Hành trình giữ vững “hồn Việt” - nón lá làng Chuông

Hành trình giữ vững “hồn Việt” - nón lá làng Chuông
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gần 50% người làng Chuông bỏ nghề làm nón. Nhưng đâu đó, trong ngôi làng này, vẫn còn có những con người tẩn mẩn làm khung, thắt dây, đan nón… giữ làng nghề truyền thống.

Trời nhá nhem tối, trong con hẻm nhỏ, người phụ nữ tuổi đã xế chiều ấy vẫn ngồi nứt vành, cắt chỉ. Đó là cô Nguyễn Thị Hoa, nghệ nhân làm nón của làng Chuông.

Chiếc nón lá đã theo cô suốt cả cuộc đời. Từ độ 5 - 6 tuổi, khi tuổi thơ những đứa trẻ khác là những ngày rong chơi, thì cô Hoa đã phải học cách nứt nón, lồng nhôi. Rồi lớn thêm một chút, cô lại học thắt, học cách xếp lá, học khâu nón… Và những chiếc nón lá dần dần theo cô trên suốt quãng đường đời này.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hoa (57 tuổi) đang ngồi cắt chỉ làm nón

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hoa (57 tuổi) đang ngồi cắt chỉ làm nón

Cô Hoa chia sẻ: “Ngày xưa người người, nhà nhà đều làm nón cả. Khi cuộc sống còn vất vả, khó khổ như thế, cái nón làm ra là nguồn thu nhập chính cả hộ gia đình. Nói chung cả nhà cùng làm nón thì ít gì ngày cũng được bảy tám chục nghìn, có khi hơn một trăm nghìn. Mà nón xấu hay đẹp gì cũng bán cả, đủ nuôi sống nhà nhà.”

Thế rồi đời sống khấm khá, nhà máy này, công ty nọ mọc lên đầy rẫy. Người dân làng Chuông dần rời xa nghề làm nón mà ông cha bao đời để lại. Những người trẻ rời xa chốn quê đi thành thị mưu sinh kiếm sống. Còn những ai ở lại cũng chẳng còn làm nón lá như xưa mà buôn này, bán kia.

Chỉ còn lại đây những gạo cội của làng Chuông làm nón. Công ty thì chẳng ai nhận nữa, đường xá xe cộ cũng chả biết đi, các kim đâm nát cả tay, cái lưng đã kêu than nhức mỏi…

Nhưng làm sao bỏ nghề được!

“Có đi làm ruộng xong thì cũng về làm nón.” Bởi đó là cái nghề mà ông cha ta để lại, cần gìn giữ, lưu truyền. Làm sao mà thất truyền cho được! Các cụ 70 - 80 tuổi vẫn còn thắt nón đấy thôi! Người này truyền cho người khác, muôn đời”. - cô Hòa vừa làm, vừa nhẩn nhả nói.

Từ ngôi đình làng Chuông cổ kính, vài bước là đến chợ làng. Ở đó một người phụ nữ đã bước sang tuổi phụ lão, xung quanh là những chùm nón lá chồng cao, tay khâu nón, mắt không rời, miệng không dứt. Nghệ nhân Phạm Thị Thanh đã làm nón, bán buôn nón từ lâu đời trên đất này.

Việc làm nón bây giờ thuận tiện hơn. Nhưng người mua kẻ bán lại càng thưa thớt dần. Trời nắng nôi thì chả sao, chứ trời mưa gió, bão bùng, lá phơi không khô, nguyên liệu thì đắt, nón lá bán ra lại quá rẻ. Khổ cho người dân làm nón và buôn bán cũng khó trăm bề cho kẻ kinh doanh.

Nghệ nhân Phạm Thị Thanh (63 tuổi) bên chùm nón lá

Nghệ nhân Phạm Thị Thanh (63 tuổi) bên chùm nón lá

Cô Thanh chia sẻ: “Nghe bảo có chính sách hỗ trợ cho làng Chuông phát triển nghề nón mà chẳng thấy đâu. Từ khi về đây làm dâu, lúc mới tập tành buôn nón, có chỗ hợp tác thu mua, mà giờ thì không còn nữa. Giờ chỉ có mang ra chợ Đồng Xuân bán. Đắt dân nhờ, rẻ dân chịu. Có khi ế quá, rẻ quá thì dân chết đói!”

