Độc đáo Lễ Cấp sắc - nghi lễ định danh một thanh niên người Dao trưởng thành

Một Lễ Cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang.
Một Lễ Cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lễ cấp sắc là nghi lễ quan trọng, công nhận sự trưởng thành đối với người đàn ông ở tất cả các ngành Dao. Theo quan niệm của người Dao, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì vẫn chỉ như trẻ nhỏ.

Cấp sắc để trưởng thành

Lễ cấp sắc - Một nghi lễ dân gian đã được lưu truyền từ ngàn đời nay trong cộng đồng người Dao đỏ, thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Theo tín ngưỡng, nam giới người Dao đỏ nếu chưa được cấp sắc thì dù sống tới già vẫn bị coi là chưa trưởng thành, sẽ không được tham gia vào các công việc hệ trọng. Người đã được cấp sắc dù là trẻ con vẫn được tham gia vào các nghi lễ quan trọng của gia đình hay cộng đồng. Họ quan niệm, chỉ có người đã thụ lễ mới có đủ tâm, đức để phân biệt phải trái, mới được công nhận là con cháu của Bàn Vương - tổ tiên của người Dao.

Theo tiếng địa phương, cấp sắc được gọi là “quá tang” hay “quá tăng”. Từ “Quá”  có nghĩa là từng trải hoặc qua thử thách; “tang” là đèn hoặc vật dụng dùng để soi sáng. Bởi vậy, “quá tang” nghĩa là trải qua lễ soi đèn, xuất phát từ việc thắp đèn soi sáng người thụ lễ khi làm lễ cấp sắc. Ngoài ra còn có các tên gọi khác như: say cháy, chay thầy xấy, phùn voòng…

Lễ cấp sắc của người Dao đỏ.
Lễ cấp sắc của người Dao đỏ. 

Lễ cấp sắc thường tổ chức cho con trai từ 10 tuổi trở lên và thực hiện vào thời gian nông nhàn. Để chuẩn bị lễ cấp sắc, gia đình phải nuôi lợn, tích lương thực, thực phẩm, vàng mã và các thứ khác để làm lễ và cỗ mời bà con, họ hàng.

Các ngành Dao thực hiện các nghi lễ cấp sắc như: lễ nhận thầy, lập ban thờ mới, mời thần linh nhà thầy cúng đi làm lễ, mời thần linh, tổ tiên nhà người được cấp sắc về làm lễ, lễ cấp đèn, lễ đặt tên, lễ dạy làm thầy…Tuy nhiên, mỗi ngành lại có những khác biệt riêng.

Với người Dao Tiền, trước ngày thụ lễ, con thầy (người được cấp sắc) phải ở với bố, không tiếp xúc với mẹ trong 3 ngày. Mỗi ngày, người được cấp sắc chỉ ăn một bát cơm và rau, không được ăn thịt. Sau khi làm lễ xong mới được ăn thịt và tiếp xúc với mọi người.

Thầy được phép làm lễ cấp sắc gồm, 02 thầy cúng chính, 01 thầy cúng phụ, 03 người đọc thơ, 03 nam và 03 nữ thanh niên hát, họ hàng nội, ngoại người được cấp sắc, người giúp việc cho buổi lễ và người dân trong bản. Gia đình tự chọn thầy cúng, mặc định thầy cả là người bên họ nhà ngoại, thầy hai là người bên họ nhà nội và thầy giúp việc.

Trước làm lễ 7 ngày, người được cấp sắc cùng bố tới nhà thầy cả và thầy hai làm lễ để nhận hai thầy. Khi đi mang theo một gói muối (gói vào lá dong) đến nhà thầy đặt gói muối lên bàn thờ, xin phép được nhận thầy. Khi đi làm lễ, thầy cúng thắp hương xin phép tổ tiên nhà mình, cầu phù hộ và xin đưa thần linh đến nhà người thụ lễ để làm lễ cấp sắc. 

Các bước tiến hành nghi lễ 

Khi đi làm lễ hai thầy cúng mang theo tranh Tam Thanh, tranh múa, trang phục thầy cúng, bộ âm dương, gậy ma và có 3 người hát nữ đi cùng. Đến nơi, thầy lập bàn thờ mới trong nhà của người được cấp sắc, đặt cạnh bàn thờ tổ tiên. Trên bàn đặt 02 mâm lễ của thầy cả và thầy hai. Phía trên ban thờ thần linh treo tranh Tam Thanh và tranh múa của 2 thầy. Hai thầy làm lễ tại bàn thờ tổ tiên của gia chủ, thông báo việc đến làm lễ, xin âm dương cho phép tiến hành lễ cấp sắc. Người giúp việc dùng chổi quét từ trong nhà ra ngoài sân để đuổi cái xấu ra ngoài.

