Một đứa trẻ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác nóng bỏng tay khi bế trên tay hình hài bé nhỏ ấy, cứ tựa như một cảm giác vô cùng hạnh phúc nhưng cũng chớm đầy những âu lo.

Lo về một tương lai mới với những kí ức có phần hơi vụn vỡ, lo vì lần đầu làm mẹ sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ và cũng lo vì mình có con khi còn trẻ, sợ không thể hi sinh như những gì mẹ đã từng dành cho tôi. Mẹ tôi hay bảo: “Ai cũng lần đầu làm mẹ mà, không biết thì phải tập. Mà đôi khi tự lúc đó con sẽ tự có những yêu thương, tự phát sinh những hành động thành hình nhờ tình mẫu tử”.

Ngày đó tôi vẫn chưa hiểu ý mẹ lắm, nhưng lâu dần giữa tôi và con bắt đầu có một sợi dây vô hình gắn kết lại. Sợi dây đó nhìn thưa mỏng và long lanh nhưng lại vô cùng bền chặt. Vì hoàn cảnh gia đình, tôi sinh trưởng trong một gia đình không hạnh phúc nên đôi khi tôi thường bị ám ảnh bởi những lối sống tiêu cực. Thậm chí, hôn nhân của tôi cũng tan vỡ khi đứa trẻ vừa chập chững bước đi nên khi nhìn thấy nó tôi vừa thương mà vừa có cảm giác khó tả đau nhói bờ tim khi đứa trẻ càng ngày càng giống bố. Chiếc nhẫn trên tay đã tháo ra tự lúc nào nhưng chứng nhân của tình yêu vẫn đang ngày càng lớn lên và trưởng thành bên cạnh tôi. Đôi khi, dẫu chỉ đôi khi thôi tôi ghét bỏ nó thì dường như nó vẫn biết, những lúc ấy không hiểu sao nó thường tỏ ra ngoan ngoãn và hi sinh hơn. Nhiều lúc, những câu nói ngây thơ của nó như những tiếng trống đánh dội vào lồng ngực tôi từng trảng thật to khiến cho tôi tự cảnh tỉnh mình.

Tôi sinh nó vào ngày trung thu và cứ đến ngày đó mỗi năm tôi lại lấy trung thu làm sinh nhật nó dù thường là người ta lấy ngày dương. Vì với tôi, nó là tất cả những điều đẹp đẽ nhất còn để lại cho tôi, là một ánh trăng tinh khiết nhất mà người ta thường ngưỡng vọng khi nhìn vào. Vì thế, tôi đặt tên cho nó là Nguyệt. Tôi kì vọng vào nó rất nhiều và dường như nó biết, khi nó càng ngày càng trưởng thành theo những tháng năm, nó già sạn dần hơn với cuộc đời. Chúng tôi ở trong một căn nhà trọ và vì suốt ngày phải đi làm nên hầu như khi thì gửi nó nhà trẻ, lớn hơn chốc thì cho nó đi học và đến cuối giờ khi tôi tan ca chiều mới đón nó về nhà. Vì điều kiện kinh tế nên hầu như trung thu mỗi năm, bánh trung thu mà công ty phát cũng là bánh sinh nhật tôi tặng nó nhưng lúc nào nó cũng háo hức. Khi nó lớn lên chút, tôi hỏi nó:

- Con có buồn không khi không được ăn bánh kem như các bạn?

- Sao con lại buồn, vì mấy ai được ăn bánh trung thu vào ngày sinh nhật.

Có thể nói nó luôn hướng tôi đến một lối sống tích cực hơn. Ở cùng một vấn đề, đôi khi người bi quan sẽ chỉ nhìn ra tiêu cực, nhưng nếu họ có cái nhìn thoáng hơn có lẽ cuộc sống sẽ dễ thở hơn rất nhiều.

Trung thu của những năm nó lên bảy, nó là một đứa trẻ rất thích vẽ. Hộp màu tô khi ấy là những cây bút chỉ còn gãy nửa nên tôi muốn mua một hộp màu mới để tặng nó nhân sinh nhật. Chiều đó tan ca sớm, tôi dẫn nó đi siêu thị. Trong khi nó cũng đang vô cùng háo hức với đủ thứ đồ chơi đủ sắc màu và có cả những tập vẽ và những hộp màu nước, tôi nhẹ nhàng:

- Mẹ sẽ tặng con một hộp màu vẽ mới làm quà sinh nhật.

