từ ngày 1/1/2016: Bảo đảm cấp số định danh cá nhân đúng hạn

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo
(PLO) - Khẳng định này được đưa ra tại hội thảo về tiêu chuẩn kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành thông qua số định danh cá nhân. Hội thảo do Văn phòng Ban Chỉ đạo Đề án 896 (Bộ Tư pháp) tổ chức ngày 4/12 tại Hà Nội.
Số định danh sẽ được gắn trên tất cả giấy tờ công dân
Theo Luật Hộ tịch, từ ngày 1/1/2016 khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mới sinh ra, một số thông tin nhân thân của trẻ em như họ tên, ngày sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, quê quán, họ tên cha, họ tên mẹ sẽ được đẩy sang hệ thống cấp số định danh cá nhân của Bộ Công an. 
Sau khi thực hiện kiểm tra đối soát dữ liệu, hệ thống cấp số định danh sẽ dựa trên các thông tin nhận được để mã hóa, sinh số định danh theo cấu trúc quy định và gửi về hệ thống thông tin hộ tịch điện tử của Bộ Tư pháp, từ đó cấp giấy khai sinh cho công dân đã bao gồm số định danh cá nhân. Số định danh này sẽ theo cá nhân đến suốt đời, không thay đổi. 
Thống kê cho biết, trong số 5.400 thủ tục hành chính hiện hành thì có tới 1.600 thủ tục yêu cầu khai thông tin cá nhân liên quan tới giấy tờ của công dân. Chỉ tính riêng cấp xã, phường đã có gần 400 loại tờ khai. Chi phí tương ứng cho việc sao chụp, chứng thực các loại giấy tờ để thực hiện các thủ tục hành chính này khoảng 4.780 tỷ đồng/năm. 
Bộ Tư pháp tính toán, nếu thực hiện đơn giản hóa về mặt hành chính, quản lý công dân theo công nghệ số sẽ tiết kiệm được 461 tỷ đồng/năm. Thay cho việc phải khai các thông tin cá nhân, việc cung cấp số định danh cá nhân cũng chính là giải pháp đơn giản hóa và Bộ Tư pháp kỳ vọng, số định danh cá nhân sẽ gắn trên tất cả các giấy tờ của người dân.
Để đạt được mục tiêu đề ra, đòi hỏi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an tổ chức thu thập, cập nhật và khai thác thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư xây dựng CSDL chuyên ngành đảm bảo khả năng kết nối với CSDL quốc gia về dân cư. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức thu thập, cập nhật và khai thác thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư.
Đã thống nhất được quy trình cấp số định danh
Hiện tại, Cục Công nghệ thông tin (Bộ Tư pháp) đã thống nhất với C72 Bộ Công an về quy trình các bước cấp số định danh cá nhân cho trẻ em đăng ký khai sinh trên phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch. Việc kết nối trao đổi thông tin giữa Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch và Hệ thống cấp số định danh cá nhân cũng như CSDL quốc gia về dân cư sau này của Bộ Công an được xây dựng và phát triển đảm bảo tuân thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên, có ý kiến băn khoăn trong trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch như thay đổi năm sinh, giới tính thì chưa có quy định rõ ràng về việc sẽ đổi số định danh cá nhân hay không và đề nghị làm rõ nội dung này để thống nhất phương án xử lý. Còn Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực Trần Thị Lệ Hoa nhấn mạnh, việc cấp số định danh cá nhân nói chung đang được xã hội rất mong chờ. 
Nhưng bà Hoa lo lắng, cơ sở hạ tầng thông tin chưa đồng bộ, còn lỗ mỗ như hiện nay, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa chưa phát triển hạ tầng thì sẽ giải quyết như thế nào để đảm bảo tất cả trẻ em sinh ra từ ngày 1/1/2016 đều được cấp số định danh cá nhân.
Chia sẻ với các lo lắng, băn khoăn trên, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Tư pháp) Nguyễn Chí Dũng khẳng định đã có phương án cho các tỉnh vùng sâu, vùng xa tuy rằng sẽ có độ trễ nhất định. Không những thế,  cán bộ tư pháp tại đây cần phải được tập huấn, đào tạo về nghiệp vụ, trong trường hợp xã chưa kịp trang bị hệ thống mạng thì cán bộ xã lên huyện bởi mạng đã phủ 100% huyện. 
“Về kỹ thuật, chúng tôi không thấy vướng và đảm bảo trẻ em sinh ra từ ngày 1/1/2016 khi khai sinh được cấp số định danh” – ông Dũng tự tin nói. 

