Dưỡng thần

Dưỡng thần
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Không gian ấy bình lặng mà tươi thắm, hoa đua nhau nở. Hoa vẫy mời chim chóc về ríu rít. Hoa gọi nhành nắng xuân. Tất cả do bàn tay ông Đức làm ra. Khi ông đang chăm sóc chậu mai chiếu thủy thì tiêng ông Hiệp vọng vào. Cổng chỉ khép. Ông Hiệp khoái trí cười với sắc hoa đón chào.

- Vào đây thưởng trà thôi, tôi vừa pha được ít phút - ông Đức đon đả mời.

Ông Hiệp ngồi xuống, đôi mắt không thôi ngắm từng chậu hoa, được cắt tỉa, uốn nắn gọn gàng. Ông khoe chậu mai của mình đẹp rực rỡ vào dịp Tết, nhưng sẽ vẫn còn tươi thắm qua tháng Giêng.

- Hoa vườn nhà tôi cũng nhờ ông hướng dẫn cả, không thì... - ông Hiệp nâng chén trà lên, nói thay lời cảm ơn, cũng là để động viên mình.

- Có gì đâu - ông Đức xua tay - nhờ chia sẻ với ông mà hoa nhà tôi cũng đẹp hơn, tôi lại thêm kinh nghiệm để hiểu hoa, chăm hoa. Mà năm nay hội làng, ông vẫn hát chèo nhỉ? Gì chứ món chèo này thì tôi không thể hát được.

Ông Hiệp gật gù. Bên bàn trà, hương thơm quyện hòa với hương hoa xuân. Tiếng mấy con vành khuyên, họa mi líu lo trong lồng. Mấy chú chim sâu cũng lượn mãi trên tán cây tùng la hán dáng song long, vạm vỡ, uyển chuyển.

***

Ông Đức và ông Hiệp cùng nhập ngũ một ngày, ở cùng đơn vị pháo binh. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, hai ông về quê lập gia đình. Ông Đức là thương binh nhưng tinh thần luôn lạc quan, yêu đời và cưới được cô vợ xinh nhất nhì làng năm đó. Chỉ một năm sau, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, vợ chồng ông xung phong đi xây dựng kinh tế mới tại Sông Bé. Việc gì ông Đức cũng xắn tay làm với tất cả nhiệt tình, sốt sắng. Nào là khai hoang, sản xuất, rồi còn phối hợp với lực lượng ở địa phương đảm nhận truy quét phản động Fulro, bảo vệ an ninh địa phương. Mồ hôi nhỏ vào đất cằn, đất không phụ lòng người đã sinh sôi cây trái. Những đôi bàn tay cần cù cải tạo đất, làm đất dậy hương. Sắc xanh cứ thế mà lan rộng. Con người sinh sôi nảy nở, lại bám đất, bám quê hương mới. Nơi ấy trở thành quê hương thứ hai của những cặp vợ chồng trẻ xung phong như ông. Có của ăn của để, ông lại trồng hoa, chơi chim, làm nên mỗi mùa xuân ấm. Hoa với chim không chỉ là những chất xúc tác cho cuộc sống thi vị, mà còn cho ông sự lãng mạn. Chẳng là ông thường nhìn vào sự kỳ diệu của thiên nhiên để nhủ lòng mình sống tốt, nhắc nhở các con ăn ở phúc đức. Nhưng cuộc sống ở vùng kinh tế mới còn cơ man là khó khăn. Học sinh ngoài đến trường còn phải đỡ đần bố mẹ công việc ruộng rẫy, trồng cây trái. Ông Đức thấy nhiều học sinh khá thông minh nhưng bận bịu, học bữa đực bữa cái. Ông lại cất công vận động chúng đến trường đầy đủ. Các thầy cô trong vùng quý mến ông. Mấy đứa nhỏ trong xóm học lực yếu, nhờ ông phụ đạo đã học khá hơn, siêng năng đến lớp. Bố mẹ chúng cười như được mùa, thích ơi là thích.

