Dư luận phẫn nộ là điều dễ hiểu!

(PLVN) - Đánh (tát, bạt tai, dùng thước vụt,...) trẻ em lớp 2 (8 tuổi) thì hành động này có thể coi là tàn nhẫn chứ không còn là cách xử phạt thông thường nữa, dư luận phẫn nộ là điều dễ hiểu. 

Cô giáo ở Hà Nội phạt học sinh bằng hình thức quỳ đã gây ra những phản ứng khác nhau trong cộng đồng và tranh luận dữ dội.

Người thì chê trách cô giáo, nhân danh bảo vệ nhân phẩm trẻ em mà phản đối hình phạt mang tính xúc phạm này. Ý kiến khác cho rằng hình phạt này không có gì quá đáng, có thể áp dụng để rèn cặp các em vào khuôn phép,...

Song, lại có nhiều ý kiến lên tiếng bảo vệ cô giáo sau khi cô giáo bị kỷ luật và phê phán, đòi lại sự công bằng cho cô. Như vậy, dư luận dù có quan điểm khác nhau về cách xử phạt nhưng thống nhất với nhau ở cách xử sự công bằng, dù xử phạt học sinh hay kỷ luật cô giáo. Công bằng luôn được coi là chuẩn mực trong sự đối xử và giải quyết các mối quan hệ xã hội.

Trái ngược hoàn toàn với trường hợp cô giáo phạt học sinh quỳ gây tranh cãi thì vụ cô giáo đánh học sinh lớp 2 phải nhập viện ở Hải Phòng khiến dư luận phẫn nộ và đòi hỏi phải xử lý nghiêm khắc cô giáo này mà không có một ý kiến nào “đòi công bằng” cho cô giáo cả.

Sự việc này nóng bỏng đến mức đích thân Chủ tịch UBND TP Hải Phòng phải đến tận trường cùng các ban, ngành liên quan tập trung giải quyết và có hình thức xử lý thích đáng đối với trường hợp này. Có thể coi đây là một vụ nghiêm trọng, bài học đắt giá trong việc dùng vũ lực “dạy dỗ” học sinh và dứt khoát, không để tái diễn bởi nó gây hệ lụy rất xấu không những cho ngành Giáo dục hiện tại mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành nhân cách học sinh sau này.

Bắt quỳ với học sinh lớp 9 (15 tuổi), cái tuổi đã chớm vào giai đoạn trưởng thành, đã ý thức được “cái tôi” của mình thì cách xử phạt này là một sự xúc phạm nhân phẩm. Không nên áp dụng hình thức này, nó mang tính sỉ nhục trước bạn bè và gây những phản ứng tiêu cực với các em. Nhưng, đánh (tát, bạt tai, dùng thước vụt,...) với trẻ em lớp 2 (8 tuổi) thì hành động này có thể coi là tàn nhẫn chứ không còn là cách xử phạt thông thường nữa, dư luận phẫn nộ là điều dễ hiểu.

Dù sao, phạt quỳ hay đánh đập, mắng chửi học sinh đều là những hành vi phản giáo dục trong môi trường giáo dục và dứt khoát không tạo ra cái “uy” cần thiết của người thầy. Trong nhà trường, có thưởng thì phải có phạt là đương nhiên, nhưng phạt không phải là làm nhục đến tâm hồn và thể xác các em mà hình thức phạt là để giúp các em nhận thức lỗi lầm của mình mà tiến bộ. Nhà trường khác với ngoài xã hội là ở chỗ đó! 

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?