Thì đột nhiên nó khựng lại, nó dẫn tôi đi nhanh ra khỏi cửa hàng đồ chơi, dẫn tôi đi sâu hơn vào siêu thị và dừng lại trước một cửa hàng quần áo phụ nữ.

- Con muốn quà sinh nhật năm nay của mình là quần áo cho mẹ, đồ mẹ cũ cả rồi.

Đột nhiên tôi thấy rơi lệ trước lời của một đứa trẻ, rồi nó cứ như một bà cụ non vào săm soi từng cái váy cái áo và đưa tay lên chống cằm:

- Mẹ xem, mẹ ốm quá đó, mẹ cần phải ăn nhiều lên để mặc vừa đồ đẹp.

Trung thu năm nó tốt nghiệp cấp hai, khi chúng tôi bắt đầu chuẩn bị chọn trường mới để học và cũng là lúc tôi dẫn nó đi giải tỏa sau những kì thi căng thẳng. Khi nhìn một mô hình đồ chơi nhà cửa, có nhà có vườn, tôi cười với nó:

- Con phải ráng học thật tốt để sau này nuôi dưỡng ước mơ xây được nhà to, có cuộc sống no đủ.

Nó nghiêm túc nhìn tôi:

- Còn với con, ước mơ lớn nhất của con là mẹ có thật nhiều sức khỏe.

Tự bấy, tôi chợt trở thấy ước mơ của mình sao thật nhỏ bé, tầm thường.

Qua thời gian, nó lớn dần, những lời nói trẻ thơ thay bằng sự chín chắn trước tuổi của người trưởng thành. Đôi khi nhớ lại, tôi vẫn kể cho nó nghe về những lời nói ngây thơ của nó trong quá khứ, đã là động lực cho tôi suốt những năm tháng dài như thế nào. Những khi ấy, cô bé của tôi chỉ cười xòa: “Sao con nói chuyện nghe già vậy?” rồi cười thật tươi. Sự yêu thương và an ủi tôi suốt những tháng năm ngày ấy, đều là từ nó mà ra, ánh trăng lớn đã soi sáng đời tôi, chào đời vào một mùa trăng rất tròn năm ấy…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

Đọc thêm

Sự khác biệt không xóa nhòa

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Cái cách cô nhắm nghiền đôi mắt lại để lắng nghe những lời áp đặt của gã khiến mọi người xung quanh những tưởng cô phải là người làm nên những lỗi lầm gì quá đáng lắm mới khiến người đàn ông đối diện giận dữ đến mức vậy.

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

(PLVN) - Nhất Hoa Nhất Khí, nơi nghệ thuật cắm hoa không chỉ là sự sắp đặt những cành hoa mà còn là câu chuyện về sự sống, về triết lý nhân sinh, sự hài hòa của thiên nhiên, con người. Khi có sự thấu cảm, tác phẩm sẽ khiến người xem thấy được khí chất đẹp đẽ nhất của hoa.

Người chồng 'mù'

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Bạn đã từng ở trong hoàn cảnh, hoặc biết ai đó, âm thầm lên kế hoạch chia tay chồng của mình? Hay một người chồng bỗng một ngày nhận được đơn ly hôn từ vợ và hoàn toàn bất ngờ về điều đó? Bạn có từng chất chứa bao nhiêu là nỗi niềm, bạn cần vô cùng một người để chia sẻ, mà lại chẳng thể nói gì với người đang đắp chăn nằm bên cạnh?

Hoa thơm đầy ngõ

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sáng sớm, ông Phê chào cả nhà, nói đi một lát, về sẽ có quà cho Bi. Đã quá trưa, không thấy ông nội về, thằng Bi phụng phịu với mẹ: “Ông đi đâu mà lâu thế không biết”. Người bố quát con “Mặc ông, ăn nhanh lên mẹ mày còn dọn”.

Nhớ mùa hoa gạo

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Mỗi khi quay lại thăm trường cũ tôi lại bồi hồi đứng trước gốc gạo đỏ chói giữa trưa hè. Bao giờ cũng vậy, dù đi xa cách mấy tôi luôn cố gắng quay về vào ngày hoa gạo nở đỏ rực cả một khoảng sân trường chỉ để đắm chìm trong cái sắc đỏ ấy mà hồi tưởng, mà nhớ thương.