Tin cùng chuyên mục

Thành phố Lào Cai hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2024

Thành phố Lào Cai hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2024

(PLVN) -  Ngày 7/11, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Lào Cai phối hợp với Toà án nhân dân thành phố, Thành đoàn, Trường THPTDT nội trú tỉnh Lào Cai tổ chức Chương trình hưởng ứng “Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11)”, tổ chức phiên tòa xét xử lưu động và tuyên truyền luật phòng, chống ma túy; luật phòng cháy chữa cháy.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tháo gỡ các “điểm nghẽn” pháp lý, khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu kết luận buổi làm việc.
(PLVN) -Tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Bộ, ngành Tư pháp phải tháo gỡ các “điểm nghẽn” pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại; thực hiện cơ chế “sửa một luật, điều chỉnh nhiều luật” để khắc phục ngay tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo của các luật.

Công tác tư pháp được triển khai toàn diện, với tinh thần đổi mới, đạt nhiều kết quả tích cực

Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp
(PLVN) -Báo cáo tại buổi làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp sáng 7/11, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, từ đầu nhiệm kỳ, Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp đã bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, có nhiều đổi mới và quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo Bộ, ngành Tư pháp để có đóng góp tích cực trong xây dựng và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng.

Quy định chặt chẽ tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 6/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ soạn thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản. Thứ trưởng Mai Lương Khôi chủ trì cuộc họp.

Bạc Liêu: Trao giải cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về nông thôn mới và chuẩn tiếp cận pháp luật”

Bạc Liêu: Trao giải cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về nông thôn mới và chuẩn tiếp cận pháp luật”
(PLVN) - Trong không khí cả nước nói chung, tỉnh Bạc Liêu nói riêng đang sôi nổi tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11. Ngày 6/11, Sở Tư pháp Bạc Liêu long trọng tổ chức lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về nông thôn mới và chuẩn tiếp cận pháp luật” năm 2024.

longformSoạn thảo “luật khung”, “luật chi tiết” trong bối cảnh Việt Nam hiện nay

TS. Nguyễn Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Nên ban hành “luật khung” hay “luật chi tiết” trong bối cảnh Việt Nam hiện nay? Tại Nghị quyết số 27-NQ/TW đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng tăng cường xây dựng các đạo luật có nội dung cụ thể, hiệu lực trực tiếp; khắc phục tình trạng luật thiếu tính ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn có những quan điểm khác nhau, các tranh luận về chủ đề này. 

longformBộ pháp điển sẽ giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh
(PLVN) - Ngày 5/11, Bộ Tư pháp đã công bố Bộ pháp điển Việt Nam sau 10 năm triển khai thực hiện. Trao đổi với Báo chí, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, với 45 chủ đề được sắp xếp khoa học, công phu, Bộ Pháp điển Việt Nam sẽ là công cụ tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật cực kỳ hữu ích cho người dân, doanh nghiệp.

Hội nghị quán triệt công tác Thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) -Sáng 05/11, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tổ chức Hội nghị quán triệt công tác thẩm định giá tài sản thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tăng cường chấn chỉnh, quản lý, theo dõi công tác thẩm định giá, bán đấu giá tài sản trên địa bàn Thành phố. Ông Nguyễn Văn Hòa - Cục trưởng Cục THADS TP.HCM chủ trì Hội nghị

longformTư duy lập pháp ở Việt Nam - thực tiễn và yêu cầu đổi mới

PGS. TS Đinh Dũng Sỹ: "Làm luật không nên quá xúc động. Làm luật cũng không nên quá nóng vội" ( Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Về đổi mới tư duy lập pháp, trong mấy năm gần đây chúng tôi đã có một số bài viết liên quan đến chủ đề này.Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin tiếp tục hệ thống và phát triển một bước những nhận thức và quan điểm của cá nhân về đổi mới tư duy lập pháp trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
(PLVN) - Ngày 5/11, Ban Chỉ đạo 35 Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp tham dự và phát biểu khai mạc lớp bồi dưỡng.

Quyết tâm đổi mới tư duy trong xây dựng luật

Quyết tâm đổi mới tư duy trong xây dựng luật
(PLVN) - Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quy luật phát triển tất yếu, là nguyện vọng và sự lựa chọn của Nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố then chốt để bảo đảm tính Đảng, tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng và vận hành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.