Thầy cô cần hành xử đúng chuẩn mực

Một giáo viên đánh nhiều học sinh
Một giáo viên đánh nhiều học sinh
(PLVN) - Để xảy ra những câu chuyện đáng tiếc giữa phụ huynh và nhà trường, không chỉ bởi sự quá đáng, không trân trọng thầy, cô giáo của phụ huynh. Nhiều trường hợp, các thầy, cô giáo, với nhiều lý do đã hành xử lệch ra khỏi chuẩn mực “người thầy”.

Trong sự việc “chụp ảnh con đứng ở cổng trường” xảy ra tại Hải Phòng, phụ huynh đã nhận sai khi có hành vi dàn dựng nhằm trả đũa nhà trường. Nhưng cũng cần nhìn nhận lại gốc rễ sự việc. Trước đó, không đăng kí bán trú nhưng đến trường sớm, em học sinh nói trên đã bị cô giáo và sao đỏ đuổi ra ngoài vì sợ ảnh hưởng đến giấc ngủ của các em bán trú.

Không những thế, giáo viên còn bắt các em đi học sớm đứng lên bục giảng, chụp ảnh rồi đăng vào zalo của lớp, khiến phụ huynh học sinh xấu hổ, bức xúc và hành động bột phát. Rõ ràng, cả giáo viên và phụ huynh đều có những hành xử chưa thích hợp.

Ở vị thế của người dạy dỗ học sinh và cha mẹ học sinh, họ đã không có những cuộc trò chuyện thiện chí cùng nhau để đưa ra những quy định, thỏa thuận hợp lý hơn, thay vì liên tục làm tổn thương nhau.

Thời gian qua, không ít sự việc đình đám gây bức xúc trong xã hội đến từ hành xử “lệch chuẩn” của một bộ phận giáo viên. Đó là những thầy, cô giáo có thói quen hành hung, sỉ nhục học sinh, làm tổn thương học sinh của mình. Như một trường hợp ở Sóc Trăng, cả một lớp 12 cùng kí đơn xin đổi giáo viên dạy văn vì sợ hãi những trận đòn roi của thầy giáo.

Hay chuyện thầy giáo bắt học sinh liên tục tát vào mặt mình, dùng chân đạp học sinh trong lớp... Còn cả những thầy, cô giáo có nhận thức “lệch lạc”, kì thị giàu nghèo, thậm chí kì thị... mẹ đơn thân như trường hợp một cô giáo ở quận Hoàng Mai, Hà Nội đề nghị những phụ huynh không đủ điều kiện kinh tế, đơn thân không được tham gia Ban phụ huynh.

Đau lòng hơn, có những sự việc giáo viên lạm dụng chức trách của mình để gây ra những hành vi vô đạo đức, xâm hại chính học sinh của mình, như những sự việc đình đám đã được vạch trần thời gian qua trên cả nước.

Ngành Giáo dục cũng chứng kiến không ít sự việc tiêu cực, mà những người thầy đã bị tha hóa, biến chất bởi nhận thức sai lạc, bởi sự lóa mắt do vật chất, dục vọng... Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự mất niềm tin của xã hội, của phụ huynh và học sinh đối với một bộ phận thầy, cô giáo.

“Tôn sư trọng đạo” là một đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn xưa. Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, để có được sự “tôn sư trọng đạo” ấy, nhiều thầy, cô giáo đã hết sức nỗ lực, đạo đức và chuẩn mực, xứng đáng với danh hiệu “nhà giáo”.

Trong một xã hội hiện đại mà mọi thứ đều bị “phơi trần”, nhiều giá trị đổ vỡ thì hơn bao giờ hết, người thầy càng cần chuẩn mực, sống đúng với vị thế của mình, có như thế mới mong mối quan hệ phụ huynh - thầy, cô giáo, mối quan hệ thầy - trò còn được gìn giữ, trân trọng.

Tin cùng chuyên mục

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đọc thêm

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?