Sáu năm trước, lòng thao thiết nhớ quê, ông bàn với ba con, đã trở thành những người thành đạt, rằng mình sẽ trở về quê cha đất tổ. Với ông, việc phụng sự đất nước, phụng sự đời sống là chuyện tốt đẹp. Nhưng ông cũng có tuổi, lại hay đổ bệnh, nên về dưỡng già ở quê nhà. Các con ủng hộ bố. Gì chứ, việc gì chúng con cũng làm được, làm thay cả phần bố ở mảnh đất này, chỉ cần bố mẹ an lành. Các con đã nói như thế, ông phấn khởi lắm. Vậy là ông bà trở về Bắc, cùng cặp vợ chồng con cả. Anh con cả yêu bố mẹ nên dứt khoát đòi về quê sống cùng. Sẵn phần đất của gia đình rộng rãi, anh xây hai ngôi nhà khang trang, cạnh nhau, một để bố mẹ dưỡng già, tiếp khách, đỡ phải vướng víu, một dành vợ chồng anh và các con. Ông Đức mừng lòng vì các con thu xếp ổn thỏa mọi chuyện, tính trước tính sau. Ông lại được thuận tiện gặp gỡ những đồng đội cũ năm xưa. Ông Đức thân với ông Hiệp vì tính tình cởi mở, hào phóng như nhau. Hai ông cũng kết nối những đồng đội ở xã bên để giao lưu, thăm hỏi nhau lúc ốm đau, đàm đạo văn chương, cỏ cây hoa lá.

Vốn yêu thiên nhiên, hoa và cây cảnh, ông Đức mang cả “nghề cũ” về Bắc. Thời gian rảnh, ông tầm cây, trồng hoa rồi tỉ mỉ uốn tỉa. Chẳng mấy chốc mà khuôn viên, ngôi vườn của ông bừng sắc xuân. Ông Hiệp, ông Toàn, ông Mãn sang chơi, cứ tấm tắc, rồi muốn học. Điều đó thì khó gì đâu. Nhưng cây và hoa cần con người ở chữ “nhẫn”. Để trồng được hoa đẹp, uốn tỉa được cây cảnh, ta phải hiểu tính nết, đặc trưng của từng loại, rồi bỏ công bỏ sức ra. Cây và hoa dưỡng thần rất tốt. Ở bên cây và hoa thơm có thể cải thiện sức khỏe. Sức xuân của cây và hoa lan tỏa sang tâm hồn người. Từng giọt xuân sẽ đọng lại, làm cuộc sống thi vị. Trong những người bạn cùng theo trồng hoa, ông Hiệp “năng khiếu” hơn cả. Ông cũng tận tâm, chịu nghe, vì thế vườn nhà ông dần đầy lên những vóc cây hội tụ đủ bốn yếu tố: cổ, kỳ, mĩ, văn. Ông Đức mừng lắm vì người đồng đội hợp với mình ở cái nết chơi cây.

***

Có những chuyện chen ngang vào tâm thức hai người yêu cỏ cây hoa lá. Chẳng là thằng Luyện, con ông Hiệp biết bố mình thân với ông Đức, lại thi thoảng qua nhà chơi nên gã biết ông Đức sở hữu những chậu mai chiếu thủy giá trị. Gã đã tìm cách khuân trộm hai chậu, đem bán được hơn hai mươi triệu đồng. Điều đó làm ông Đức mất ăn mất ngủ mấy ngày trời. Những người bạn, đồng đội đến chia sẻ cùng người cựu binh đang trĩu nặng cả lòng dạ. Có điều lạ là, khi về tay chủ khác, hai chậu mai chiếu thủy bỗng trở nên héo úa như bị rút hết sức sống. Lão ta đã mang đến tận nhà trả thằng Luyện và đòi lại tiền mua cây… rởm. Luyện ú ớ nhưng cũng phải nôn tiền ra. Mấy triệu gã trót tiêu, phải xin khất trả sau.

Thấy hai chậu cây lạ ở khuôn viên, ông Hiệp hỏi con. Luyện sợ hãi, chỉ dám nói là nhặt được ở ngoài đồng. Ông Hiệp nhận ra dáng quen của cặp cây mai chiếu thủy. Ông gọi điện cho ông Đức. Ông Đức nhận ra tài sản của mình. Thằng Luyện phải cúi đầu nhận lỗi. Khi mang chậu cây về, chỉ ba ngày sau khi được ông Đức chăm sóc, hai chậu mai chiếu thủy đã hồi sinh.