Song trong ánh mắt của người phụ nữ ấy, khi nhắc đến hai chữ “thất truyền” làng nghề thì vẫn rất kiên định: “Chỉ có ít đi chứ chả bao giờ mất được, không bao giờ bỏ được. Truyền hết đời này đến đời kia thôi. Không sướng nhưng cũng chả khổ, làm nón vì yêu cái nghề này. Không giàu nhưng chẳng nghèo đâu, vẫn bán nón để giữ nghề truyền thống."

Không chỉ có cô Hoa, cô Thanh mà cứ tầm ba bốn cái nhà lại có những người ngồi chuốt dây, khâu nón. Thấp thoáng xa xa, hai thế hệ, đứa cháu nhỏ và vợ chồng già đang ngồi cặm cụi làm mấy chiếc nón lá. Và không chỉ có các cụ già làm nón, những người trẻ tuổi như chị Phạm Thị Hằng cũng sẽ là một trong những thành phần góp phần vào hành trình giữ vững làng nghề này.

Nón lá làng Chuông trong công đoạn xếp lá, nứt vành, khâu nón

Nón lá làng Chuông trong công đoạn xếp lá, nứt vành, khâu nón

Trước khi vào đời làm công ty, xí nghiệp, chị Hằng đã gắn tuổi thơ và thời niên thiếu của mình quanh chiếc nón lá. Đến tận bây giờ, ngày nghỉ ở nhà chị cũng phụ bố mẹ thắt nón, làm khung. Và sau này khi về già “về nghỉ hưu, hết làm công ty nữa, chắc sẽ về làm nón”, chị Hằng chia sẻ.

Ngoài việc mang nón đến chợ Đồng Xuân, người làng chuông cũng hy vọng hết dịch Covid-19 khách du lịch lại sẽ về nhiều hơn, nón lá truyền đi khắp nơi. Nhất là trong các phiên chợ nón ngày mùng 4, 10, 14, 20, 24 và 30 âm lịch hàng tháng, nón lá cũng sẽ được quảng bá tới mọi miền.

Tin cùng chuyên mục

Đông đảo các đại biểu và người dân tham quan, thưởng thức các loại sản phẩm OCOP 4 sao, tiềm năng 5 sao tại Hội nghị.

6 sản phẩm bánh mứt kẹo truyền thống của Bánh mứt kẹo Bảo Minh đạt chuẩn OCOP 4 sao

(PLVN) -  Giữ vững niềm tự hào là thương hiệu bánh kẹo truyền thống hàng đầu Việt Nam, Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh vừa ghi dấu ấn  tượng tại Hội nghị công bố quyết định và trao bằng công nhận các danh hiệu làng nghề và chứng nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2024, khi có tới 6 sản phẩm tiêu biểu được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao, tiềm năng 5 sao.

Đọc thêm

Cô gái lan tỏa nông nghiệp sạch đến cộng đồng

Chị Nhi giới thiệu các sản phẩm sạch từ trang trại của mình tại gian hàng thanh niên khởi nghiệp.
(PLVN) -  Rời công việc ổn định ở phố thị, chị Võ Thị Nhung Nhi (30 tuổi, ngụ thôn 5, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) trở về quê hương xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn. Sau hơn 2 năm miệt mài, chị đã gặt hái thành công đáng nể với lợi nhuận lên tới 500 triệu đồng mỗi năm.

Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa

Hà Nội sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác phát triển các điểm bán sản phẩm OCOP.
(PLVN) - Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt được những thành công vượt kỳ vọng ban đầu. Dù vậy, Chương trình vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần những giải pháp mang tính đột phá để tiếp tục phát triển bền vững.

Hội nghị Giao thương Quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt

Toàn cảnh hội nghị
(PLVN) - Sáng 11/3, tại TP Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) tổ chức Hội nghị Giao thương Quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Bế mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Bế mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025
(PLVN) - Chiều 8/3, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ bế mạc Festival nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025 - “Hành trình trăm năm nghề muối – Đời người”.

Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng muối

Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng muối
(PLVN) - Ngày 8/3, tại Bạc Liêu, trong khuôn khổ Sự kiện Festival nghề muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất muối thích ứng biến đổi khí hậu”.

