Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Có thể tham gia kì thi riêng từ lớp 10, 11

Theo các thầy cô giáo luyện thi, đợt thi đầu tiên của kì thi đánh giá tư duy Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội phục vụ mục đích tuyển sinh cho năm 2024 được bắt đầu từ tháng 12/2023. Thời điểm đó, các học sinh lớp 12 cũng chưa học hết học kì I. Tuy nhiên, do đặc điểm của bài thi không đánh giá kiến thức THPT của học sinh nên các thí sinh vẫn có thể tham gia thi từ rất sớm. Tương tự như vậy, kì thi phục vụ mục tiêu tuyển sinh 2025 hoàn toàn có thể diễn ra từ cuối 2024 hoặc ngay đầu năm 2025. Khi đó, các học sinh học lớp 11 hiện nay cũng đã đang ở học kì 1 của năm học lớp 12, năm học cuối của lứa học sinh THPT đầu tiên học Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Ngoài ra, các kì thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy được tổ chức nhiều lần tại nhiều địa phương. Do đó, thí sinh đều có thể được tham gia nhiều lần, tùy từng kì thi cũng như khả năng đăng kí thành công của thí sinh. Đây cũng là những cơ hội rất lớn giúp các thí sinh có thể sắp xếp ôn luyện và lựa chọn thời gian phù hợp, đồng thời được cọ xát, thử và có cơ hội để rút kinh nghiệm và lựa chọn kết quả tốt nhất sau các đợt thi.

Học sinh cần sớm định hướng ngành nghề

Theo đó, ngay từ lớp 10, 11, học sinh muốn thi sớm cần thông qua việc tham khảo ý kiến gia đình, chuyên gia, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn… Từ đó xác định năng lực bản thân, sự yêu thích và các điều kiện gia đình phù hợp cho nghề nghiệp tương lai. Việc xác định ngành, nghề sẽ cần hoàn thiện sớm để từ đó chọn ngôi trường ĐH phù hợp theo mức điểm - lực học, kì thi, phương thức tuyển sinh và khoảng cách địa lí, học phí… Học sinh xác định mục tiêu học tập để tham gia dự thi cũng như các biện pháp phù hợp với phương án tuyển sinh của trường mà mình lựa chọn. Ví dụ, học sinh chọn ngành học thuộc ĐH Bách khoa và thi ĐH Bách khoa Hà Nội thì ngoài kì thi tốt nghiệp THPT (bắt buộc) học sinh cần tham gia kì thi đánh giá tư duy và cần có biện pháp để có thể có mức điểm đỗ vào ngành mình lựa chọn.

Như vậy, theo các chuyên gia, học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. Kế hoạch và lộ trình học tập cũng cần được xác định rõ và phù hợp với thời gian dự thi và phân phối quỹ thời gian dành cho việc ôn tập của các kì thi. Ví dụ, học sinh dự thi kì thi đánh giá tư duy, kì thi có thể bắt đầu từ tháng 12 và năm đợt tiếp theo, mỗi đợt cách nhau khoảng một tháng. Học sinh cần có lộ trình học tập, không ôn thi dàn trải quá nhiều kì thi, xác định trọng tâm ôn luyện để có thể có điểm rơi phù hợp, lựa chọn các đợt thi phù hợp với kế hoạch cá nhân hoặc tránh trùng các kì thi bắt buộc khác (ở trường).

Ngoài ra, học sinh cần tham khảo các ý kiến chuyên gia, người có kinh nghiệm về việc đăng kí thi đối với các kì thi trên máy - các kì thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội và đánh giá tư duy ĐH Bách khoa - thì việc đăng kí thi cũng rất quan trọng. Do số lượng ca thi và máy thi đủ điều kiện tại các địa phương là có hạn, phụ huynh cần phối hợp với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm, nắm vững năng lực của học sinh, bàn bạc để có phương án phù hợp và thống nhất về định hướng ngành nghề và chọn trường ĐH phù hợp với năng lực của con. Thường xuyên cập nhật các thay đổi mới của đề án tuyển sinh của các trường ĐH phù hợp định hướng để có những lựa chọn phù hợp nhất với điều kiện gia đình và năng lực của con.

Ngoài ra, trong quá trình ôn luyện, ôn tập, phụ huynh cũng có thể cùng con lựa chọn những giải pháp ôn tập - ôn luyện phù hợp từ các nhà cung cấp và thầy cô có uy tín có nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình ôn luyện học sinh đạt kết quả cao trong tuyển sinh ĐH. Để đồng hành một cách sâu sát hơn cùng các phụ huynh và học sinh lớp 10 và lớp 11, những lứa học sinh THPT đầu tiên học chương trình giáo dục phổ thông mới (giáo dục phổ thông 2018) trong công tác hướng nghiệp, định hướng ôn tập - ôn luyện các kì thi khác nhau, các giáo viên có thực hiện các lịch tư vấn miễn phí cho học sinh, phụ huynh quan tâm…

Những điểm mới trong kì thi Tốt nghiệp THPT cũng như các kì thi riêng từ năm 2025 là: Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 sẽ thi 2 môn tự chọn, 2 môn bắt buộc. Môn Ngữ văn thi tự luận, các môn còn lại đều thi trắc nghiệm. Thay đổi về dạng thức trắc nghiệm, ngoài dạng câu hỏi nhiều lựa chọn còn có thêm dạng câu hỏi đúng sai và dạng trả lời ngắn. Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội có thêm môn Ngoại ngữ. Phần thi Khoa học, thí sinh sẽ được lựa chọn các môn. Kỳ thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP HCM ở phần thi Giải quyết vấn đề thí sinh sẽ được chọn 3/6 nhóm lĩnh vực. Kỳ thi đánh giá tư duy ĐH Bách khoa Hà Nội về cơ bản giữ cấu trúc như hiện tại.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...