Thầy cả và thầy hai mặc trang phục thầy cúng để làm lễ. Người được cấp sắc đứng đối diện với thầy hai, bố của người cấp sắc thì đứng đối diện với thầy cả. Hai thầy làm lễ đuổi đi những cái xấu, mời rượu thần linh, chia tiền vàng để cảm tạ thần linh. Tiếp theo, mọi người cùng múa xoè để mừng lễ cấp sắc.

Một nghi lễ cấp sắc của người Dao quần chẹt ở Phú Thọ.
Một nghi lễ cấp sắc của người Dao quần chẹt ở Phú Thọ. 

Bắt đầu lễ cấp đèn cho người được cấp sắc, thầy cả đứng trước ban thờ khấn xin thầy của mình và thần linh, mời rượu thần linh, gieo quẻ xin âm dương, chia tiền cho thần linh. Thầy làm lễ xua những điều xấu ra khỏi người được cấp sắc bằng cách cầm thanh kiếm đi vòng quanh, dùng kiếm hất mẩu giấy trên mũ ra rồi gieo quẻ âm dương, rồi cầm mẩu giấy, tay đặt lên đầu gối, chân co lên nhảy lò cò ra cửa, vứt mẩu giấy đó đi (vứt đi cái xấu xa). Trong lúc thầy cả xua đuổi điều xấu, thầy hai làm lễ đón điều tốt, điều thiện về cho người được cấp sắc.

Đối với người Dao tiền ở Sơn La, lễ cấp sắc thường làm 03 đèn, chỉ trưởng họ mới được tổ chức lễ cấp sắc 12 đèn. Thầy cả đứng trước ban thờ xin với tổ tiên và thần linh xin được lấy tên cho người được cấp sắc (tên do gia đình dự kiến trước). Thầy cúng xin âm dương tìm sự đồng ý của tổ tiên và thần linh cho tên mà gia đình chọn.

Đặt tên xong, thầy tiếp tục làm lễ cấp phép cho người được cấp sắc để họ sử dụng các đồ nghề của thầy cúng như: khăn buộc, tranh múa, tranh Tam Thanh, trống, chiêng, tù và, chuông, que múa… Mỗi lần cấp phép, thầy cúng sẽ cầm 1 đồ nghề, đọc xong bài cúng, rồi trao đồ nghề đó cho người được cấp sắc.

Tiếp đến, thầy cả sẽ làm lễ cấp phép cho người được cấp sắc từ nay có thể đi làm thầy. Thầy cả chia 2/3 gạo và tiền về phía mình, 1/3 về người được cấp sắc. Sau đó, hai thầy trò mỗi người cầm một đầu tấm vải xé làm đôi, mỗi người một nửa. Thầy cả kiểm tra số mặt sấp ngửa của tiền rơi xuống, nếu ngửa nhiều là tốt.

Lấy tấm vải đó gói số gạo được chia lại và treo lên tường, để 7 ngày sau, người được cấp sắc và thầy cả phải mang phần gạo của mình nấu cơm và một mình phải ăn hết số cơm đó cùng với rau và gừng (để cho tình thầy trò khăng khít như bố con và từ giờ về sau người được cấp sắc sẽ gọi thầy của mình là bố). Sau đó, thầy cả thực hiện nghi lễ truyền nghề, để học trò sau này có thể xem bói, hành nghề cúng.

Sau những nghi lễ trên, thầy hai và người được cấp sắc sang giai đoạn học múa. Họ mặc trang phục thầy cúng, đội mũ thầy cúng, một tay cầm que múa, một tay cầm chuông, đứng trước ban thờ, thầy hai đọc bài cúng xin thần linh về chứng giám. Hai thầy trò cùng nhảy múa theo nhịp nhạc trống, chiêng, bài múa được lặp đi, lặp lại nhiều lần. Trong nghi lễ học múa, họ sẽ múa tống thần đất và thần rừng. Ở công đoạn này người phụ giúp cho thầy cả (thầy ba) làm lễ tiễn các thần ra về trước, rồi tiếp tục cúng, múa tiễn các vị thần linh khác.

Để người được cấp sắc luôn có tài lộc, thầy cả và thầy ba làm lễ, sau mỗi bài cúng thầy lấy bánh đưa cho người giúp việc và đặt xuống, múc rượu đổ vào 2 bát (lặp lại 3 lần). Cúng xong người giúp việc lấy tiền vàng trên ban thờ xuống để làm lễ chia tiền vàng cho thần linh và mang hóa. Thầy cả cầm một bát rượu trên bàn đưa cho bố và ông nội của người được cấp sắc mang đặt lên ban thờ, mời tổ tiên uống rượu. Cúng xong các thầy cúng và người giúp việc lấy bánh nếp chia cho mọi người cùng hưởng lộc…

(Còn tiếp)

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.