Vừa rồi, giới chơi lan đôn đáo về chuyện lan đột biến với những cái tên thật kêu: “Vương mỹ nhân”, “Bạch tuyết cánh trắng”, rồi “Hồng hoa hạc”, “Hồng minh châu”… Nhiều ông bố bà mẹ khản giọng, nhọc lòng khuyên can, nhưng bọn trẻ như con thiêu thân. Lãi được chút ít thì vống lên cả làng cả xóm biết, thua lỗ cả tỉ đồng thì im phăng phắc. Hôm rồi khách đến đánh cờ cũng rổn rảng nhắc đến lan đột biến. Thằng Luyện được tha thứ, cũng lân la hỏi chuyện ông Đức về cách chơi hoa. Gã bảo: “Bác chuyển dòng đi. Người ta chơi những loại đó mới nhanh giàu”. Ông Đức lắc đầu. Những năm qua ông chỉ chơi dòng lan khó chăm sóc nhưng thanh tao “Thanh vũ”, “Hoàng vũ”, “Hoàng cẩm tố”, rất lặng lẽ nhưng đầy truyền thống. Ông không sính trào lưu. Nhưng Luyện âm thầm cùng chúng bạn gom về. Thị trường đảo chiều. Nghe đâu Luyện lỗ mất đến cả tỉ đồng. Đó là tiền gã bán mảnh đất cuối làng. Luyện không chừa, lại mua về những con chim đắt tiền, thể hiện đẳng cấp. Trong đó có con chim khuyên màu vàng, thị trường gọi là hoàng khuyên, giá đắt cắt cổ. Sang nhà chơi, ông Đức khuyên: “Cháu chơi gì thì chơi, nhưng phải nhìn người đi trước, đừng chơi theo phong trào. Chơi là phải hiểu lẽ chơi, thú chơi. Chơi để nhận về những giá trị sống”.

***

Hội làng xốn xang. Nắng nhảy nhót trên tán lá. Tiếng trống hội giục giã. Ông Hiệp đã sửa giọng chèo để hát cùng bà con lối xóm, những thành viên tích cực của đội văn nghệ làng. Đám thanh niên có khu vực chơi riêng. Nào chọi gà, khoe giọng hót của chim, đập niêu đất, bịt bắt bắt gà… Ông Đức say đắm nghe người đồng đội hát giữa không gian sân đình. Những cây cau vươn lên trời như ngọn bút. Ông Hiệp xong tiết mục, trở xuống ngồi cạnh ông Đức, nghe một cặp đôi trẻ xóm Bãi lên hát bài “Duyên phận đôi ta”. Lúc ấy, thằng Luyện chạy ra hốt hoảng, nói với ông Hiệp con hoàng khuyên đã xổng lồng, giờ không biết ở đâu. Ông Hiệp lặng đi. Con chim đó là cả tài sản của thằng Luyện. Giờ phải làm sao? Ông Đức trấn tĩnh hai bố con: “Chắc nó chỉ quanh quẩn bên vườn nhà, chứ không đi xa đâu”.

Trưa hôm đó, ông Đức trở về vườn thì thấy con hoàng khuyên đẹp mã đang đậu trên lồng của mấy chú chim nhà ông. Tiến lại gần, ông nhận ra con chim quý của bố con ông Hiệp, vóc dáng tinh nhanh, lông vàng ruộm, cặp mắt ruby. Nó có vẻ vẫn mải mê với những “ca sĩ bầu trời” khác, bên mấy chiếc lồng tre mộc mạc. Mà sao nó sang được đây? Ông đưa tay đón lấy con hoàng khuyên, đưa vào lồng rồi gọi điện cho ông Hiệp. Bố con ông Hiệp ào sang.

Ông Đức nói với Luyện:

- Cháu đặt con chim ở cái lồng sang chảnh cầu kỳ quá. Con hoàng khuyên này thích giản dị. Đấy, chú đưa được nó vào lồng, chính là nó thích những con vành khuyên bé nhỏ, giản dị nhà chú.

Bố con ông Hiệp há hốc miệng. Đúng là, nuôi chim cũng phải bằng cái tâm, thấu hiểu tính cách, sắc lông và thậm chí đôi mắt của nó để đoán biết tình cảm, tâm trạng, không thì sao dưỡng nuôi được nó.

- Cháu xin ghi nhớ lời chú. Cháu xin cảm ơn ạ. Bọn cháu còn trẻ người… Đúng là chỉ biết chơi là chơi, chứ thiếu sự sâu xa.

Hai ông nhìn nhau. Tin rằng, Luyện đã học được một bài học. Luyện mang chú chim quý về, còn ông Hiệp ở lại thưởng trà, thưởng hoa cùng ông Đức. Chim chóc, hoa lá có thể dưỡng chí, dưỡng thần. Cũng là dưỡng nuôi cái chất xuân trong lòng mỗi người. Trong vạn vật, có lẽ, chỉ con người mới đủ tầm lắng nghe mọi âm thanh từ thiên nhiên dội lại. Ngoài đình, tiếng chèo vẫn ngân vang, tươi mới. Năm nay thật nhiều bạn trẻ tham gia, lại hát hay, giọng khỏe. Đúng là hậu sinh khả úy!