Dòng gió bụi

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) -  Đang ngồi tiếp chuyện hai vị khách thì Tỏ đi qua, hất hàm hỏi ông Quà: “Lão thấy ví tôi không? Đưa đây?”.

Viết cho tình yêu

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - “Em mãi là hai mươi tuổi/Ta mãi là mùa xanh xưa”... Có lẽ, đó là ước nguyện của chúng ta được nhà thơ Quang Dũng nói hộ bằng hai câu thơ ấy.

Bức tranh

Bức tranh
(PLVN) - Quả là một rừng mây tuyệt mỹ! Ngân thốt lên vui sướng khi vừa đặt đồ nghề xuống. Ngân đã từng nghe nhiều đến nơi này, nhưng mọi lời miêu tả không bằng một vài giây đắm mình trong cảnh sắc tuyệt diệu này. Cô hít hà thật sâu rồi rộn ràng vẽ, như thể đang sợ vẻ đẹp trước mắt sẽ tan biến. Ngân yêu tranh màu nước và những bức vẽ của cô bao giờ cũng đầy hào hứng, rực rỡ, dù tâm trạng cô đang bấn loạn, thậm chí khi tinh thần khủng hoảng.

Đợi chờ ngày hoa nở

Ảnh minh họa. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Chẳng biết tự bao giờ, nhân loại lấy sự tồn tại và phát triển của thực vật, mà cụ thể là những bông hoa, chiếc lá để làm “cột mốc xanh” cho những niềm hy vọng, cho những sự hứa hẹn về tương lai.

Người dưng đất lạ

Người dưng đất lạ
(PLVN) - Xứ nào có người thương đều là quê hương, xứ sở, Phú nhớ mang máng từng nghe một câu tương tự như thế trong một bộ phim nào đó đã xem. Nên chi mỗi lần có ai thắc mắc can cớ chi bỏ xứ ra đây, anh thường nói rành rẽ, tại có người tui thương. Thiên hạ thắc mắc tiếp, anh này lạ lùng, “thuyền theo lái, gái theo chồng” mắc mớ chi anh không đem người anh thương vô xứ trong ở với mẹ già. Phú lại cười hiền, biết trả lời mấy cũng dễ chi vừa lòng thiên hạ. Thôi, cười cho xong chuyện.

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"
(PLVN) - Triển lãm ảnh với chủ đề "Văn Bàn nghĩa tình" được tổ chức tại xã Tân An, huyện Văn Bàn -  nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử và tình đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'
(PLVN) - Ngày 12/2/2025 (tức 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình sẽ diễn ra “Ngày Thơ Việt Nam năm 2025” với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Ngày Thơ năm nay có nhiều điều đặc biệt như lần đầu tiên không tổ chức ở Hà Nội và có sự tham gia trình diễn thơ của nhà thơ cựu chiến binh Mỹ Bruce Weigl. Ông sẽ đọc tác phẩm “Gửi một người mẹ Việt Nam” tại Ngày Thơ như một cách để kết nối văn hóa và hàn gắn quá khứ bằng ngôn ngữ của thi ca.

Xuân

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sớm nào cũng vậy, đã thành lệ, ông Biên dậy sớm, pha một ấm trà thơm. Sau hồi độc trà, ông lặng lẽ ôm khung tranh, chổi, cọ và những vật dụng cần thiết ra bờ hồ vẽ tranh. Lúc này, người dân thành phố cũng đã đi tập thể dục, phố xá khởi động một ngày mới đầy tấp nập.

'Ngược dòng cuộc đời'

Bộ phim Upstream đang thu hút nhiều sự chú ý. (Ảnh: Mtime)
(PLVN) - Những ngày đầu năm, phim “Upstream - Ngược dòng cuộc đời” gây “sốt” rần rần trên mạng xã hội. Chí Lũy mất việc ở tuổi 45, oái oăm thay lại đến từ danh sách cắt giảm và hệ thống hóa tối ưu nhân sự do đội lập trình của anh thiết kế trước đó.

Khai mạc triển lãm “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của Anh hùng lao động Trần Lam

Ông Lê Trung Hồ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trao Bằng khen của UBND tỉnh tặng Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Lam.
(PLVN) - Ngày 5/2, Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang phối hợp Sở Văn hóa và thể thao tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm và ra mắt sách “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của nghệ sĩ nhiếp ảnh, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Trần Lam - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.