnh đất” cho tham nhũng phát sinh

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo
(PLO) - Sau 10 năm thi hành, mỗi lần sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng là một bước tiến trong công tác phòng ngừa, cụ thể là trong minh bạch, kê khai tài sản, thu nhập nhưng đến nay dường như mọi cố gắng đó chưa mang lại hiệu quả như mong đợi

Sáng nay (8/12), Ban Nội chính TƯ phối hợp Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức “Hội thảo tăng cường hiệu quả thi hành luật phòng, chống tham nhũng (PCTN) – kinh nghiệm một số nước và thực tiễn Việt Nam”.

Theo TS.Đinh văn Minh – Phó Viện trưởng Viện Khoa học thanh tra (Thanh tra Chính phủ), sau 10 năm thi hành, mỗi lần sửa đổi Luật PCTN là một bước tiến trong công tác phòng ngừa, cụ thể là trong minh bạch, kê khai tài sản, thu nhập. Tuy nhiên “đến nay dường như mọi cố gắng đó chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, tham nhũng vẫn là một thách thức lớn đối với quá trình  đổi mới và phát triển mà chúng ta phải nỗ lực để vượt qua”

Do đó, việc nhìn nhận, đánh giá lại những biện pháp, giải pháp đã và đang thực hiện là hết sức cần thiết để tiếp tục hoàn thiện bảo đảm tính hiệu quả của quá trình thực thi pháp luật về PCTN, nhất là vấn đề minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, một biện pháp quan trọng phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng.

Số lượng trên dưới 1 triệu bản kê khai tài sản đặt ra vấn đề về kiểm soát tính trung thực của việc kê khai nhưng ngay việc công khai bản kê khai tài sản cũng vẫn là vấn đề gai góc. Dù nghị quyết Đảng yêu cầu phải công khai tại nơi cư trú và nơi làm việc nhưng đến nay pháp luật mới chỉ quy định công khai tại nơi làm việc.
Bên cạnh đó, quy định về kê khai tài sản của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên cũng đang có "lỗ hổng" rất lớn để người có tài sản dễ dàng chuyển tài sản cho vợ hoặc chồng hoặc con đã thành niên, nhất là trong trường hợp những người này không thuộc diện phải kê khai tài sản. 
Như trong vụ "biệt phủ sinh thái nghìn tỷ của một quan chức cấp tỉnh" thì mọi giấy tờ liên quan đến khu biệt thực này đều mang tên con trai của vị quan chức, đang là công chức không thuộc diện kê khai tài sản cho thấy "lỗ hổng" này.
Ông Nguyễn Đình Quyền – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH cũng nhấn mạnh, kiểm soát tài sản ở nước ta đang dẫn đến sự bế tắc trong phát hiện, phòng ngừa tham nhũng. Theo ông Quyền, cơ chế kiểm soát tài sản, cơ chế kiểm soát mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước là quan trọng để PCTN nhưng hiện đều đang thiếu. 
Do vậy, để tăng cường sự giám sát về tính trung thực của bản kê khai thì TS. Đinh Văn Minh cho rằng “cần tiến tới mở rộng đối với quyền tiếp cận thông tin của công chúng đặt dưới sự kiểm soát nhằm bảo đảm thông tin được sử dụng đúng mục đích, góp phần phát hiện những nghi ngờ trong việc kê khai tài sản, thu nhập”.
Ngoài ra, cần có Luật kiểm soát tài sản của toàn xã hội vì "nếu chỉ kiểm soát được tài sản của công chức mà không kiểm soát được tài sản của những người khác thì kiểm soát vô phương"- ông Nguyễn Đình Quyền nhận định. Đồng thời, phải chống "tham nhũng chính sách" bằng cách loại bỏ cơ chế "xin - cho" bởi thực tế cho thấy, cơ chế này chính là "mảnh đất" cho tham nhũng phát sinh.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật Ban hành VBQPPL vào cuộc sống

Quang cảnh phiên làm việc thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19/2 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có Văn bản số 1240/UBTVQH15-PLTP về việc triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2025. Trong đó, yêu cầu các cơ quan khẩn trương tổ chức quán triệt, phổ biến các quy định mới của Luật, thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật vào cuộc sống

Tiếp tục tham mưu, hoàn thiện pháp luật theo định hướng tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 31/3, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì buổi làm việc vs các đơn vị về báo cáo lãnh đạo Chính phủ về hoàn thiện pháp luật do sắp xếp cơ quan địa phương 2 cấp và triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú cùng tham dự buổi làm việc.

Ông Trần Văn Triều - Người giữ cho đời một phần “công bằng”, tử tế

Ông Trần Văn Triều, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Lao động TP HCM, hiện là Chủ tịch Hội Luật Gia Quận 12 TP HCM, ông cho biết, sẽ tiếp thực hiện con đường “đồng hành” hỗ trợ pháp lý cho những người lao động yếu thế.
(PLVN) - Không dễ để thuyết phục ông Trần Văn Triều chia sẻ . Vị cán bộ vừa khép lại đúng 40 năm công tác, trong đó có hơn 17 năm gắn bó với công tác Công đoàn và người lao động (Liên đoàn Lao động TP HCM và Trung tâm Tư vấn pháp luật), chỉ cười nhẹ: “Tôi chỉ làm đúng phần việc của mình thôi, có gì đáng để viết đâu.” Chỉ đến khi nhắc về những người lao động từng được ông âm thầm hỗ trợ, ông mới chậm rãi nhận lời - k hông để kể thành tích, mà để nhìn lại những ký ức đậm dấu chân công lý mà ông đã bền bỉ đi qua.

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.