Tin cùng chuyên mục

Một tác phẩm hội họa trong triển lãm “Đường lên Điện Biên” (ảnh Bảo Châu).

70 tác phẩm hội họa “Đường lên Điện Biên”

(PLVN) - Triển lãm “Đường lên Điện Biên” giới thiệu 70 tác phẩm hội họa, đồ hoạ, điêu khắc, ký hoạ, áp phích, sáng tác trong giai đoạn 1949 -2009 của 34 tác giả, được lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Đọc thêm

Gặp lại người thầy

Gặp lại người thầy
(PLVN) - Chợ sớm tấp nập, cảnh bán hàng rổn rảng. Tiếng mời mọc, mặc cả, cười đùa làm cái tinh sương trở nên ấm áp. Mấy bác bán rau vừa hạ xong xe hàng, ngồi hút thuốc lào sòng sọc.

Về một cuộc chia ly diễm lệ

Trong những giây phút ngắn ngủi, Marina đã vươn người lên và nắm chặt lấy tay của Ulay. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Hành trình 2500km để chia ly giữa Vạn lý trường thành, và cuộc hội ngộ đầy nước mắt sau 22 năm, câu chuyện tình của 2 người nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đã khiến hàng triệu trái tim rung cảm.

Nhớ về Litang

Nhớ về Litang
(PLVN) - Nhân dịp em Huyền gửi cho chiếc video tôi quay chọc em trong chuyến đi năm ngoái, ngồi nhớ về Litang.

Người dưng

Người dưng
(PLVN) - Chúng tôi sinh đôi nhưng dường như giữa hai đứa có sự khác biệt rất lớn về tính cách. Nếu tôi là một người có phần nóng tính và kiệm lời thì em tôi lại là người thân thiện và lương thiện.

Tạm biệt tháng 3...

Tạm biệt tháng 3...

Giờ thì tao thoải mái khóc rồi, mày cũng hết đau đớn rồi. Tạm biệt nhé tháng 3... Tạm biệt một người bạn thân, tạm biệt Hà Sơn Bình - một nhà báo với nụ cười hiền tỏa nắng...

Dưới bóng xanh có đôi mắt đẹp

Điệu múa uyển chuyển trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mường. (Ảnh: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)
(PLVN) - Ngẩn ngơ dưới cây tếch đầu bản, Lương như người bị bắt mất hồn. Chân anh chạm vào những vụn li ti trắng như sữa của hoa tếch. Hương đào núi đã phảng phất trong gió. Hoa đào không biết lòng Lương đang bồn chồn đợi chờ. Anh giật mình khi nghe tiếng bà Tơi gọi.

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."
(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Hạnh phúc là đi trên mặt đất

Thế hệ ngày nay luôn miệt mài tìm câu trả lời cho câu hỏi về hạnh phúc. (Nguồn ảnh: Youtube)
(PLVN) - Hạnh phúc là gì? Hàng triệu con người trên trái đất này, ngày đêm vẫn luôn đặt ra cho mình, cho nhau câu hỏi ấy. Nhưng làm gì có một khái niệm cụ thể, bất biến, chính xác cho hạnh phúc bây giờ? Mỗi một người mưu cầu khác nhau và giá trị của hạnh phúc đối với họ cũng khác nhau. Ở mỗi một thời đại, tiêu chuẩn sống thay đổi, giá trị hạnh phúc cũng đổi thay theo.

Điều anh không nói

Điều anh không nói
(PLVN) - Cô đốt một điếu thuốc rồi rít một hơi thật sâu, tiếng rít làm cho màn đêm yên tĩnh bỗng như bị xé toạc bởi thanh âm nặng nề của khói thuốc.

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.

“Mẹ yêu con”

”Trên lưng mẹ” - bức ảnh của tác giả Lê Bích chụp năm 2005. (Nguồn ảnh: BTC)
(PLVN) - Tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận, được nhiều nghệ sĩ thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức. Trong đó, nhiếp ảnh cũng là một ngôn ngữ đặc biệt.

Điều đẹp đẽ chỉ ngắn ngủi vậy thôi

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Ngày Tết chúng ta nói chuyện vui, đoàn viên, hội ngộ, nhưng ngày Tết cũng có những khoảng lặng ngầm ngùi, sâu lặng, để thao thức về ngày đã qua và tương lai. Nghe radio những ngày này thấy toàn mở nhạc xuân vui tươi, hoan ca… đơn giản vì người Việt hay nói: Vui như Tết! Nhưng thực sự ngày Tết có phải là ngày vui vẻ hay là ngày tiễn đưa của thời gian và lòng người nặng trĩu suy tư?