Mong muốn nâng tầm giá trị của hạt muối của Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà (thứ 4, từ phải sang), lãnh đạo TW và lãnh đạo tỉnh, thành phố Cần Thơ... thực hiện nghi thức đổ muối vào biểu tượng Muối khai mạc Festival.
(PLVN) - Tối 6/3, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ khai mạc “Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025” Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người”, với chủ đề “nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”. 

Giá muối tăng, diêm dân đặt nhiều kỳ vọng

Giá muối tăng, diêm dân đặt nhiều kỳ vọng
(PLVN) - Từ sau Tết Nguyên đán năm 2025 đến nay, nhờ nắng nóng kéo dài, không có mưa trái mùa đã giúp diêm dân Bạc Liêu đẩy nhanh việc thu hoạch muối vụ sản xuất với sự kỳ vọng về giá cả và năng suất.

Cây đàn kìm cách điệu bằng muối ‘độc nhất vô nhị’ ở Bạc Liêu

Cây đàn kìm cách điệu bằng muối ‘độc nhất vô nhị’ ở Bạc Liêu
(PLVN) - Cây đàn kìm cách điệu bằng muối cao hơn 4m, nặng khoảng 500kg sẽ được trưng bày tại Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 “Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người” với chủ đề: “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”, được tổ chức lần đầu tiên tại  TP Bạc Liêu và huyện Đông Hải (ngày 6-8/3).

Đẩy mạnh phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Bạc Liêu

Đẩy mạnh phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Bạc Liêu
(PLVN) - Nghề nuôi chim yến phát triển khá nhanh trong những năm qua tại Bạc Liêu, nhất là tại các khu vực nội thành phố, thị xã, thị trấn… Đây là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên tiếng ồn từ âm thanh dẫn dụ chim yến đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến ô nhiễm tiếng ồn và vệ sinh môi trường…

Nhiều sự kiện nổi bật tại Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu

Nhiều sự kiện nổi bật tại Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 10/2, UBND tỉnh Bạc Liêu chủ trì phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Họp báo về Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 “Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người” với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam” sẽ diễn ra tại thành phố Bạc Liêu và huyện Đông Hải từ ngày 6/3 - 8/3/2025.

Gìn giữ 'lộc trời' núi Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh hiện được trồng nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con đồng bào dân tộc thoát nghèo. (Ảnh trong bài: Trọng Triển)
(PLVN) - Dãy núi Ngọc Linh đi qua hai tỉnh Kon Tum, Quảng Nam với ngọn cao nhất 2.605m, là khu vực duy nhất cây sâm Ngọc Linh có thể phát triển. Gìn giữ phát huy nguồn lợi “lộc trời” này, người dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo.

Biến vùng đất nắng – gió – cát thành vùng nông nghiệp công nghệ cao

Biến vùng đất nắng – gió – cát thành vùng nông nghiệp công nghệ cao
(PLVN) - Từ một vùng đất được mệnh danh là "xứ sở của gió – nắng – cát" với khí hậu khắc nghiệt, thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, những người dân nơi đây đã nỗ lực vươn lên, không ngừng mày mò, tìm kiếm những lối đi riêng cho ngành nông nghiệp địa phương, để biến vùng đất khô hạn thành vườn cây trái tốt tươi, xanh ngọt.

Thực phẩm Minh Dương sẵn sàng nguồn cung, cam kết bình ổn giá dịp Tết

Gian hàng của Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương tham dự Vietnam Foodexpo 2024.
(PLVN) - Với phương châm đồng hành cùng người tiêu dùng, Thực phẩm Minh Dương đã chủ động chuẩn bị nguồn cung dồi dào, đa dạng các mặt hàng thiết yếu, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên Đán 2025. Không chỉ cam kết bình ổn giá, doanh nghiệp còn triển khai nhiều chương trình ưu đãi, hứa hẹn một mùa sắm Tết sôi động.

Cà Mau chuyển đổi cơ cấu, tăng năng suất tôm nuôi

Cà Mau chuyển đổi cơ cấu, tăng năng suất tôm nuôi
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2024, sản lượng tôm của tỉnh ước đạt 252.000 tấn, bằng 99,6% kế hoạch, tăng 4,5%. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.265 triệu USD, vượt 1,2% kế hoạch, tăng 5,2%.